Kỳ vọng từ chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Xuất siêu nhưng quy mô còn nhỏ
Sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ có hiệu lực vào năm 2001 và sau đó, với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm 2006, buôn bán giữa Việt Nam và Mỹ mở rộng rất lớn, với tốc độ rất nhanh. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, năm 2016 vừa qua, buôn bán hai chiều đạt 53 tỷ USD, trong đó Mỹ nhập siêu 30,9 tỷ USD.
"Tôi cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ sẽ giải tỏa được tâm lý lo lắng trên, và Mỹ sẽ không thay đổi chính sách thương mại với Việt Nam, để không ảnh hưởng đến sản xuất trong nước", ông Trần Du Lịch nói.
Ông Trần Du Lịch phân tích thêm, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ và giá trị xuất khẩu sang Mỹ chiếm khoảng hơn 20% trị giá xuất khẩu của Việt Nam, nhưng so với thị trường Mỹ vẫn còn rất nhỏ. Nếu xét theo dân số, Việt Nam đứng thứ 14, chiếm hơn 1% dân số của thế giới, nhưng xuất khẩu của Việt Nam so với tổng nhập khẩu của thế giới mới chỉ chiếm chỉ khoảng 0,5%. Do vậy, nếu chia thị phần nhập khẩu của thế giới theo tỷ lệ dân số, xuất khẩu của Việt Nam phải ở mức 500 tỷ USD, tức gấp 3 lần hiện nay và điều này hoàn toàn có thể bởi năng lực sản xuất của Việt Nam vẫn còn lớn.
Tăng thu hút đầu tư để có tiếng nói từ các doanh nghiệp Mỹ
Về phía Việt Nam, cũng cần tăng thu hút đầu tư FDI từ Mỹ. Nếu có nhiều tập đoàn lớn của Mỹ, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đầu tư vào Việt Nam, sẽ tạo ra những “con sếu đầu đàn” lôi kéo các doanh nghiệp nhỏ khác đi theo. Quan trọng hơn, họ sẽ góp phần định hình chính sách thương mại của Mỹ với Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện trong số 500 công ty lớn hàng đầu của Mỹ về công nghiệp, năng lượng, hạ tầng, số đầu tư vào Việt Nam chưa nhiều, chưa có tập đoàn lớn nào coi Việt Nam là “cứ điểm”. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp Mỹ vẫn chưa coi Việt Nam là nơi có môi trường thật sự hấp dẫn.
Do đó, cần khẳng định với các đối tác Mỹ rằng môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện rõ rệt, Việt Nam minh bạch cơ chế và nhất là không có yếu tố tiêu cực, để cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tin rằng đầu tư vào Việt Nam sẽ an toàn nhất cho họ.
Theo TS. Trần Du Lịch, sau gần 20 năm khi ký hiệp định thương mại song phương, buôn bán giữa hai nước tăng trưởng rất nhanh và đến nay vẫn chưa có dấu hiện giảm tốc. Lý do là bởi Việt Nam không đi vào phân khúc cao cấp, cũng không phải là hàng giá rẻ loại 1 USD mà đi vào phân khúc trung bình. Phân khúc đó, ở thị trường Mỹ là mênh mông, dư địa cho hàng Việt vẫn còn rất lớn.
"Nếu chuyến đi của Thủ tướng giải tỏa được tâm lý cho doanh nghiệp trong nước, đồng thời tạo được niềm tin cho giới đầu tư Mỹ thì quan hệ kinh tế giữa hai nước theo tôi sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, sẽ giải tỏa được những lo ngại cho rằng, nếu không có TPP, thương mại hai nước sẽ không phát triển được", TS. Trần Du Lịch đưa quan điểm.
Vẫn cần cải cách theo những cam kết TPP
Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng Việt Nam cần phải tiếp tục cải cách thể chế theo những nội dung cam kết TPP. Bởi tuân thủ những điều kiện đó, nghĩa là chúng ta đang tự cải thiện môi trường đầu tư, tự tuân thủ những điều kiện thương mại theo một tiêu chuẩn khắt khe nhất.
Việc tuân thủ những điều kiện của TPP tuy khắc nghiệt nhưng sẽ giúp được rất nhiều cho Việt Nam, như nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, tiết kiệm rất lớn ngân sách, đặc biệt tạo được một môi trường bình đẳng, có “đất” cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính, không còn dư địa cho những doanh nghiệp làm ăn bất chính tồn tại.
Theo TS. Trần Du Lịch, điều đáng mừng là gần đây, những vấn đề như xóa bỏ đặc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, vấn đề mua sắm công, cải cách thuế, bảo đảm môi trường, phân bổ nguồn lực... mà TPP quy định rất khắt khe đã được Chính phủ rất quan tâm và tình hình thực tế đã có nhiều cải thiện.
Và theo quy định của WTO, năm 2018 tới đây sẽ là thời hạn để các nước, trong đó có Mỹ xem xét để công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Được công nhận sẽ là lợi thế rất lớn để giải quyết những tranh chấp thương mại, nhất là các vụ kiện bán phá giá mà chủ yếu xuất phát từ thị trường Mỹ.
Tuy vẫn còn những khó khăn cần tháo gỡ, nhưng có thể nói quan hệ hai nước Việt Nam và Mỹ hiện đang trong giai đoạn thuận lợi là chính. Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ đang được cộng đồng doanh nghiệp chờ đón, kỳ vọng quan hệ hai nước sẽ có một giai đoạn mới tốt đẹp hơn, đặc biệt là tiếp tục mở rộng hơn nữa thị trường Mỹ cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam./.
Hà Nội làm tốt, có nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy  (27/05/2017)
Tháng công nhân 2017: Thành phố Hồ Chí Minh tuyên dương 34 doanh nghiệp tiêu biểu chăm lo tốt cho công nhân lao động  (27/05/2017)
Việt Nam tham dự Hội nghị ASEM về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ  (27/05/2017)
G7 nhất trí đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố  (27/05/2017)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay