Hội thảo “70 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”
TCCSĐT - Sáng 18-9-2013, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội thảo “70 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”. Đến dự có đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Đinh Thế Huynh khẳng định Đề cương về văn hóa Việt Nam (năm 1943) do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng soạn thảo là văn kiện có giá trị vô cùng to lớn và ý nghĩa lịch sử sâu sắc, được coi là Tuyên ngôn của Đảng về một nền văn hóa dân tộc, khoa học và đại chúng mà chúng ta xây dựng. Đồng chí cho biết, trong bối cảnh xã hội Việt Nam lúc đó, “văn hóa nửa phong kiến, nửa tư sản và hoàn toàn có tính cách thuộc địa” đang thống trị, sự ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam là một ngọn đuốc soi đường và định hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động của văn hóa cho toàn Đảng, toàn dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc, tiến lên xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới. Đề cương về văn hóa đã cổ vũ, lôi cuốn đông đảo những người yêu nước, những người hoạt động văn hóa yêu nước và Hội Văn hóa cứu quốc, thành viên của Mặt trận Việt Minh.
Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị Hội thảo tập trung tham luận, làm sâu sắc hơn một số nội dung về Đề cương về văn hóa Việt Nam |
Đồng chí đề nghị Hội thảo tập trung tham luận, làm sâu sắc hơn những nội dung sau:
Một là, sự cần thiết, như một tất yếu, việc ra đời của Đề cương về văn hóa ở thời điểm 70 năm trước. Tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng ta về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng dân tộc.
Hai là, những quan niệm, nguyên tắc, giá trị to lớn, trường tồn của Đề cương về văn hóa (năm 1943). Đó là nguyên tắc Đảng lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo văn hóa; các nguyên tắc, tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng của văn hóa Việt Nam. Việc vận dụng, tiếp thu và bổ sung, hoàn thiện những quan điểm, chủ trương của Đảng ta về văn hóa trong Đề cương văn hóa (năm 1943) trong 70 năm qua, thể hiện trong các văn kiện của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Ba là, từ việc nhìn lại, đánh giá sâu sắc hơn tầm vóc, vai trò vô cùng to lớn của bản Đề cương về văn hóa (năm 1943), tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa, chúng ta rút ra những bài học quan trọng nào; đề xuất bổ sung, hoàn thiện các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để phát triển nền văn hóa đất nước trong thời gian tới; để văn hóa thật sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước, là nền tảng tinh thần xã hội, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Theo Nhà thơ Hữu Thỉnh, Đề cương về văn hóa Việt Nam (năm 1943) của Đảng đã đáp ứng đúng tâm tư, chí nguyện của giới trí thức văn nghệ sĩ lúc bấy giờ, trong một mệnh lệnh chung nhất: “Vận mệnh của văn hóa gắn liền với vận mệnh của dân tộc. Muốn cứu văn hóa dân tộc trước tiên phải tham gia giải phóng dân tộc”. Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn nhất, một tổ chức văn hóa cách mạng đầu tiên của Đảng đã ra đời, thu hút đông đảo những tên tuổi sáng tác lúc bấy giờ. Ở Hải Phòng thì Văn Cao, Nguyên Hồng, Đỗ Nhuận, Lưu Văn Lợi, Hoàng Quý, Nguyễn Công Mỹ. Ở Hà Nội thì Đặng Thai Mai, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Học Phi, Nguyễn Đình Thi,... Dưới ánh sáng của Đề cương văn hóa, Nguyễn Huy Tưởng viết Vũ Như Tô, một tác phẩm quan trọng nhất của đời ông, và cũng là một trong những kịch bản sân khấu xuất sắc nhất của chính kịch hiện đại. Nam Cao viết Sống mòn, Nguyên Hồng viết một số tập truyện ngắn Cuộc sống, Miếng bánh,..
Nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng nói về sức sống của Đề cương về văn hóa là nói về sức sống của một tư tưởng, một đường lối văn hóa |
Nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng nói về sức sống của Đề cương về văn hóa (năm 1943) là nói về sức sống của một tư tưởng, một đường lối văn hóa với tinh thần kế thừa và phát triển. Các nhà nghiên cứu sẽ tìm thấy sức sống của nó như những tiền đề lý luận cho việc xây dựng đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng về sau này.
Bàn về vấn đề dân tộc hóa tiếng nói và chữ viết trong Đề cương về văn hóa, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng trong phần cuối của Đề cương, khi đề cập đến một loạt các vấn đề phải cần kíp thực hiện ngay nhằm mục đích xây dựng nền văn hóa mới (văn hóa tân dân chủ), Đề cương đã chú ý đề cập vấn đề “tranh đấu về tiếng nói và chữ viết” trên 3 phương diện chính: thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói; ổn định mẹo văn ta; cải cách chữ quốc ngữ. Do đó, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc trau dồi và phát triển tiếng Việt, phát huy khả năng của tiếng Việt, làm giàu tiếng Việt để nó trở thành công cụ hữu ích trong đời sống xã hội và trong phát triển văn hóa dân tộc. Tiếng Việt được học trong ngành giáo dục ở các cấp học (phổ thông, đại học, sau đại học); nền văn học và báo chí mà phương tiện ngôn ngữ biểu đạt cơ bản của nó là tiếng Việt văn hóa - tức là tiếng Việt kết tinh trên cơ sở ngôn ngữ tiếng Việt toàn dân, trở thành công cụ giao tiếp thẩm mỹ và thành tựu văn hóa chuẩn mực.
Sau Đề cương về văn hóa (năm 1943), tư tưởng về đấu tranh làm giàu thêm cho tiếng nói của dân tộc vẫn tiếp tục được đề cao và phát huy. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Sửa đổi lối làm việc, đồng chí Trường Chinh trong Mười tám điều tự răn trong khi viết văn, đồng chí Phạm Văn Đồng trong buổi họp mặt về vấn đề “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (tháng 02-1946), đều rất quan tâm nhắc nhở và thực hành gương mẫu về việc sử dụng tiếng Việt trong nói và viết.
PGS, TS. Nguyễn Ngọc Thiện kiến nghị cần có quốc sách kịp thời để ngăn chặn khuynh hướng sùng bái tiếng nước ngoài, bệnh lai căng, mất gốc, viết tắt đến mức không ai hiểu được, lạm dụng tiếng nước ngoài trong giao tiếp và thương mại, viết và nói lệch chuẩn chính tả, ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm,… bởi những điều này đang đánh mất dần niềm tự tôn dân tộc trong sử dụng tiếng dân tộc, trong ý thức bảo vệ và phát huy cái đẹp, làm giàu khả năng diễn đạt của tiếng Việt trong đời sống xã hội, trong giao lưu và hội nhập quốc tế.
Đồng chí Hữu Thọ cho rằng vấn đề “tư tưởng và đạo đức, lối sống” mà Nghị quyết Trung ương 5 đã thể hiện là “then chốt của lĩnh vực văn hóa” |
Là tác giả cuối cùng tham luận tại Hội thảo, Nhà báo “lão thành” Hữu Thọ cho rằng vấn đề “tư tưởng và đạo đức, lối sống” mà Nghị quyết Trung ương 5 đã thể hiện là “then chốt của lĩnh vực văn hóa”. Cùng với sự nghiệp đổi mới thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và giao lưu hội nhập quốc tế, về lĩnh vực này đã có những chuyển biến quan trọng mà ai cũng thấy rõ: dân trí ngày càng cao, con người ngày càng được tiếp xúc với các nguồn thông tin đa dạng, nhiều chiều, tính tích cực, chủ động được phát huy, do đó năng động hơn. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn một số hạn chế thể hiện rõ sự xuống cấp toàn diện cần được đánh giá, phân tích: Đánh giá sự xuống cấp trong các tổ chức đảng và Nhà nước tức là văn hóa chính trị, văn hóa của bộ máy cầm quyền là vấn đề quan trọng nhất; Đánh giá sự xuống cấp của văn hóa xã hội có 2 vấn đề đáng quan tâm là văn hóa ứng xử và “làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống và hoạt động xã hội…” theo Nghị quyết Trung ương 5 yêu cầu.
Bảy mươi năm đã qua, Đề cương về văn hóa Việt Nam là một mốc son và điểm sáng trong đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng. Có đại biểu cho rằng bản Đề cương không cần được bổ sung mà đã mang tính hoàn thiện trong tư tưởng, trong nội dung; có đại biểu lại cho rằng Đề cương được viết ra trong hoàn cảnh rất ít ỏi về thông tin và trong hoàn cảnh dồn dập, nóng bỏng của đêm trước giành chính quyền nên khó tránh khỏi những hạn chế; song tựu trung đều khẳng định Đề cương về văn hóa Việt Nam (năm 1943) vẫn còn nguyên giá trị và sức sống lâu dài. Đường lối văn nghệ của Đảng có thể có những sáng tạo trong tình hình mới vẫn tiếp tục phương hướng của Đề cương như một nguyên tắc và phương châm sáng tạo nghệ thuật./.
Đắk Lắk cần coi trọng công tác đoàn kết các dân tộc  (18/09/2013)
Quyền tư pháp trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (18/09/2013)
Tiếp tục thực hiện tốt chế độ chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công  (18/09/2013)
Tính đặc thù theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta  (18/09/2013)
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong công nhân  (18/09/2013)
Đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam  (18/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển