Một số vấn đề lý luận - thực tiễn cốt yếu về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
TCCSĐT - Đó là chủ đề Hội thảo khoa học do Nhóm Kinh tế (Nhóm 1) thuộc Ban Chỉ đạo tổng kết 30 năm đổi mới phối hợp với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 08-3-2014.
Đây là Hội thảo nhằm đánh giá những mặt được, chưa được, kiến nghị, giải pháp để khắc phục vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta theo tinh thần Kết luận số 66-KL/TW ngày 12-6-2013 của Bộ Chính trị về tổng kết một số vấn đề về lý luận - thực tiễn qua 30 năm đối mới (1986 - 2016).
Tham dự và chủ trì Hội thảo gồm có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cùng hơn 70 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu trên cả nước quan tâm đến lĩnh vực này.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cho biết: Hội thảo đã nhận được trên 30 bài tham luận của các đồng chí là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu trên cả nước. Đây là hội thảo quan trọng, được chuẩn bị chu đáo nhằm tổng kết, đánh giá sát thực tiễn 30 năm đổi mới đất nước, trong đó chú trọng đánh giá 10 năm gần đây đối với thế và lực mới trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thể hiện qua nhiều vấn đề (được, chưa được, những hạn chế, vướng mắc và cơ hội - thách thức,…) để nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan; đồng thời, đưa ra những ý tưởng, tư duy mới và định hướng giải pháp cho chiến lược phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong những năm tiếp theo.
Báo cáo đề dẫn Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Phát triển kinh tế có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự thành bại của một quốc gia. Thực tiễn lịch sử đã cho thấy, không một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển nền kinh tế nhanh, hiệu quả, hiện đại … lại không áp dụng kinh tế thị trường, bởi nó là quy luật của sự phát triển. Ở nước ta, tư tưởng về phát triển nền kinh tế thị trường trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội được nghiên cứu và thử nghiệm từ những thập niên cuối thế kỷ XX, đánh dấu sự đổi mới tại Đại hội lần thứ VI của Đảng, đến Đại hội VII, VIII, vai trò khách quan của nền kinh tế thị trường từng bước thể hiện rõ hơn. Đến Đại hội IX trên cơ sở nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước, Đảng ta đã khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối nhất quán, là chiến lược, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Tiếp theo, Đại hội X và XI của Đảng đã tiếp tục từng bước làm rõ hơn những vấn đề cốt lõi về quan hệ kinh tế thị trường và định hướng các quan hệ giữa Nhà nước với thị trường, giữa phát triển kinh tế với độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế.
Trong Báo cáo chính trị Đại hội XI khẳng định, nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vừa vận động theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đây là kết quả trong nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết thực tiễn và là bước phát triển mới về tư duy lý luận của Đảng ta trên lĩnh vực kinh tế. Kiên trì thực hiện mô hình này, sau gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật nhất là vấn đề kinh tế cùng với đổi mới về chính trị đã tạo nên một không khí dân chủ mới trong xã hội, một động lực mới cho Việt Nam vươn lên và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, là một mô hình mới được nghiên cứu, thử nghiệm nên trong quá trình thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vẫn gặp không ít trở ngại, khó khăn, vướng mắc, thậm chí có những khuyết điểm cần sớm tìm giải pháp thiết thực tháo gỡ. Trong đó, đáng chú ý là tư tưởng nhận thức, cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện; về xây dựng thể chế chế độ tư hữu, quản lý, phân phối chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới; năng lực hiệu quả cạnh tranh chưa cao,… vẫn tồn tại nhiều bất cập và rủi ro lớn.
Để góp phần giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng đạt nhiều thành tựu to lớn hơn. Xuất phát từ ý nghĩa hết sức quan trọng của Hội thảo này đồng chí Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, các đại biểu phải tập trung phát huy trí tuệ để đánh giá một cách thẳng thắn, khách quan, khoa học gắn với thực tiễn trên các nội dung:
Một là, mô hình tổng quát kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cần phải làm sâu sắc và mới ở luận điểm nào, dựa trên cơ sở, luận cứ nào?
Hai là, thế giới hiện nay có nhiều mô hình kinh tế thị trường với nhiều đặc điểm và tính chất đa dạng khác nhau, vậy Việt Nam sẽ học hỏi được gì từ những mô hình này trong tương lai phát triển của đất nước?
Ba là, cần làm rõ những vấn đề sau đây đối với sự hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là: 1- Thị trường có vị trí, động lực như thế nào trong quá trình phát triển đất nước. 2- Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào (nhất là vấn đề cơ chế, chính sách khi được ban hành và thực hiện) để mô hình này chính là động lực cho sự phát triển bền vững.
Bốn là, thẳng thắn đề xuất những kiến giải có tầm chiến lực để khắc phục, giải quyết các mặt chưa được, tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời gian qua./.
“Bình đẳng cho phụ nữ là sự tiến bộ cho mọi người”  (08/03/2014)
Lễ trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2013  (08/03/2014)
Đối thoại ASEAN - Ấn Độ tập trung cụ thể hóa Tuyên bố Tầm nhìn  (07/03/2014)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp họp phiên thứ 26  (07/03/2014)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam