Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lý luận
Sáng 20-9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị khoa học tổng kết thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VII) về công tác lý luận.
Giáo sư, tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện chủ trì hội nghị.
Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác lý luận hơn 20 năm qua, Học viện đã tổ chức nghiên cứu, triển khai nhiều chương trình khoa học cấp Nhà nước, đề tài khoa học cấp bộ, góp phần làm rõ giá trị của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; nghiên cứu về thời đại, về chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa xã hội hiện thực.
Học viện tổ chức nhiều hội thảo, đề tài khoa học nghiên cứu về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ, những quan điểm đổi mới hệ thống chính trị; về văn hóa, đạo đức, con người; về giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đấu tranh tư tưởng, lý luận.
Học viện cũng đã quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác và nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác trong công tác lý luận. Các hoạt động này đã góp phần tích cực vào việc hình thành và ngày càng hoàn thiện đường lối đổi mới của Đảng, chiến lược, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
Từ nay đến năm 2020, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lý luận - khâu trung tâm của toàn bộ quá trình tiếp tục đổi mới mạnh mẽ toàn diện các mặt công tác để xứng đáng là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu về khoa học chính trị.
Công tác lý luận của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ hướng vào một số nội dung cơ bản là tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ các giá trị, hạn chế lịch sử và việc vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin phù hợp với Việt Nam hiện nay; đấu tranh với những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị, bảo vệ và phát triển đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Học viện ưu tiên cho công tác lý luận có tính liên ngành, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cọi trọng nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo chức danh và phục vụ sự phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Các nguồn lực sẽ được tập trung tối ưu để triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chức danh, đề án tổng kết 30 năm, 35 năm đổi mới đất nước, tổng kết chiến lược khoa học 10 năm 2005-2015 và xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược khoa học 10 năm 2015-2020 của Học viện. Tăng cường liên kết tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học với các bộ, ngành, địa phương trong cả nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học.
Tại hội nghị, đại diện các học viện, viện chuyên ngành trực thuộc tập trung đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với công tác lý luận của Đảng nói chung và đối với công tác lý luận của hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nói riêng, trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lý luận đến năm 2020 tại Học viện./.
Tăng trưởng thương mại toàn cầu vẫn chậm chạp  (20/09/2013)
Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển du lịch đô thị  (20/09/2013)
Hồi ức những khoảnh khắc với Chủ tịch Phi-đen Ca-xtơ-rô  (20/09/2013)
Về chế định chính quyền địa phương  (20/09/2013)
Làm khó nhau  (20/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển