Vận dụng chính sách
Đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý, xử lý mối quan hệ giữa chấp hành và vận dụng chính sách, chế độ là một vấn đề lớn. Bởi chính sách, chế độ đòi hỏi không chỉ chấp hành đúng mà còn phải vận dụng sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Mà đã nói đến vận dụng tức là nói đến yếu tố chủ quan của người xử lý. Dễ hay khó, cho mình hay cho người, đó là vấn đề thường gặp ở các vị thủ trưởng.
Xin lấy bốn trường hợp sau đây làm thí dụ.
Thủ trưởng thứ nhất: Khó người, dễ ta.
Thủ trưởng cho rằng, mọi chính sách, chế độ đã được quy định (như chính sách ưu đãi, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, lương bổng, nhà ở...) thì trong cơ quan, mọi người phải răm rắp thi hành, không một, hai gì cả. Cũng đúng thôi. Bởi có như vậy mới giữ được kỷ cương. Chỉ có điều là, đối với thủ trưởng, chế độ nào cũng có thể vận dụng linh hoạt được. Làm việc có thể đi muộn về sớm. Nghỉ phép dôi lên dăm, ba ngày chẳng sao. Có chế độ ưu đãi gì thì mình phải có phần trước.
Cán bộ trong cơ quan xếp thủ trưởng vào loại khó người, dễ ta.
Thủ trưởng thứ hai: Khó người, khó ta.
Đối với mọi cán bộ trong cơ quan, thủ trưởng có thái độ giống như vị thủ trưởng thứ nhất. Nhưng khác ở chỗ: với bản thân mình, thủ trưởng cũng giữ nghiêm như với người khác. Ông không dành cho mình bất cứ sự ưu tiên nào.
Cán bộ trong cơ quan khâm phục thủ trưởng vì sự gương mẫu và công bằng. Không ai không nhận rằng ông là người giữ đúng nguyên tắc, khó người mà không dễ ta. Người ta nể trọng ông tuy vẫn còn chút e dè.
Thủ trưởng thứ ba: Dễ người, dễ ta.
Về mặt đức độ, tính gương mẫu và sự công bằng, thủ trưởng thứ ba được ví như bản sao của thủ trưởng thứ hai. Tuy nhiên, cách xử sự lại mềm mỏng và linh hoạt hơn. Trong công tác, ông giữ nguyên tắc nhưng không quá câu nệ về nguyên tắc. Làm việc cốt sao cho có hiệu quả. Có thể châm chước những khuyết điểm nhỏ để có được cái ưu điểm lớn là ai cũng làm việc hết lòng, sống với nhau chan hòa và cởi mở.
Có người nhận xét: Đó là thủ trưởng dễ người, dễ ta. Người khác lại bảo: Thủ trưởng dễ tính quá, nhân viên tất sẽ lợi dụng. Ông nói: Thủ trưởng đừng tự mình lợi dụng trước thì nhân viên sao có thể lợi dụng được?
Thủ trưởng thứ tư: Khó ta, dễ người.
Trái ngược với thủ trưởng thứ nhất, thủ trưởng thứ tư nghĩ rằng, trong việc vận dụng chính sách, tốt hơn cả là theo quan điểm "Khó ta, dễ người". Có nghĩa là: Về phần mình, không chỉ phải chấp hành nghiêm túc mọi chính sách, chế độ đã được quy định mà còn phải chấp hành một cách gương mẫu, không có ngoại lệ, nếu thiệt cho mình một chút cũng chẳng sao.
Còn đối với cán bộ trong cơ quan - những người cấp bậc thấp hơn, lương bổng ít hơn, đời sống có thể cũng khó khăn hơn - thì phải lỏng tay một chút. Cái gì chính sách, chế độ cho phép thì vận dụng tối đa, miễn là có lợi cho anh chị em. Thí dụ: về chế độ công tác phí và tiền làm thêm giờ. Bản thân thủ trưởng đi công tác nhiều, làm thêm giờ nhiều, nhưng chưa bao giờ thủ trưởng khai lĩnh công tác phí hay nhận tiền làm ngoài giờ. Tuy nhiên, với cán bộ cấp dưới, ông ủng hộ quyền nhận lĩnh một cách sòng phẳng, không để bị thiệt. Chính sách quy định không được dùng xe công cho việc riêng, bản thân ông làm đúng như vậy; nhưng với cán bộ trong cơ quan ông cho vận dụng linh hoạt trong một số trường hợp khẩn thiết mà không thuê được phương tiện công cộng như đi bệnh viện hoặc đưa người nhà đi cấp cứu, v.v...
Có người nói: Sao thủ trưởng không vận dụng cho mình? Trả lời: Nếu thủ trưởng vận dụng cho mình trước thì sẽ không vận dụng cho ai đây? Mà chính sách, chế độ đã được vận dụng một cách phổ biến thì đâu còn mang ý nghĩa vận dụng nữa?
Thế đấy!
Trong bốn trường hợp nêu trên, mỗi người chúng ta đều có quyền ủng hộ (nhiều hay ít) trường hợp này hay trường hợp khác. Riêng trường hợp của thủ trưởng thứ nhất thì chắc chắn sẽ không được bất cứ sự chấp nhận nào.
Cải cách hành chính ở một số nước châu Á  (27/04/2007)
Cải cách hệ thống chính quyền địa phương ở Nhật Bản  (27/04/2007)
Giao đất, giao rừng cho làng ở miền núi Quảng Nam  (27/04/2007)
Chọn ai vào Quốc hội khóa XII  (27/04/2007)
Quốc hội nước ta qua các kỳ bầu cử  (27/04/2007)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển