Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2020)
TCCS - Ngày 10-10-2020, tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2020).
Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư; Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành phố trong cả nước, trưởng các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Hà Nội và đông đảo nhân dân Thủ đô.
Cách đây 1010 năm, vào mùa thu năm Canh Tuất 1010, Đức vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (tức Thăng Long), mở ra thời kỳ phát triển huy hoàng của kinh đô Thăng Long và quốc gia Đại Việt. Từ mốc son lịch sử đó tới thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, trải qua 1010 năm với bao thăng trầm, Thăng Long - Hà Nội luôn vững vàng, hiên ngang, xứng đáng là kinh đô của các vương triều; là Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng của cả nước. Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội là dịp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô tiếp tục khẳng định những phẩm chất cao quý và truyền thống tốt đẹp của Thủ đô: Văn hiến - Anh hùng - Hòa bình - Hữu nghị - Sáng tạo.
Tại lễ kỷ niệm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ bày tỏ, thế hệ người Hà Nội hôm nay có trách nhiệm phải trân trọng, giữ gìn, kế thừa thật xứng đáng những giá trị tinh thần thiêng liêng ấy, phát huy lên một tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh và truyền lại cho con cháu mai sau. Yêu mến và tự hào về Thủ đô Anh hùng, chúng ta thành kính bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với tổ tiên cũng như các thế hệ tiền nhân đã có công khai sáng và bảo vệ kinh thành Thăng Long; thành kính tưởng nhớ và biết ơn công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các nhà yêu nước, cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, các thế hệ công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang Hà Nội và cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài đã có công xây dựng và bảo vệ Thủ đô.
Hà Nội tự hào được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình”. Suốt chiều dài lịch sử, Thăng Long - Hà Nội luôn tiêu biểu cho khát vọng hòa bình, chủ nghĩa nhân văn, tinh thần nhân đạo và hòa hiếu của dân tộc Việt Nam. Vào dịp kỷ niệm 20 năm đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình”, Hà Nội lại được UNESCO vinh danh “Thành phố sáng tạo”.
Đến nay, Hà Nội đã đạt được những thành tựu rất to lớn, quy mô, tầm vóc, vị thế của thành phố được nâng lên; hình ảnh, uy tín của Thủ đô không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Kinh tế Thủ đô liên tục tăng trưởng ở mức độ cao theo hướng nhanh và bền vững; diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang, văn minh, hiện đại hơn. Sự nghiệp văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều chỉ tiêu dẫn đầu cả nước…
Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, để xứng đáng với tổ tiên, với lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa đặc sắc, truyền thống cách mạng vẻ vang, xứng đáng với niềm tin yêu và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, đồng bào trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài và những tình cảm tốt đẹp của bạn bè quốc tế đã dành cho Hà Nội, Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân Thủ đô nguyện đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực, đem tất cả tinh thần và sức lực, trí tuệ và tài năng, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, sánh vai cùng thủ đô các nước trên thế giới.
Tiếp đó là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tỏa sáng đất rồng thiêng” do 300 diễn viên các đơn vị nghệ thuật trung ương và Hà Nội biểu diễn. Với thời lượng 60 phút, chương trình gồm các ca khúc là những tác phẩm ca ngợi truyền thống Thăng Long - Hà Nội trong suốt 1010 năm văn hiến, anh hùng, hào hoa và thanh lịch, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người. Chương trình gồm 3 phần: "Huyền thoại Thăng Long"; “Nơi lắng hồn núi song”; “Thăng Long - Hà Nội hội tụ và phát triển”, thể hiện tính nghệ thuật cao, phối hợp các màn nghệ thuật âm thanh, ánh sáng hiện đại. Trong đó, “Huyền thoại Thăng Long” chuyển tải cuộc dời đô lịch sử từ vùng đất Hoa Lư về Thăng Long, khẳng định ý chí xây nền độc lập, mở ra kỷ nguyên phát triển mới của nước Đại Việt. "Nơi lắng hồn núi sông" là những ca khúc về Hà Nội ca ngợi kiên cường chiến đấu, ý chí quyết thắng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Thủ đô và đất nước. "Thăng Long – Hà Nội hội tụ và phát triển" là sự giao thoa, kết nối và lan tỏa tình yêu Hà Nội trong tình yêu quê hương, đất nước./.
Trung Duy (tổng hợp)
Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội  (09/10/2020)
Khai trương Trang tin điện tử “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đại hội XIII”  (04/10/2020)
Nguồn lực văn hóa trong chiến lược phát triển “Thành phố sáng tạo” của Thủ đô Hà Nội  (29/09/2020)
- Hệ thống chính trị cơ sở với việc bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội
- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu: Thành công và hạn chế
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược có “tâm, tầm, trí” - yếu tố then chốt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
- Tỉnh Bình Định tích cực chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Kết quả, thành tựu thực hiện công bằng về lĩnh vực xã hội trong gần 40 năm đổi mới đất nước và nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Văn hóa - Xã hội
Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và nâng tầm văn hóa Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Căng thẳng Nga - Ukraine: Bản chất, nguyên nhân và triển vọng