ISO ban hành phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) vừa ban hành tiêu chuẩn ISO 9001: 2008, phiên bản tiêu chuẩn quốc tế mới nhất được nhiều tổ chức tại 175 quốc gia áp dụng như khuôn khổ đối với các hệ thống quản lý chất lượng tại các quốc gia này.
ISO 9001: 2008, Quality management system- Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu), là phiên bản thứ 4 của tiêu chuẩn trong đó phiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1987 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng.
ISO 9001-2008 không đưa ra các yêu cầu mới so với phiên bản năm 2000 đã bị thay thế, mà chỉ làm sáng tỏ những yêu cầu hiện có của ISO 9001: 2000 dựa vào kinh nghiệm áp dụng trong 8 năm qua và đưa ra những thay đổi hướng vào việc cải thiện nhằm tăng cường tính nhất quán với tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 về hệ thống quản lý môi trường.
Tất cả tiêu chuẩn ISO- hiện có trên 17.400 tiêu chuẩn đều được định kỳ soát xét. Một số vấn đề đưa ra trong tiêu chuẩn đã bị lỗi thời chẳng hạn như liên quan đến sự phát triển về công nghệ, các phương pháp và tài liệu mới, các yêu cầu mới về an toàn và chất lượng hoặc các vấn đề về cách hiểu và ứng dụng. Để xem xét các yếu tố này và nhằm đảm bảo rằng các tiêu chuẩn ISO là những tiêu chuẩn tiên tiến nhất, ISO đã có quy định bắt buộc các tiêu chuẩn này phải được định kỳ soát xét và sẽ đưa ra quyết định thừa nhận, hủy bỏ hoặc sửa đổi tiêu chuẩn.
Ban Kỹ thuật ISO/TC 176 chịu trách nhiệm về bộ ISO 9000 đã hợp nhất ý kiến các chuyên gia đến từ 80 quốc gia tham gia và 19 tổ chức khu vực và quốc tế cùng với các ban kỹ thuật khác. Việc soát xét tiêu chuẩn ISO 9001với kết quả là phiên bản 2008 đã được Tiểu ban SC 2 của Ban Kỹ thuật ISO/TC 176 tiến hành.
ISO/TC 176/SC 2 cũng vừa ban hành các tài liệu hỗ trợ và giới thiệu nhằm giải thích những điểm khác nhau giữa ISO 9001: 2008 và phiên bản năm 2000, lý do và những điểm khác nhau này có ý nghĩa gì đối với người sử dụng.
Mặc dù việc chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 không phải là một yêu cầu của tiêu chuẩn, nhưng tiêu chuẩn này được thường xuyên áp dụng trong cả lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân nhằm nâng cao lòng tin giữa các đối tác trong quan hệ làm ăn, trong việc lựa chọn các nhà cung ứng trong các chuỗi cung ứng và trong việc bỏ thầu đối với các hợp đồng thu mua về sản phẩm và dịch vụ do các tổ chức đã chứng nhận cung cấp. Tính đến cuối tháng 12-2007 đã có ít nhất 951 486 chứng chỉ ISO 9001: 2000 được cấp tại 175 quốc gia và nền kinh tế.
ISO và Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF) đã thống nhất một kế hoạch thực hiện nhằm đảm bảo chuyển đổi thuận lợi của chứng nhận được công nhận theo ISO 9001: 2008. Các chi tiết của bản kế hoạch sẽ được hai tổ chức này đưa ra trong một thông cáo chung trên website của ISO./.
Tháng 11, xuất khẩu giảm 240 triệu USD  (27/11/2008)
Xuất khẩu thủy sản chạm ngưỡng 4 tỉ USD  (27/11/2008)
Đại Lễ kỷ niệm 700 năm Ngày nhập Niết bàn của Phật hoàng Trần Nhân Tông  (27/11/2008)
Tổng thống Cộng hòa Ấn Ðộ Pra-ti-bha Pa-tin thăm chính thức Việt Nam  (27/11/2008)
Một số điều đáng quan tâm sau khi EVN được kiểm toán  (27/11/2008)
Cà Mau: 5 năm thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy (Khóa IX)  (27/11/2008)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay