Huyện Yên Lạc dẫn đầu tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển cụm công nghiệp
TCCS - Là địa phương duy nhất của tỉnh Vĩnh Phúc chưa có khu công nghiệp nhưng Yên Lạc lại đang dẫn đầu tỉnh về phát triển cụm công nghiệp với 6 cụm, chiếm 40% tổng số cụm công nghiệp trong toàn tỉnh.
Theo báo cáo của Sở Công thương, đến nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 15 cụm công nghiệp được hình thành và giao chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng, trong đó, huyện Yên Lạc có nhiều cụm công nghiệp được hình thành và giao chủ đầu tư nhất. Với việc làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức nhân dân, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại, ngay sau khi đưa vào hoạt động, các cụm công nghiệp ở huyện Yên Lạc đã nhanh chóng thu hút được các doanh nghiệp, hộ gia đình vào sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng trong việc giải bài toán về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, huyện Yên Lạc không chỉ dẫn đầu tỉnh về số cụm công nghiệp được hình thành và giao chủ đầu tư mà còn là địa phương có nhiều cụm đạt tỷ lệ lấp đầy 100% nhất.
Cụ thể, đến nay huyện Yên Lạc có 3/6 cụm đạt tỷ lệ lấp đầy 100%, đó là cụm công nghiệp Yên Đồng diện tích 3,7ha được thành lập năm 2013 theo Quyết định số 1828 của Ủy ban nhân dân tỉnh do Ban quản lý dự án xây dựng và phát triển cụm công nghiệp huyện Yên Lạc làm chủ đầu tư. Với 100% mặt bằng đã được giải phóng và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tương đối đầy đủ, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, cụm thu hút 46 doanh nghiệp, hộ gia đình vào sản xuất, kinh doanh. Cụm công nghiệp Tề Lỗ, diện tích 25,03 ha, thu hút 323 doanh nghiệp, hộ gia đình vào sản xuất, kinh doanh. Cụm công nghiệp thị trấn Yên Lạc, diện tích 5,18 ha, giai đoạn 1 đã giải phóng xong 4,28 ha, xây dựng hạ tầng, thu hút 56 doanh nghiệp, hộ gia đình vào sản xuất, kinh doanh.
Ngoài 3 cụm công nghiệp trên, huyện Yên Lạc có cụm công nghiệp Đồng Văn đã giải phóng được 17/24 ha mặt bằng, thu hút 8 doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh. Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương diện tích 33,54 ha, thu hút 1 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Cụm công nghiệp Trung Nguyên quy mô 20ha đang chuẩn bị các thủ tục đầu tư, chưa triển khai giải phóng mặt bằng.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Lạc lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ gắn với phát triển công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 9,0% - 9,5%/năm; tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm từ 9,9% - 13,1%; công nghiệp - xây dựng từ 61,2% - 64,5%; dịch vụ từ 25,6% - 25,7%. Đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 75 - 80 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước đạt 400 tỷ đồng và có từ 1 đến 2 xã trở thành thị trấn, 3 xã trở thành đô thị loại V.
Để đạt mục tiêu này, cùng với huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, thu hút các nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, huyện Yên Lạc sẽ tập trung nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, chủ động tháo gỡ các khó khăn, nhất là về mặt bằng cho phát triển các cụm công nghiệp, đưa vào khai thác và nâng cao tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp: Đồng Văn, Minh Phương, Yên Đồng; đẩy mạnh đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp./.
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quân đội thích ứng với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư  (03/06/2021)
Tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao thế chủ động trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 trong tình hình mới  (10/05/2021)
Hà Nội và 4 tỉnh, thành cùng chung sức làm đại dự án đường Vành đai 4  (06/05/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay