Cộng hòa Xinh-ga-po (Republic of Singapore)
I. Khái quát chung
Thủ đô : Xinh-ga-po
Vị trí địa lý : nằm ở cực Nam Bán đảo Mã Lai, phía Bắc giáp Ma-lai-xi-a, Đông - Nam giáp In-đô-nê-xia, nằm giáp eo biển Ma-lắc-ca, trên đường từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương
Diện tích : 692,7 km2, gồm 54 đảo, trong đó có 20 đảo có người ở; 1,9% diện tích đã được canh tác; 4,5% diện tích là rừng
Khí hậu : nhiệt đới, nóng, độ ẩm cao, mưa nhiều
Dân số : 4.484.000 (tính đến 12-2006)
Cơ cấu dân số : người gốc Trung Quốc – 78,6 %, Malay – 13,9 %, Ấn Độ - 7,9 % và một số dân tộc khác chiếm 1,4 %
Tôn giáo : Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Thiên Chúa giáo, Đạo Sikh và Đạo Hồi
Ngôn ngữ : Tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil (Nam Ấn Độ), trong đó tiếng Mã được coi là quốc ngữ
Đơn vị tiền tệ : Đô la Xinh-ga-po (SGD)
II.Các nhà lãnh đạo chủ chốt
+ Tổng thống: S. R. Na-than (S. R. Nathan). Nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai ngày 01-9-2005, nhiệm kỳ 6 năm.
+ Thủ tướng: Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong), nhậm chức ngày 30-5-2006.
+ Chủ tịch Quốc hội (Speaker of Parliament): Ap-đu-la Ta-mu-di (Abdullah Tarmugi) (được bầu lại làm Chủ tịch Quốc hội Xinh-ga-po khóa 11 ngày 02-11-2006).
+ Bộ trưởng Ngoại giao: Gióc I-ong-bun I-ô (George Yong-Boon Yeo) nhậm chức từ 30-5-2006.
+ Bộ trưởng Cao cấp (Senior Minister): Gô Chốc Tông (Goh Chok Tong) nhậm chức ngày 30-5-2006 (từ 1990 – 12-8-2004 làm Thủ tướng).
+ Bộ trưởng Cố vấn (Mentor Minister): Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) từ 30-5-2006 (từ 1965 đến 1990 là Thủ tướng).
III.Thể chế chính trị
- Ngày quốc khánh: 9-8-1965.
- Thể chế nhà nước: theo thể chế Cộng hoà.
- Thể chế chính trị: Xinh-ga-po có nhiều đảng. Từ khi giành độc lập đến nay, Đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party – PAP) liên tục cầm quyền.
IV.Kinh tế - xã hội
Xinh-ga-po hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
Xinh-ga-po có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến, điện tử và lắp ráp máy móc tinh vi. Xinh-ga-po có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Du-rông (Jurong). Xinh-ga-po là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Xinh-ga-po còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.
Nền kinh tế Xinh-ga-po chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Kinh tế Xinh-ga-po từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên từ cuối 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô-la Xinh-ga-po đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ 1999, Xinh-ga-po bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999 tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%. Do ảnh hưởng của sự kiện 11/9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Xinh-ga-po bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001 tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005đạt 5,7%.
Xinh-ga-po cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Xinh-ga-po đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Xinh-ga-po thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh. Để thực hiện được mục tiêu này, Uỷ ban Đánh giá: kinh tế Xinh-ga-po đã xác định 6 lĩnh vực chủ chốt có tính quyết định gồm: (1) Mở rộng quan hệ đối ngoại;
(2) Năng lực cạnh tranh và sự linh hoạt;
(3) Tinh thần kinh doanh và các công ty Xinh-ga-po;
(4) Hai động lực: Chế tạo và Dịch vụ;
(5) Con người;
(6) Tái cơ cấu.
Thu nhập tính theo đầu người: khoảng 32.900 USD (Tính đến hết năm 2006).
Xinh-ga-po tiếp tục tích cực đàm phán FTA với các đối tác (cho đến nay, Singapore đã ký FTA với ASEAN, Úc, Niu-di-lân, EU, Joóc-đan, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ). Năm 2005, Xinh-ga-po đã ký được Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương với Bru-nây - Niu-di-lân - Chi-lê, CECA với Ấn Độ (29-6-2005).
V. An ninh – Quốc phòng
Quân đội: Bộ binh, Hải quân, Lực lượng Dân quân Quốc phòng, Lực lượng cảnh sát.
Chính sách quốc phòng của Xinh-ga-po là tăng cường khả năng tác chiến và sẵn sàng chiến đấu của quân đội Xinh-ga-po và duy trì quan hệ quốc phòng tốt với tất cả các nước. Xinh-ga-po thực hiện chính sách quốc phòng ngăn chặn kẻ thù từ xa, tập trung phát triển hải quân và không quân có tính năng kỹ thuật cao.
Xinh-ga-po là thành viên của Hiệp ước phòng thủ 5 quốc gia (FPDA) gồm Anh, Úc, Ma-lai-xi-a, Niu Di-lân và Xinh-ga-po, thường xuyên tham gia các cuộc tập trận chung trong khuôn khổ Hiệp ước này. Tháng 4-1997, Xinh-ga-po tham gia cuộc tập trận lớn nhất ở Đông Nam Á kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 mang tên “Cá bay”. Xinh-ga-po còn tích cực thực hiện các cuộc tập trận song phương với Mỹ, Thái lan, Ma-lai-xi-a.
Bên cạnh đó, Xinh-ga-po tích cực tăng cường hợp tác chia sẻ thông tin an ninh quốc phòng với Anh, Nhật, Pháp. Kể từ khi Mỹ đóng cửa các căn cứ quân sự tại Phi-líp-pin, Xinh-ga-po cho phép tàu hải quân và máy bay quân sự Mỹ tiếp dầu và bổ xung tiếp tế và được sử dụng theo định kỳ các sân bay và hải cảng của mình.
VI. Chính sách đối ngoại
Chính sách đối ngoại của Xinh-ga-po dành ưu tiên cho việc tạo dựng môi trường hoà bình ổn định tại Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương; duy trì hệ thống thương mại đa phương tự do – mở, sẵn sàng hợp tác với các quốc gia vì các lợi ích chung và duy trì một nền kinh tế mở.
Xinh-ga-po rất coi trọng việc thúc đẩy quan hệ với các nước, các đối tác kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu và nước đầu tư lớn nhất vào Xinh-ga-po. Quan hệ Xinh-ga-po – Trung Quốc phát triển rất nhanh kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (3-10-1990). Xinh-ga-po coi Trung Quốc là thị trường đầu tư và thương mại hàng đầu.
Xinh-ga-po cũng đặt ưu tiên hàng đầu cho việc tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực; đẩy mạnh hợp tác ASEAN, đưa ra sáng kiến Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)... Đồng thời, Xinh-ga-po tích cực thúc đẩy hợp tác liên khu vực như hợp tác Á – Âu (ASEM), diễn đàn Đông Á – Mỹ La tinh (EALAF).
Xinh-ga-po ủng hộ mạnh mẽ việc tự do hoá thương mại toàn cầu và khu vực, ủng hộ WTO, GATT, APEC; là nước đi đầu trong việc đẩy mạnh quá trình thực hiện AFTA (vào năm 2003); hoan nghênh việc lập khu vực thương mại tự do APEC.
Đến nay, Xinh-ga-po đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 159 nước; lập 26 Sứ quán và 13 Tổng lãnh sự quán tại nước ngoài.
VI.Quan hệ với Việt Nam:
1. Về chính trị:
Việt Nam và Xinh-ga-po thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 01-8-1973. Tháng 12-1991, Đại sứ quán Việt Nam tại Xinh-ga-po và tháng 9-1992, Đại sứ quán Xinh-ga-po tại Hà Nội được thành lập.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm chính thức Xinh-ga-po (từ 16 đến 17-1-1978) và hai bên ra Tuyên bố chung khẳng định những nguyên tắc chỉ đạo quan hệ hai nước.
Từ năm 1991, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia ASEAN tháng 7-1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. Xinh-ga-po rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và Việt Nam trở thành một trong những thị trường chính về hợp tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Xinh-ga-po ở Đông Nam Á.
Trong chuyến thăm Xinh-ga-po của Thủ tướng Phan Văn Khải (3-2004), hai bên đã ký "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21". Hai bên cũng đã chính thức thiết lập quan hệ Đảng cầm quyền (Đảng PAP và Đảng Cộng sản Việt Nam)
- Các chuyến thăm Xinh-ga-po gần đây của các nhà lãnh đạo cấp cao ta:
+ Tổng Bí thư Đỗ Mười (10-1993)
+ Chủ tịch Trần Đức Lương (4-1998)
+ Thủ tướng Võ Văn Kiệt (11-1991) và (5-1994)
+ Thủ tướng Phan Văn Khải
+ Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (9-1995)
+ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (12-2003)
+ Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm làm việc và ký kết Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Xinh-ga-po (từ mồng 5 đến 7-12-2005).
- Các chuyến thăm Việt Nam gần đây của các nhà lãnh đạo cấp cao của Xinh-ga-po:
+ Tổng thống S R Na-than (2-2001)
+ Thủ tướng Gô Chốc Tông (3-1994; 12-1998 và 3-2003)
+ Thủ tướng Lý Hiển Long thăm Việt Nam với tư cách Phó Thủ tướng (4-2000), dự Hội nghị ASEM 5 (10-2004), thăm chính thức (từ mồng 6 đến 7-12-2004), dự lễ kỷ niệm 10 năm VSIP (9-2006), dự Hội nghị APEC 14 (11-2006).
+ Bộ trưởng cao cấp Lý Quang Diệu (4-1992, 11-1993, 3-1995 , 11-1997 và 1-2007)
2. Về các lĩnh vực hợp tác cụ thể
- Thương mại - đầu tư: Từ 1996 đến nay, Xinh-ga-po luôn là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều năm 2003 đạt 3,9 tỉ USD; năm 2004 đạt 4,9 tỉ USD; năm 2005 đạt hơn 4,6 tỉ USD (Việt Nam xuất 1,3 tỉ USD, nhập 3,3 tỉ USD); năm 2005 đạt 6,4 tỉ USD; năm 2006 ước đạt 7,7 tỉ USD (Việt Nam xuất 1,5 tỉ USD, nhập 6,2 tỉ USD).
+ Tính đến tháng 2-2007, Xinh-ga-po có 459 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với số vốn đăng ký 8,3 tỉ USD, vốn thực hiện 3,8 tỉ USD.
- Về đàm phán gia nhập WTO: Xinh-ga-po ủng hộ Việt Nam và hai bên kết thúc đàm phán song phương nhân dịp chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Lý Hiển Long tới Việt Nam (6-12-2004).
- Sáng kiến kết nối Việt Nam – Xinh-ga-po: Trong chuyến thăm làm việc của Thủ tướng Phan Văn Khải tới Xinh-ga-po (3-2004), hai Thủ tướng đã nhất trí thực hiện sáng kiến kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Xinh-ga-po. Đây là một chương trình hợp tác toàn diện, hướng tới mục tiêu gắn kết các khâu sản xuất, thương mại, đầu tư, tiêu dùng của Việt Nam với Xinh-ga-po để tạo ra sự bổ trợ, kết hợp hai nền kinh tế, tạo một môi trường chính sách thuận lợi và định hướng khung để doanh nghiệp hai nước hợp tác, phát huy hiệu quả cao nhất các mối quan hệ hợp tác song phương cũng như với nước thứ ba. Sau đó, thủ tướng hai nước đã nhất trí 6 lĩnh vực kết nối:
(1) tài chính,
(2) đầu tư,
(3) thương mại – dịch vụ,
(4) giao thông vận tải,
(5) bưu chính viễn thông – công nghệ thông tin,
(6) giáo dục đào tạo.
Ngày 06-12-2005, hai nước đã ký chính thức Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Xinh-ga-po và 6 phụ lục kết nối kèm theo.
- Quan hệ giáo dục và văn hoá ngày càng được tăng cường và mở rộng. Xinh-ga-po tích cực hợp tác giúp đỡ Việt Nam trong các lĩnh vực như: khoa học, kỹ thuật, phát triển nhân lực, tài chính, du lịch, ngân hàng, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam về kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế.
+ Từ 2000, hàng năm, Xinh-ga-po cung cấp cho ta khoảng từ 150 - 200 học bổng các loại (dài hạn, ngắn hạn) về đào tạo tiếng Anh, chuyên ngành. Ngoài ra, số đi học tự túc tại Xinh-ga-po cũng ngày càng tăng.
+ Tháng 4-2007, hai nước ký Bản Ghi nhớ về hợp tác giáo dục.
3. Các Hiệp định, thoả thuận đã ký
Đến nay, Việt Nam và Xinh-ga-po đã ký 9 Hiệp định:
- Hiệp định hàng hải thương mại (16-4-1992);
- Hiệp định về vận chuyển hàng không (20-4-1992);
- Hiệp định thương mại (24-9-1992);
- Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (29-10-1992);
- Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường (14-5-1993);
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (02-3-1994);
- Hiệp định hợp tác về du lịch (26-8-1994);
- Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện Việt Nam – Xinh-ga-po trong thế kỷ 21 (08-3-2004);
- Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Xinh-ga-po (6-12-2005).
- Bản Ghi nhớ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Xinh-ga-po về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục (25-4-2007).
Ngoài ra còn có một số thoả thuận hợp tác trên một số lĩnh vực như: thanh niên (3-1995), báo chí (1-1996), văn hoá thông tin (4-1998), cung cấp tín dụng (3-2004), tiếp vận hàng hoá (3-2004), sửa chữa tầu thuỷ (3-2004), phần mềm điện thoại di động (3-2004) và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (3-2004).
Hai nước đã ký kết Bản ghi nhớ (MOU) về thành lập Trung tâm đào tạo Việt Nam – Xinh-ga-po tại Hà Nội (VSTC) (tháng 11-2001), Bản ghi nhớ về hợp tác, xúc tiến đầu tư (16-10-2003).
4. Các cơ chế hợp tác giữa hai nước
- Ủy ban Hợp tác Việt Nam – Xinh-ga-po được thành lập ngày 5-5-1993. Ủy ban đã họp được 6 phiên (1993, 1994, 1995, 1997, 1999 và 2003). Năm 2003, Ủy ban đã thành lập Ban Điều hành chung Việt Nam – Xinh-ga-po trong lĩnh vực đầu tư.
- Cơ chế tham khảo chính trị thường niên cấp Thứ trưởng giữa hai Bộ Ngoại giao thảo luận các hợp tác song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Bắt đầu từ năm 2003, Bộ Ngoại giao hai nước luân phiên tổ chức 4 cuộc tham khảo (2003, 2004, 2005 và 6-2007)
Phân hóa vùng dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (18/08/2007)
Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể  (18/08/2007)
Sản xuất và xuất khẩu gạo ở nước ta  (18/08/2007)
Nịnh  (15/08/2007)
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau  (15/08/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển