Làm sao để rau trái Việt Nam “trúng mùa, không rớt giá”?
TCCSĐT - Theo báo cáo hàng năm của Hiệp hội rau quả Việt Nam, dù gặp nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu rau quả Việt Nam vẫn liên tục tăng qua các năm, mức tăng bình quân về kim ngạch là 20%/năm. Năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 439 triệu USD; 3 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu tăng xấp xỉ 30% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, mức tăng đó chưa xứng với tiềm năng mà ngành rau quả Việt Nam đang có. Rau quả Việt Nam vẫn đang loanh quanh với tình trạng “trúng mùa, rớt giá”.
Hướng tới sự phát triển của ngành rau quả, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách, chương trình như: Chương trình “xuất khẩu ra quả trong 10 năm 2001-2010; Chính sách về trang trại để xây dựng các khu chuyên trồng trái cây tại các khu vực mới; Chính sách phát triển các hợp tác xã trái cây chuyên nghiệp; Quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Hỗ trợ thành lập liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước. Đến nay các chương trình này đã thúc đẩy rất tích cực cho sự phát triển của ngành rau quả. Các viện nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã có đóng góp rất lớn cho những kết quả đạt được của ngành rau quả Việt Nam. Cụ thể như: tăng chất lượng giống, sự đa dạng các phương thức sản xuất, kiểm soát sâu bệnh và công nghệ sau thu hoạch với các hoạt động đào tạo và chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó cũng nhận thấy những thách thức mà ngành sản xuất rau quả của chúng ta dù rất tiềm năng nhưng cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức không nhỏ.
1. Nguy cơ “thua trên sân nhà”
Theo báo cáo hàng năm của Hiệp hội rau quả Việt Nam, dù gặp nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu rau quả Việt Nam vẫn liên tục tăng qua các năm, mức tăng bình quân về kim ngạch là 20%/năm. Năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 439 triệu USD; 3 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu tăng xấp xỉ 30% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, mức tăng đó chưa xứng với tiềm năng mà ngành rau quả Việt Nam đang có.
Với hơn 1,5 triệu ha đất canh tác rau quả, trung bình mỗi năm cung cấp hơn 6 triệu tấn trái cây nhiệt đới, 10 triêu tấn rau đa dạng về chủng loại, liên tục về mùa vụ. Việt Nam là một trong những nước có sản lượng rau quả lớn ở khu vực châu Á và thế giới. Lợi thế, năng lực là vậy, nhưng rau quả Việt Nam vẫn loanh quanh với tình trạng “trúng mùa, rớt giá”, rồi đến “được giá, mất mùa”, “số lượng và chất lượng không đáp ứng yêu cầu xuất khẩu”…
Không những vậy, ngay tại “sân nhà" - thị trường nội địa, rau quả Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt từ rau quả nhập khẩu, và đang gần với nguy cơ “ thua trên sân nhà”.
2. Đâu là nguyên nhân?
Qua nhiều cuộc hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các ngành, các cấp, các nhà khoa học, doanh nghiệp, đặc biệt là bà con nông dân trồng rau quả rất quan tâm tìm nguyên nhân của tình trạng bất cập trong sản xuất, xuất khẩu rau quả của nước ta.
Một là thiếu sự chuyên môn hóa trong các doanh nghiệp chế biến rau quả, và có sự phân tán, nhỏ lẻ trong trồng cây trái.
Kết quả điều tra, nghiên cứu của Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh (VNCI) do cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đối với ngành rau quả cho thấy, chuỗi giá trị tổng thể của ngành trái cây Việt Nam rất phức tạp. Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, có cả những doanh nghiệp tập trung sản xuất từ hai loại trái cây hoặc sản phẩm trở lên, và cũng có nhiều doanh nghiệp có chức năng sản xuất trái cây và những dòng sản phẩm khác không thuộc trái cây như các loại nấm. Bên cạnh một số nhà vườn chuyên sản xuất một mặt hàng như thanh long hoặc bưởi…vẫn có một số trang trại lớn hơn ở các tỉnh miền Nam sản xuất nhiều loại sản phẩm, trái cây đa dạng.
Một thực trạng nữa là, bản đồ ngành trái cây Việt Nam phân bố rộng rãi, bị phân chia nhỏ lẻ. Các vùng chuyên canh chưa được quy hoạch theo lợi thế, việc sản xuất diễn ra quá manh mún, nhỏ lẻ dẫn đến giá thành quá cao; nhiều vùng, nhiều địa phương cùng trồng một loại cây, dẫn đến chất lượng không ổn định, làm giảm niềm tin của khách hàng. Hầu hết sản lượng trái cây được sản xuất từ các trang trại nhỏ có diện tích trung bình từ 1-2 ha ở miền Bắc và khoảng 1,2 ha ở miền Nam. Trên cả nước, rất hiếm các nông trại có diện tích trên 30ha.
Trái cây tươi đến tay người tiêu dùng và công nghiệp chế biến được thực hiện theo các kênh chủ yếu: (1) Được chủ trang trại, nhà vườn bán trực tiếp ngay tại cửa trang trại, ven đường và một phần cho các vùng lân cận; (2) Được bán cho thương lái, người buôn bán và các nhà xuất khẩu. Hoạt động này chủ yếu diễn ra ngay tại cổng trang trại vào thời điểm thu hoạch. Việc chế biến trái cây dành cho thị trường trong nước và xuất khẩu nguyên liệu cho chế biến được mua lại từ các trang trại, thương lái, người thu mua. Trên thực tế, do yêu cầu về giá, số lượng hoặc chất lượng mà một số loại trái cây phải được nhập khẩu vào Việt Nam để chế biến.
Hai là, kết cấu hạ tầng còn yếu kém làm cho chi phí vận chuyển rau quả tăng cao và nhiều rủi ro. Nhu cầu về giống cây trồng chưa được đáp ứng, việc lựa chọn cây trồng cũng diễn ra tự phát. Người nông dân thấy cây trồng nào đang được giá ngay lập tức chuyển sang trồng cây đó dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, hàng hóa dư thừa, không tiêu thụ được.
Ba là, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực còn có tình trạng cạnh tranh theo kiểu tranh mua, tranh bán, làm giá nguyên liệu đầu vào biến động, không ổn định, sự không tuân thủ hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và nông dân, dẫn đến doanh nghiệp và người nông dân đều rơi vào tình trạng khó khăn.
Trên thực tế đã có trường hợp, một doanh nghiệp chuyên chế biến rau quả đông lạnh và đóng hộp xuất khẩu, để khắc phục những hạn chế trong việc thu mua sản phẩm... đã liên kết và ký hợp đồng đầu tư bán chịu giống cho nông dân trồng và mua lại sản phẩm với giá cố định. Việc liên kết này giúp đảm bảo chất lượng, kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn của khách hàng, giảm chi phí và thuận tiện trong vấn đề vận chuyển, giảm thiểu đáng kể hao hụt về số lượng, chủ động khi thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng. Tuy nhiên, khi nông dân thấy có nhiều doanh nghiệp đến thu mua nguyên liệu chào mức giá cao hơn thì nông dân phá hợp đồng, chuyển sang bán hàng cho doanh nghiệp đó.
3. Đề xuất giải pháp
Thứ nhất, cần quy hoạch cụ thể vùng chuyên canh. Trên cơ sở đó, hình thành các liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp; giữa doanh nghiệp với nông dân, và các liên kết này cần được tuân thủ, đồng thời có các hình thức xử phạt nghiêm khắc khi hợp đồng bị một bên vi phạm, gây tổn hại cho bên kia.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả ảnh hưởng của các chương trình, chính sách của Nhà nước đối với sự phát triển của ngành rau quả cũng như các hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng của các viện nghiên cứu, các trường đại học.... Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc hỗ trợ nguồn vốn, tín dụng cho ngành rau quả, chẳng hạn giảm thuế giá trị gia tăng đối với chế biến rau quả từ thuế suất 10% xuống còn 5%.
Thứ ba, có sự phối hợp giữa doanh nghiệp chế biến với các hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam, các hãng vận tải để có giá cước tốt hơn khi vận chuyển rau quả Việt Nam đi các thị trường trọng điểm như EU, Hoa Kỳ qua đó tăng về số lượng xuất khẩu. Hiện tại giá cước vận chuyển Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực, nhất là rau quả tươi xuất bằng đường hàng không.
Nếu không cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả trên thực tế cơ chế liên kết “bốn nhà”, trong đó có mối liên kết nhà nông - nhà doanh nghiệp, giữa các nhà doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực với nhau và giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các công đoạn khác nhau, để tạo nên sức mạnh tổng hợp thì chúng ta sẽ không đủ sức ra biển lớn - hội nhập vào nền kinh tế thế giới với những luật lệ, quy định và sự cạnh tranh quốc tế khốc liệt./.
Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương chuẩn bị Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2010-2015  (28/07/2010)
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII và Tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” lần thứ IV  (28/07/2010)
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII và Tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” lần thứ IV  (28/07/2010)
Doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về độ lạc quan  (28/07/2010)
Việt Nam là điểm đến tốt nhất cho các nhà đầu tư  (28/07/2010)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên