Thành phố Hà Nội: Thúc đẩy các hoạt động nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa
TCCS - Là một trong ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện Việt Nam, ngoại giao văn hóa được coi là một lĩnh vực quan trọng trong chính sách đối ngoại, được triển khai rộng rãi ở nhiều cấp độ và địa bàn trong cả nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, mở rộng quan hệ đối ngoại, giao lưu quốc tế, góp phần nâng cao vị thế Thủ đô nói riêng, của đất nước Việt Nam nói chung là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Nền tảng thúc đẩy ngoại giao văn hóa Thủ đô
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025, một trong những định hướng lớn và nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là “Chú trọng phát triển văn hóa và con người Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, ngàn năm văn hiến và anh hùng; thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện với những giá trị nhân văn và tinh thần yêu nước, yêu Hà Nội sâu sắc”(1).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng: “Hà Nội tự hào là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sảng của vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ nhân tài của đất nước; làm nên một hình ảnh tiêu biểu của cả nước, một “Thủ đô của lương tri và phẩm giá của con người”; là “Thành phố vì hòa bình” và nay Hà Nội là “Thành phố sáng tạo”. Đây chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới. Do đó, cần khơi dậy lòng tự hào, tình yêu, tinh thần trách nhiệm với Hà Nội; tuyên truyền trong dân, giáo dục thế hệ trẻ; nêu cao lòng tự trọng, tự tin, từ đó thấy rõ trách nhiệm với Hà Nội... Hà Nội cần mở rộng quan hệ với thủ đô các nước, tăng cường quảng bá về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội với bạn bè quốc tế, tạo tiền đề cho việc mở rộng quan hệ đối ngoại, giao lưu quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Thủ đô, của đất nước ta trên trường quốc tế”(2).
Trong Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 208/2011/QĐ-TTg, ngày 14-2-2011, nêu quan điểm: “Ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị là ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại Việt Nam. Ba trụ cột này gắn bó, tác động lẫn nhau, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Ngoại giao chính trị có vai trò định hướng, ngoại giao kinh tế là nền tảng vật chất và ngoại giao văn hóa là nền tảng tinh thần của hoạt động đối ngoại”(3).
Ngày 10-9-2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam. Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã góp phần nâng cao nhận thức của các bộ, ban, ngành, địa phương về vai trò quan trọng và sự cần thiết của văn hóa đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, an toàn, với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, người dân thân thiện, yêu chuộng hòa bình và mến khách thông qua các sự kiện đối ngoại lớn tổ chức tại Việt Nam, các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các quốc gia, các sự kiện giao lưu văn hóa quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Các hoạt động văn hóa đối ngoại được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, với hình thức phong phú, đa dạng, sáng tạo và nhận được sự ủng hộ, phối hợp tích cực của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các đối tác trong và ngoài nước.
Ngày 20-4-2021, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 23-KH/TU về “hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội năm 2021”. Căn cứ bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước, công tác đối ngoại của thành phố Hà Nội năm 2021 sẽ triển khai theo các định hướng trọng tâm. Trong đó, chủ động khai thác những cơ hội, tranh thủ điều kiện thuận lợi của môi trường quốc tế để tiếp tục đẩy mạnh hội nhập và phát triển. Bám sát các nhiệm vụ đối ngoại trọng tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đường lối đối ngoại theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; xác định các mục tiêu đối ngoại trong từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động đối ngoại có tính thống nhất và bổ trợ lẫn nhau.
Trong đó, Kế hoạch đã nhấn mạnh đến công tác tiếp tục tăng cường quảng bá hình ảnh, phát triển văn hóa - xã hội, từng bước tạo dấu ấn riêng của thành phố Hà Nội. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành Trung ương trong những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển Thủ đô. Huy động tổng hợp nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng Hà Nội trở thành đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực theo tầm nhìn đến năm 2025. Chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phục hồi du lịch sau khi kiểm soát được dịch bệnh COVID-19 thông qua các hoạt động quảng bá, xúc tiến và liên kết sản phẩm du lịch, nâng cấp chất lượng một số khu, điểm du lịch trọng điểm, triển khai mô hình du lịch thông minh. Xây dựng các sản phẩm, ấn phẩm truyền thông, tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, cần tập trung nguồn lực để chỉ đạo tổ chức triển khai có hiệu quả các sự kiện quốc gia, quốc tế lớn trong năm 2021 trên địa bàn Thủ đô (SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11, các sự kiện kỷ niệm năm tròn, năm chẵn quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước cũng như giữa thành phố Hà Nội với các địa phương nước ngoài...) nhằm tận dụng cơ hội quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của Thủ đô Hà Nội và Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Quảng bá hình ảnh Thủ đô trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Thành công chung của công tác đối ngoại đất nước trong thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ của công tác đối ngoại Thủ đô. Với bối cảnh khó khăn của dịch bệnh COVID-19, công tác ngoại giao văn hóa của cả nước vẫn được các bộ, ban, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức tư nhân chủ động, tích cực, linh hoạt triển khai. Hà Nội đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, quan hệ đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, tăng cường quảng bá văn hóa, giao lưu hữu nghị. Trong thời gian qua, Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, góp phần tăng cường giao lưu, thúc đẩy sự hiểu biết giữa người dân Hà Nội và nhân dân nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngày 19-4-2021, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ban hành Hướng dẫn số 21-HD/BTGTU về tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ thành phố Hà Nội gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lồng ghép tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ với chủ đề tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tùy điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị và tình hình dịch bệnh có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phù hợp, như chương trình nghệ thuật, liên hoan văn nghệ quần chúng, sinh hoạt câu lạc bộ, trưng bày, triển lãm, chiếu phim, hoạt động thể dục, thể thao, các trò chơi dân gian, quần chúng... Phát động, tổ chức các cuộc thi, hoạt động sáng tác (thơ, văn, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh...) về chủ đề cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Có thể nói, thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giúp các tầng lớp nhân dân, nhất là cử tri Thủ đô hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cử tri, tạo sự đồng thuận trong xã hội để tổ chức thành công cuộc bầu cử, bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, thực sự là ngày hội của toàn dân…
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại, ngày 21-7-2021, Thành ủy Hà Nội ban hành Thông báo số 416-TB/TU về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố. Thông báo nhấn mạnh cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền bằng mọi hình thức, nhất là qua phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền lưu động của các ngành, khu dân cư, khu chung cư... nhằm quán triệt nâng cao ý thức, trách nhiệm người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, các ngành, cán bộ, đảng viên và người dân về công tác phòng, chống dịch, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ cao. Tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về chiến lược phòng, chống dịch của thành phố.
Ngày 30-8-2021, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ban hành Hướng dẫn số 32-HD/BTGTU về tuyên truyền bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững Thủ đô và đất nước. Công tác tuyên truyền sẽ tập trung làm rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân đối với việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước… Đặc biệt là phát hiện, biểu dương, nhân rộng mô hình hay, điển hình tiên tiến trong các hoạt động, phong trào quần chúng bảo vệ môi trường gắn với việc tuyên truyền, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Ngày 27-9-2021, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ban hành Hướng dẫn số 34-HD/BTGTU về tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2021) nhằm góp phần giáo dục sâu rộng cho các cán bộ, đảng viên, nhân dân, lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tình yêu Hà Nội và tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng, với hào khí, trí tuệ Thăng Long, khát vọng hòa bình, phẩm chất hào hoa... Hoạt động này đã góp phần tuyên truyền, phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, nỗ lực của mọi người dân Thủ đô, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để bảo vệ những thành quả chống dịch, đưa đất nước và Thủ đô trở lại trạng thái “bình thường mới”.
Có thể thấy rằng, trong giai đoạn vừa qua, mặc dù chịu tác động tiêu cực do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân, Hà Nội với vị thế, vai trò là Thủ đô đã đặt ra yêu cầu, thách thức và áp lực rất lớn trong việc sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, sớm khôi phục và phát triển kinh tế, đưa Thủ đô Hà Nội trở lại trạng thái bình thường mới. Thủ đô một mặt vẫn kiên trì chống dịch; mặt khác vẫn thúc đẩy quảng bá mạnh mẽ hình ảnh một Thủ đô an toàn, an ninh với môi trường trong sạch. Các hoạt động giới thiệu văn hóa, lịch sử và quảng bá hình ảnh Thủ đô đã mở ra cơ hội giao lưu hợp tác, nâng cao vị thế và tạo dựng môi trường thuận lợi cho Thủ đô Hà Nội phát triển kinh tế.
Trước xu thế hội nhập quốc tế đa phương, cần có sự chung tay, phối hợp của tất cả các cấp, các ngành, cần luôn đổi mới nội dung và cách thức tổ chức cho phù hợp với bối cảnh xã hội trong và ngoài nước để “đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới và đưa văn hóa thế giới đến Việt Nam”, nâng cao vị thế của Thủ đô Hà Nội, hướng tới mục tiêu đưa Hà Nội từ thành phố sáng tạo thành trung tâm sáng tạo, xây dựng hình ảnh Hà Nội của thế kỷ XXI năng động, sáng tạo, hiện đại, sánh ngang với các đô thị hàng đầu trên thế giới./.
--------------------------------------
(1), (2) Văn kiện Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2021, tr. 119, 18
(3) Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-208-QD-TTgphe-duyet-Chien-luoc-Ngoai-giao-Van-hoa-118694.aspx, ngày 14-2-2011
Hà Nội áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến  (22/09/2021)
Thành phố Hà Nội đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, hướng về người dân, doanh nghiệp  (21/09/2021)
Hà Nội nới lỏng thêm một số hoạt động, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiếp tục nâng cao năng lực toàn diện cho ngành y tế Thủ đô  (20/09/2021)
Xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín (thành phố Hà Nội): Kết quả đạt được và giải pháp trong thời gian tới  (18/09/2021)
Hà Nội thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị  (18/09/2021)
Du lịch Hà Nội ứng dụng công nghệ số hướng đến phát triển bền vững  (18/09/2021)
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay