Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 06 đến ngày 12-8-2018)
21:23, ngày 15-08-2018
TCCSĐT - Tuần qua, tại Phủ Chủ tịch, Đại sứ các nước: Chile, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Cộng hòa Balan, Gambia, Cộng hòa Uganda, Nepal, Jamaica, Guatemala, Botswana đã trình quốc thư lên Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam. Sau lễ trình quốc thư, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã lần lượt tiếp các Đại sứ.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các Đại sứ trình Quốc thư
Ngày 07-8-2018, tại Phủ Chủ tịch, Đại sứ Chile Jaime Chomali Garib; Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen Gareth Ward; Đại sứ Cộng hòa Balan Wojciech Gerwel; Đại sứ Gambia Ramzia Diab Ghanim; Đại sứ Cộng hòa Uganda Dorothy Samali Hyuha; Đại sứ Nepal Khaga Nath Adhikari; Đại sứ Jamaica Antonia Hugh; Đại sứ Guatemala Herbert Estuardo Meneses Coronado; Đại sứ Botswana Mothusi Bruce Rabasha Palai đã trình quốc thư lên Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam. Sau lễ trình quốc thư, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã lần lượt tiếp các Đại sứ.
Nhiệt liệt chào mừng các Đại sứ nhận nhiệm vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của các nước Chile, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Ba Lan, Gambia, Uganda, Nepal, Jamaica, Guatemala, Botswana tại Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Nhà nước Việt Nam mong muốn tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên tất cả các lĩnh vực. Các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ, tạo thuận lợi cho các Đại sứ hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mở rộng hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng, trên nền tảng tốt đẹp mà Việt Nam và các nước đã cùng vun đắp, là người đã có nhiều kinh nghiệm hợp tác với Việt Nam cũng như đóng góp tích cực cho quan hệ Việt Nam với các nước trên những cương vị đã từng đảm nhiệm, các Đại sứ sẽ phát huy hiệu quả vai trò là người kiến nghị chính sách và cầu nối quan trọng, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam với các nước tiếp tục phát triên trên mọi lĩnh vực, đem lại lợi ích cho cả hai bên, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Các Đại sứ đã gửi đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang lời chào, lời chúc sức khỏe của các nhà lãnh đạo cấp cao các nước trong đó nhấn mạnh mong muốn tăng cường và củng cố quan hệ với Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời khẳng định, sẽ nỗ lực hết sức mình để góp phần thúc đẩy quan hệ các nước với Việt Nam phát triển thực chất, hiệu quả. Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với các nước và mong rằng, trong thời gian tới Việt Nam với các bên sẽ quan tâm, tiến hành trao đổi đoàn cấp cao, cũng như tham vấn trực tiếp giữa các bộ, ngành, để tìm kiếm các biện pháp tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên tất cả các lĩnh vực đi vào chiều sâu, vì những lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước, thúc đẩy hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân; phối hợp cùng tổ chức các hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh con người, văn hóa, nghệ thuật của mỗi nước.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, Hợp tác và Cộng đồng Đông Phi Cộng hòa Rwanda; làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao và Kiều dân Cộng hòa Guinea
Ngày 07-8-2018, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với bà Louise Mushikiwabo, Bộ trưởng Ngoại giao, Hợp tác và Cộng đồng Đông Phi Cộng hòa Rwanda, Đặc phái viên Tổng thống Rwanda, nhân chuyến thăm Việt Nam.
Tại cuộc hội đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Louise Mushikiwabo đã nhất trí các biện pháp cụ thể cần triển khai để thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương đi vào chiều sâu và hiệu quả, tối đa hóa lợi thế hai nước. Bà Louise Mushikiwabo mong muốn Việt Nam giúp đỡ Rwanda trong các lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng, viễn thông; hoan nghênh các doanh nghiệp Việt Nam sang nghiên cứu thị trường để thiết lập quan hệ đầu tư… Hai bên nhất trí cần tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao, trên các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các bộ/ngành/địa phương, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu nhân dân nhằm nâng cao tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau. Việt Nam mong muốn đón Lãnh đạo cấp cao Rwanda thăm Việt Nam; thống nhất nhiều biện pháp để tăng cường nâng kim ngạch song phương, trong đó có tăng cường trao đổi thông tin về chính sách, thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên, đồng thời khuyến khích các hoạt động xúc tiến diễn đàn thương mại, trao đổi đoàn, tham gia hội chợ, triển lãm tại mỗi nước.
Hai bên cam kết tiếp tục tăng cường trao đổi, phối hợp tại các diễn đàn đa phương như tại Liên hợp quốc, Tổ chức Pháp ngữ. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam là thành viên nòng cốt của Pháp ngữ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, luôn phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm của mình để nâng tầm Pháp ngữ trong khu vực. Hai bên cũng thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước và trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế. Hai bên khẳng định ủng hộ giải quyết các tranh chấp, trong đó có tranh chấp ở Biển Đông, bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực hoặc đe đọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao và Kiều dân Cộng hòa Guinea Mamadi Toure nhân dịp Bộ trưởng thăm Việt Nam.
Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh một lần nữa khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với những đối tác bạn bè tại khu vực châu Phi, trong đó có Cộng hòa Guinea. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao đã trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh và Cộng hòa Guinea có nhu cầu như: Nông nghiệp, viễn thông, giáo dục, y tế… và kế hoạch mở rộng hợp tác sang một số lĩnh vực khác mà hai nước có tiềm năng như: Giao thông vận tải, khai khoáng, dầu khí... tạo điều kiện cho giao lưu nhân dân và doanh nghiệp hai nước.
Bộ trưởng Ngoại giao và Kiều dân Cộng hòa Guinea, Mamadi Toure chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của phía Việt Nam, sự hiếu khách của người dân Việt Nam và bày tỏ vinh dự được lần đầu tiên thăm Việt Nam, đất nước mà ông dành nhiều tình cảm. Bộ trưởng Mamadi Toure khẳng định Cộng hòa Guinea coi trọng quan hệ với Việt Nam; mong muốn quan hệ hai nước mở rộng trên nhiều kênh: Đảng, Quốc hội và giao lưu nhân dân, lấy tin cậy chính trị làm nền tảng kết nối hai nền kinh tế ở hai châu lục. Bộ trưởng Mamadi Toure đánh giá cao sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, lĩnh vực mà hai nước đã có những hoạt động hợp tác rất hiệu quả.
Hai bên nhất trí cần nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa hai nước, phấn đấu tăng kim ngạch thương mại song phương đang phát triển rất tốt (đạt gần 160 triệu USD), khuyến khích các doanh nghiệp của Việt Nam vào nghiên cứu, đầu tư thị trường Cộng hòa Guinea và tạo điều kiện cho giao lưu giữa doanh nghiệp, nhân dân hai nước.
Trao Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” tặng Đại sứ Vương quốc Bỉ
Ngày 07-8-2018, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” tặng Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, bà Jehanne Roccas, nhằm tôn vinh những đóng góp của bà trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Bùi Khắc Sơn cho biết: Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đại sứ Jehanne Roccas đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Bỉ trên các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, thương mại, kinh tế, phát triển, giáo dục và quan hệ nhân dân, tích cực kết nối và tổ chức các chuyến thăm, làm việc giữa lãnh đạo chính phủ, các bộ, ngành, tổ chức và doanh nghiệp hai nước… Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Bùi Khắc Sơn mong rằng trong thời gian tới, dù ở bất cứ cương vị công tác nào, bà Jehanne Roccas sẽ tiếp tục có những đóng góp xứng đáng cho việc củng cố và phát triển tình hữu nghị, quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Bỉ.
Bày tỏ vinh dự và vui mừng khi được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc”, Đại sứ Jehanne Roccas xúc động chia sẻ, ngày 07-8 là ngày cuối cùng của bà tại Việt Nam. Sau đó, bà sẽ sang Cuba nhận nhiệm vụ là Đại sứ Vương quốc Bỉ tại nước này. Trong thời gian ba năm làm việc tại Việt Nam, Đại sứ Jehanne Roccas có ấn tượng nhất về tinh thần nỗ lực vươn lên trong học tập, lao động của người Việt Nam. Đại sứ Jehanne Roccas khẳng định, Vương quốc Bỉ luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục; tin tưởng những người Việt Nam từng học tập, sinh sống và làm việc tại Vương quốc Bỉ sẽ luôn là cầu nối quan trọng trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Đại sứ Jehanne Roccas cam kết, dù ở bất cứ cương vị nào, vẫn nỗ lực hết mình trong việc phát triển mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước cũng như quan hệ hợp tác, phát triển giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ.
Cuộc họp Nhóm Công tác chung Việt Nam - Thái Lan về hợp tác chính trị, an ninh.
Nhận lời mời của Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Trưởng Nhóm Công tác chung Việt Nam - Thái Lan về hợp tác chính trị, an ninh (JWG) phía Việt Nam, từ ngày 05 đến ngày 08-8-2018, Đại tướng Wanlop Rugsanaoh, Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia, Trưởng Nhóm JWG phía Thái Lan cùng Đoàn đại biểu từ các bộ, ngành Thái Lan đã sang Thủ đô Hà Nội, Việt Nam tham dự Cuộc họp JWG lần thứ 10. Trong thời gian tiến hành Cuộc họp JWG lần thứ 10, Đoàn đã đến chào và được Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam tiếp xã giao; Nhóm JWG được bố trí đi tham quan, giao lưu thể thao nhằm tăng cường sự hiểu biết, tăng cường tình hữu nghị giữa hai bên, thể hiện sự hiếu khách của nước chủ nhà. Đại tướng Vanlop Rugsanaoh bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Nhóm JWG phía Việt Nam vì sự đón tiếp trọng thị và công tác tổ chức Cuộc họp JWG lần thứ 10 hết sức chu đáo.
Tại cuộc họp, hai bên đã đánh giá cao ý nghĩa, tầm quan trọng của cơ chế JWG, với tinh thần tích cực duy trì hợp tác giữa hai bên về chính trị, an ninh đã đóng góp vào việc duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống hai nước, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược hai nước ngày càng thực chất, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, an ninh. Hai bên bày tỏ sự coi trọng việc hợp tác ứng phó với các thách thức về an ninh phi truyền thống, như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, thiên tai, dịch bệnh... cùng nhau thảo luận và thống nhất nhiều nội dung hợp tác cụ thể trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả cơ chế Nhóm Công tác chung Việt Nam - Thái Lan về hợp tác chính trị, an ninh.
Trao đổi tại cuộc họp, hai bên còn nhấn mạnh sự cần thiết của cơ chế Nhóm Công tác chung như một nền tảng quan trọng đóng góp vào Cộng đồng ASEAN thống nhất, hòa bình và thịnh vượng, trong bối cảnh bước sang năm thứ ba xây dựng Cộng đồng ASEAN và tích cực triển khai Kế hoạch tổng thể thực hiện tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, nhất là trong tình hình chính trị, an ninh thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp và bất ổn. Các cuộc xung đột vũ trang, sắc tộc và tôn giáo, các hoạt động khủng bố, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra làm thay đổi vận mệnh của nhiều quốc gia, tác động đến cục diện chính trị thế giới, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh và hòa bình quốc tế cũng như hai nước Việt Nam - Thái Lan. Do đó, cơ chế JWG đã góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh, ổn định của hai nước, khu vực ASEAN và cộng đồng quốc tế.
Lễ thượng cờ ASEAN năm 2018
Nhân dịp kỷ niệm 51 năm Ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (08-8-1967 - 08-8-2018), sáng 08-8-2018, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN năm 2018 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự buổi lễ có: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng; Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà; Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản, Đại sứ Việt Nam tại các nước ASEAN, Đại sứ Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại ASEAN cùng đại diện các đơn vị của Bộ Ngoại giao. Về phía Đoàn Ngoại giao có: ngài Jorge Rondón Uzcátegui, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Hà Nội, Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội; các Đại sứ, Đại biện và đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN tại Hà Nội.
Phát biểu tại Lễ thượng cờ ASEAN năm 2018, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ, cách đây tròn 51 năm, ngày 08-8-1967, các Lãnh đạo ASEAN đã đặt nền móng cho “một Cộng đồng các Quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng”. Đó cũng chính là Cộng đồng ASEAN ngày hôm nay, đoàn kết, tự cường, đùm bọc và sẻ chia, của người dân và vì người dân. Các nước thành viên ASEAN có thể tự hào với những kết quả tích cực ban đầu, tiếp nối thành tựu của nhiều thập kỷ nỗ lực phấn đấu. Đó là một Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, có nền kinh tế phát triển năng động hàng đầu với quy mô thị trường trên 630 triệu dân và tổng thu nhập khoảng 2600 tỷ USD, coi trọng trách nhiệm xã hội, phấn đấu vì lợi ích và phồn vinh của người dân. Vai trò trung tâm, tinh thần đoàn kết, tiếng nói và sức lan toả của Cộng đồng ASEAN đang ngày càng trở nên mạnh mẽ; thúc đẩy quan hệ rộng mở, nhiều mặt với các nước lớn, các đối tác khu vực và toàn cầu thực hiện các mục tiêu chung về hòa bình, ổn định, phát triển công bằng, bền vững.
Ngày 07-8-2018, tại Phủ Chủ tịch, Đại sứ Chile Jaime Chomali Garib; Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen Gareth Ward; Đại sứ Cộng hòa Balan Wojciech Gerwel; Đại sứ Gambia Ramzia Diab Ghanim; Đại sứ Cộng hòa Uganda Dorothy Samali Hyuha; Đại sứ Nepal Khaga Nath Adhikari; Đại sứ Jamaica Antonia Hugh; Đại sứ Guatemala Herbert Estuardo Meneses Coronado; Đại sứ Botswana Mothusi Bruce Rabasha Palai đã trình quốc thư lên Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam. Sau lễ trình quốc thư, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã lần lượt tiếp các Đại sứ.
Nhiệt liệt chào mừng các Đại sứ nhận nhiệm vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của các nước Chile, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Ba Lan, Gambia, Uganda, Nepal, Jamaica, Guatemala, Botswana tại Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Nhà nước Việt Nam mong muốn tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên tất cả các lĩnh vực. Các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ, tạo thuận lợi cho các Đại sứ hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mở rộng hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng, trên nền tảng tốt đẹp mà Việt Nam và các nước đã cùng vun đắp, là người đã có nhiều kinh nghiệm hợp tác với Việt Nam cũng như đóng góp tích cực cho quan hệ Việt Nam với các nước trên những cương vị đã từng đảm nhiệm, các Đại sứ sẽ phát huy hiệu quả vai trò là người kiến nghị chính sách và cầu nối quan trọng, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam với các nước tiếp tục phát triên trên mọi lĩnh vực, đem lại lợi ích cho cả hai bên, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Các Đại sứ đã gửi đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang lời chào, lời chúc sức khỏe của các nhà lãnh đạo cấp cao các nước trong đó nhấn mạnh mong muốn tăng cường và củng cố quan hệ với Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời khẳng định, sẽ nỗ lực hết sức mình để góp phần thúc đẩy quan hệ các nước với Việt Nam phát triển thực chất, hiệu quả. Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với các nước và mong rằng, trong thời gian tới Việt Nam với các bên sẽ quan tâm, tiến hành trao đổi đoàn cấp cao, cũng như tham vấn trực tiếp giữa các bộ, ngành, để tìm kiếm các biện pháp tăng cường quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên tất cả các lĩnh vực đi vào chiều sâu, vì những lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước, thúc đẩy hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân; phối hợp cùng tổ chức các hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh con người, văn hóa, nghệ thuật của mỗi nước.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, Hợp tác và Cộng đồng Đông Phi Cộng hòa Rwanda; làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao và Kiều dân Cộng hòa Guinea
Ngày 07-8-2018, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với bà Louise Mushikiwabo, Bộ trưởng Ngoại giao, Hợp tác và Cộng đồng Đông Phi Cộng hòa Rwanda, Đặc phái viên Tổng thống Rwanda, nhân chuyến thăm Việt Nam.
Tại cuộc hội đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Louise Mushikiwabo đã nhất trí các biện pháp cụ thể cần triển khai để thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương đi vào chiều sâu và hiệu quả, tối đa hóa lợi thế hai nước. Bà Louise Mushikiwabo mong muốn Việt Nam giúp đỡ Rwanda trong các lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng, viễn thông; hoan nghênh các doanh nghiệp Việt Nam sang nghiên cứu thị trường để thiết lập quan hệ đầu tư… Hai bên nhất trí cần tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao, trên các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các bộ/ngành/địa phương, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu nhân dân nhằm nâng cao tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau. Việt Nam mong muốn đón Lãnh đạo cấp cao Rwanda thăm Việt Nam; thống nhất nhiều biện pháp để tăng cường nâng kim ngạch song phương, trong đó có tăng cường trao đổi thông tin về chính sách, thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên, đồng thời khuyến khích các hoạt động xúc tiến diễn đàn thương mại, trao đổi đoàn, tham gia hội chợ, triển lãm tại mỗi nước.
Hai bên cam kết tiếp tục tăng cường trao đổi, phối hợp tại các diễn đàn đa phương như tại Liên hợp quốc, Tổ chức Pháp ngữ. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam là thành viên nòng cốt của Pháp ngữ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, luôn phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm của mình để nâng tầm Pháp ngữ trong khu vực. Hai bên cũng thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước và trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế. Hai bên khẳng định ủng hộ giải quyết các tranh chấp, trong đó có tranh chấp ở Biển Đông, bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực hoặc đe đọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao và Kiều dân Cộng hòa Guinea Mamadi Toure nhân dịp Bộ trưởng thăm Việt Nam.
Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh một lần nữa khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với những đối tác bạn bè tại khu vực châu Phi, trong đó có Cộng hòa Guinea. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao đã trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh và Cộng hòa Guinea có nhu cầu như: Nông nghiệp, viễn thông, giáo dục, y tế… và kế hoạch mở rộng hợp tác sang một số lĩnh vực khác mà hai nước có tiềm năng như: Giao thông vận tải, khai khoáng, dầu khí... tạo điều kiện cho giao lưu nhân dân và doanh nghiệp hai nước.
Bộ trưởng Ngoại giao và Kiều dân Cộng hòa Guinea, Mamadi Toure chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của phía Việt Nam, sự hiếu khách của người dân Việt Nam và bày tỏ vinh dự được lần đầu tiên thăm Việt Nam, đất nước mà ông dành nhiều tình cảm. Bộ trưởng Mamadi Toure khẳng định Cộng hòa Guinea coi trọng quan hệ với Việt Nam; mong muốn quan hệ hai nước mở rộng trên nhiều kênh: Đảng, Quốc hội và giao lưu nhân dân, lấy tin cậy chính trị làm nền tảng kết nối hai nền kinh tế ở hai châu lục. Bộ trưởng Mamadi Toure đánh giá cao sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, lĩnh vực mà hai nước đã có những hoạt động hợp tác rất hiệu quả.
Hai bên nhất trí cần nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa hai nước, phấn đấu tăng kim ngạch thương mại song phương đang phát triển rất tốt (đạt gần 160 triệu USD), khuyến khích các doanh nghiệp của Việt Nam vào nghiên cứu, đầu tư thị trường Cộng hòa Guinea và tạo điều kiện cho giao lưu giữa doanh nghiệp, nhân dân hai nước.
Trao Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” tặng Đại sứ Vương quốc Bỉ
Ngày 07-8-2018, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” tặng Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, bà Jehanne Roccas, nhằm tôn vinh những đóng góp của bà trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Bùi Khắc Sơn cho biết: Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đại sứ Jehanne Roccas đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Bỉ trên các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, thương mại, kinh tế, phát triển, giáo dục và quan hệ nhân dân, tích cực kết nối và tổ chức các chuyến thăm, làm việc giữa lãnh đạo chính phủ, các bộ, ngành, tổ chức và doanh nghiệp hai nước… Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Bùi Khắc Sơn mong rằng trong thời gian tới, dù ở bất cứ cương vị công tác nào, bà Jehanne Roccas sẽ tiếp tục có những đóng góp xứng đáng cho việc củng cố và phát triển tình hữu nghị, quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Bỉ.
Bày tỏ vinh dự và vui mừng khi được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc”, Đại sứ Jehanne Roccas xúc động chia sẻ, ngày 07-8 là ngày cuối cùng của bà tại Việt Nam. Sau đó, bà sẽ sang Cuba nhận nhiệm vụ là Đại sứ Vương quốc Bỉ tại nước này. Trong thời gian ba năm làm việc tại Việt Nam, Đại sứ Jehanne Roccas có ấn tượng nhất về tinh thần nỗ lực vươn lên trong học tập, lao động của người Việt Nam. Đại sứ Jehanne Roccas khẳng định, Vương quốc Bỉ luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục; tin tưởng những người Việt Nam từng học tập, sinh sống và làm việc tại Vương quốc Bỉ sẽ luôn là cầu nối quan trọng trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Đại sứ Jehanne Roccas cam kết, dù ở bất cứ cương vị nào, vẫn nỗ lực hết mình trong việc phát triển mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước cũng như quan hệ hợp tác, phát triển giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ.
Cuộc họp Nhóm Công tác chung Việt Nam - Thái Lan về hợp tác chính trị, an ninh.
Nhận lời mời của Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Trưởng Nhóm Công tác chung Việt Nam - Thái Lan về hợp tác chính trị, an ninh (JWG) phía Việt Nam, từ ngày 05 đến ngày 08-8-2018, Đại tướng Wanlop Rugsanaoh, Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia, Trưởng Nhóm JWG phía Thái Lan cùng Đoàn đại biểu từ các bộ, ngành Thái Lan đã sang Thủ đô Hà Nội, Việt Nam tham dự Cuộc họp JWG lần thứ 10. Trong thời gian tiến hành Cuộc họp JWG lần thứ 10, Đoàn đã đến chào và được Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam tiếp xã giao; Nhóm JWG được bố trí đi tham quan, giao lưu thể thao nhằm tăng cường sự hiểu biết, tăng cường tình hữu nghị giữa hai bên, thể hiện sự hiếu khách của nước chủ nhà. Đại tướng Vanlop Rugsanaoh bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Nhóm JWG phía Việt Nam vì sự đón tiếp trọng thị và công tác tổ chức Cuộc họp JWG lần thứ 10 hết sức chu đáo.
Tại cuộc họp, hai bên đã đánh giá cao ý nghĩa, tầm quan trọng của cơ chế JWG, với tinh thần tích cực duy trì hợp tác giữa hai bên về chính trị, an ninh đã đóng góp vào việc duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống hai nước, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược hai nước ngày càng thực chất, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, an ninh. Hai bên bày tỏ sự coi trọng việc hợp tác ứng phó với các thách thức về an ninh phi truyền thống, như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, thiên tai, dịch bệnh... cùng nhau thảo luận và thống nhất nhiều nội dung hợp tác cụ thể trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả cơ chế Nhóm Công tác chung Việt Nam - Thái Lan về hợp tác chính trị, an ninh.
Trao đổi tại cuộc họp, hai bên còn nhấn mạnh sự cần thiết của cơ chế Nhóm Công tác chung như một nền tảng quan trọng đóng góp vào Cộng đồng ASEAN thống nhất, hòa bình và thịnh vượng, trong bối cảnh bước sang năm thứ ba xây dựng Cộng đồng ASEAN và tích cực triển khai Kế hoạch tổng thể thực hiện tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, nhất là trong tình hình chính trị, an ninh thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp và bất ổn. Các cuộc xung đột vũ trang, sắc tộc và tôn giáo, các hoạt động khủng bố, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra làm thay đổi vận mệnh của nhiều quốc gia, tác động đến cục diện chính trị thế giới, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh và hòa bình quốc tế cũng như hai nước Việt Nam - Thái Lan. Do đó, cơ chế JWG đã góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh, ổn định của hai nước, khu vực ASEAN và cộng đồng quốc tế.
Lễ thượng cờ ASEAN năm 2018
Nhân dịp kỷ niệm 51 năm Ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (08-8-1967 - 08-8-2018), sáng 08-8-2018, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN năm 2018 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự buổi lễ có: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng; Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà; Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản, Đại sứ Việt Nam tại các nước ASEAN, Đại sứ Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại ASEAN cùng đại diện các đơn vị của Bộ Ngoại giao. Về phía Đoàn Ngoại giao có: ngài Jorge Rondón Uzcátegui, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Hà Nội, Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội; các Đại sứ, Đại biện và đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN tại Hà Nội.
Phát biểu tại Lễ thượng cờ ASEAN năm 2018, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ, cách đây tròn 51 năm, ngày 08-8-1967, các Lãnh đạo ASEAN đã đặt nền móng cho “một Cộng đồng các Quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng”. Đó cũng chính là Cộng đồng ASEAN ngày hôm nay, đoàn kết, tự cường, đùm bọc và sẻ chia, của người dân và vì người dân. Các nước thành viên ASEAN có thể tự hào với những kết quả tích cực ban đầu, tiếp nối thành tựu của nhiều thập kỷ nỗ lực phấn đấu. Đó là một Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, có nền kinh tế phát triển năng động hàng đầu với quy mô thị trường trên 630 triệu dân và tổng thu nhập khoảng 2600 tỷ USD, coi trọng trách nhiệm xã hội, phấn đấu vì lợi ích và phồn vinh của người dân. Vai trò trung tâm, tinh thần đoàn kết, tiếng nói và sức lan toả của Cộng đồng ASEAN đang ngày càng trở nên mạnh mẽ; thúc đẩy quan hệ rộng mở, nhiều mặt với các nước lớn, các đối tác khu vực và toàn cầu thực hiện các mục tiêu chung về hòa bình, ổn định, phát triển công bằng, bền vững.
Đối với Việt Nam, ASEAN là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Chặng đường 23 năm đồng hành cùng ASEAN cũng gắn với những dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam. Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các quốc gia thành viên triển khai hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 trên tinh thần đoàn kết, năng động và sáng tạo, trong đó có sự tham gia rộng rãi, đóng góp tích cực của các tầng lớp xã hội và người dân ASEAN. Lễ Thượng cờ diễn ra hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập ASEAN trở thành thông lệ đáng tự hào của tất cả các nước thành viên ASEAN nhằm thể hiện sự tôn vinh các giá trị chung và cam kết thúc đẩy tinh thần đoàn kết hữu nghị, hợp tác của ASEAN, dưới mái nhà chung là Cộng đồng ASEAN vì hòa bình, thịnh vượng chung ở khu vực.
Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 19: Chủ động, sáng tạo, phục vụ hội nhập hiệu quả và phát triển bền vững
Ngày 12-8-2018, tại Hà Nội, Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 19 đã diễn ra với chủ đề “Chủ động, sáng tạo, phục vụ hội nhập hiệu quả và phát triển bền vững”. Được tổ chức hai năm một lần trước thềm Hội nghị Ngoại giao, Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 19 có sự tham dự của 500 là lãnh đạo, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương, các cơ quan ngoại vụ của 63 tỉnh, thành trong toàn quốc cùng Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Phát biểu khai mạc và chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: Các đại biểu cần tập trung đi sâu phân tích các vấn đề còn tồn tại, bất cập, tìm ra những “rào cản”, “nút thắt” cản trở công tác đối ngoại địa phương thời gian qua. Từ đó các đại biểu đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác đối ngoại địa phương, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với địa phương... Ngoài việc khai thác lợi thế khác biệt và tiềm năng, các địa phương cần xem xét lại, khắc phục tình trạng mỗi địa phương “tự độc lập tác chiến” để tiến tới cùng “chung tay", cùng liên kết, phân công, hợp tác với các địa phương khác để phát huy lợi thế của từng vùng trong hợp tác cấp độ địa phương với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài… Bộ Ngoại giao và các cơ quan ngoại vụ địa phương sẽ tăng cường phối hợp để hỗ trợ địa phương xây dựng kế hoạch, kết nối về kinh tế, xây dựng thương hiệu, thu hút nguồn lực phát triển địa phương, làm tốt công tác thu hút đầu tư nước ngoài, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ.
Kể từ Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 18 đến nay, các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao hoàn thiện hồ sơ và được UNESCO công nhận 7 danh hiệu, nâng tổng số do sản của các địa phương Việt Nam được UNESCO công nhận là 38 danh hiệu. Việc kết nối kiều bào trực tiếp với các địa phương được triển khai thực chất khắp cả nước, góp phần thực hiện mục tiêu đại đoàn kết dân tộc vừa huy động nguồn lực kiều bào. Bên cạnh đó, người Việt Nam ở nước ngoài cũng tham gia nhiều hoạt động tại địa phương như quyên góp hỗ trợ người nghèo, xây dựng cơ sở vật chất, các hoạt động quảng bá hình ảnh địa phương ra nước ngoài, cầu nối thu hút đầu tư vào địa phương, đóng góp vào sự phát triển của địa phương… Các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao trong công tác quản lý biên giới. Tình hình biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào, Campuchia cơ bản ổn định, chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… Bộ Ngoại giao cũng đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị nội dung, tham gia phục vụ 47 hoạt động của Lãnh đạo cấp cao liên quan đến công tác đối ngoại địa phương tập trung vào xúc tiến thương mại; tổ chức 166 đoàn Lãnh đạo Bộ đi thăm làm việc tại các địa phương trong cả nước; chủ động và tích cực phối hợp với các địa phương tổ chức 51 hội nghị, tọa đàm chuỗi hoạt động “Gặp gỡ Đại sứ”, “Giới thiệu địa phương”.../.
Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 19: Chủ động, sáng tạo, phục vụ hội nhập hiệu quả và phát triển bền vững
Ngày 12-8-2018, tại Hà Nội, Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 19 đã diễn ra với chủ đề “Chủ động, sáng tạo, phục vụ hội nhập hiệu quả và phát triển bền vững”. Được tổ chức hai năm một lần trước thềm Hội nghị Ngoại giao, Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 19 có sự tham dự của 500 là lãnh đạo, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương, các cơ quan ngoại vụ của 63 tỉnh, thành trong toàn quốc cùng Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Phát biểu khai mạc và chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: Các đại biểu cần tập trung đi sâu phân tích các vấn đề còn tồn tại, bất cập, tìm ra những “rào cản”, “nút thắt” cản trở công tác đối ngoại địa phương thời gian qua. Từ đó các đại biểu đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác đối ngoại địa phương, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với địa phương... Ngoài việc khai thác lợi thế khác biệt và tiềm năng, các địa phương cần xem xét lại, khắc phục tình trạng mỗi địa phương “tự độc lập tác chiến” để tiến tới cùng “chung tay", cùng liên kết, phân công, hợp tác với các địa phương khác để phát huy lợi thế của từng vùng trong hợp tác cấp độ địa phương với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài… Bộ Ngoại giao và các cơ quan ngoại vụ địa phương sẽ tăng cường phối hợp để hỗ trợ địa phương xây dựng kế hoạch, kết nối về kinh tế, xây dựng thương hiệu, thu hút nguồn lực phát triển địa phương, làm tốt công tác thu hút đầu tư nước ngoài, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ.
Kể từ Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 18 đến nay, các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao hoàn thiện hồ sơ và được UNESCO công nhận 7 danh hiệu, nâng tổng số do sản của các địa phương Việt Nam được UNESCO công nhận là 38 danh hiệu. Việc kết nối kiều bào trực tiếp với các địa phương được triển khai thực chất khắp cả nước, góp phần thực hiện mục tiêu đại đoàn kết dân tộc vừa huy động nguồn lực kiều bào. Bên cạnh đó, người Việt Nam ở nước ngoài cũng tham gia nhiều hoạt động tại địa phương như quyên góp hỗ trợ người nghèo, xây dựng cơ sở vật chất, các hoạt động quảng bá hình ảnh địa phương ra nước ngoài, cầu nối thu hút đầu tư vào địa phương, đóng góp vào sự phát triển của địa phương… Các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao trong công tác quản lý biên giới. Tình hình biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào, Campuchia cơ bản ổn định, chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… Bộ Ngoại giao cũng đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị nội dung, tham gia phục vụ 47 hoạt động của Lãnh đạo cấp cao liên quan đến công tác đối ngoại địa phương tập trung vào xúc tiến thương mại; tổ chức 166 đoàn Lãnh đạo Bộ đi thăm làm việc tại các địa phương trong cả nước; chủ động và tích cực phối hợp với các địa phương tổ chức 51 hội nghị, tọa đàm chuỗi hoạt động “Gặp gỡ Đại sứ”, “Giới thiệu địa phương”.../.
Khai giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII  (14/08/2018)
Tiếp tục đổi mới tư duy về đối ngoại và phát triển đất nước  (14/08/2018)
Gặp mặt kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng  (14/08/2018)
Tổng Bí thư: Học tập vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi thiết thân  (14/08/2018)
Thủ tướng tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp nước ngoài  (14/08/2018)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm