Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 27-3 đến ngày 02-4-2017)
22:49, ngày 03-04-2017
TCCSĐT - Quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Thụy Sỹ trong thời gian qua phát triển tốt đẹp, nhất là trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, thương mại - đầu tư, hợp tác phát triển. Hai bên mong muốn tiếp tục trao đổi đoàn các cấp, hợp tác tại các diễn đàn, nghị viện đa phương nhằm tăng cường sự hiểu biết, tin cậy về chính trị, tạo động lực thúc đẩy quan hệ giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư - Đô trưởng Vientiane Sinlavong Khoutphaythoune thăm và làm việc tại Việt Nam
Chiều 27-03-2017, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp thân mật đồng chí Sinlavong, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư - Đô trưởng Vientiane dẫn đầu Đoàn đại biểu Thủ đô Viêng Chăn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường hợp tác giữa hai Thủ đô Hà Nội - Vientiane.
Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tình hữu nghị đặc biệt, truyền thống lâu đời của quan hệ Việt - Lào, được các thế hệ nhân dân hai nước dày công vun đắp, đây là tài sản chung vô giá cần tiếp tục được gìn giữ, phát huy trong tương lai. Vui mừng nhận thấy, thời gian qua hai nước thường xuyên duy trì hoạt động trao đổi Đoàn, từ cấp cao đến các bộ, ngành, địa phương, các nhà lãnh đạo Việt Nam đánh giá cao kết quả và định hướng hợp tác giữa hai Thủ đô Hà Nội - Vientiane trên các lĩnh vực; mong muốn hai bên tiếp tục triển khai những hoạt động trao đổi, hợp tác, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Trân trọng cảm ơn Tổng Bí Thư và Thủ tướng đã dành thời gian tiếp, Đô trưởng Thủ đô Vientiane Sinlavong bày tỏ vui mừng được tới thăm Việt Nam, đón nhận những tình cảm tốt đẹp của người dân Hà Nội và đặc biệt là của các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam. Đô trưởng Sinlavong Khoutphaythoune vui mừng thông báo với Tổng Bí Thư và Thủ tướng về những thành tựu trong hợp tác và kết quả làm việc mới đây giữa hai thành phố Hà Nội - Vientiane; đồng thời cho biết, trên cơ sở tình đồng chí anh em, lãnh đạo hai bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới. Đô trưởng Sinlavong Khoutphaythoune mong muốn Tổng Bí Thư và Thủ tướng tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện cho các chương trình, dự án hợp tác giữa hai Thủ đô ngày càng đạt được nhiều thành tựu mới.
Tối cùng ngày, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã tiếp xã giao Đô trưởng Vientiane Sinlavong Khoutphaythoune.
Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Nhà nước Thụy Sỹ thăm chính thức Việt Nam
Từ ngày 28 đến ngày 31-3-2017, Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Nhà nước (Thượng viện) Liên bang Thụy Sỹ do Chủ tịch Thượng viện Ivo Bischofberger dẫn đầu, đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Liên bang Thụy Sỹ đã hội đàm với Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu; chào xã giao Chủ tịch nước Trần Đại Quang; làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên nhất trí trong thời gian tới phối hợp chặt chẽ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Đặc biệt là đào tạo nghề có kết nối với các doanh nghiệp Thụy Sỹ đang đầu tư tại Việt Nam; hỗ trợ xây dựng hệ thống giáo dục chất lượng cao, gắn nghiên cứu khoa học - công nghệ với đào tạo tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu; tăng số học bổng và tạo điều kiện cho nhiều sinh viên Việt Nam sang nghiên cứu, học tập trong các ngành nổi tiếng của Thụy Sỹ như: luật, ngân hàng, kỹ thuật cao, du lịch… Thụy Sỹ khẳng định sẽ tổ chức những khóa đào tạo nghề cho Việt Nam. Hai bên khẳng định hợp tác nghị viện là một trong những kênh hợp tác hiệu quả trong quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Sỹ; đồng thời vui mừng nhận thấy quan hệ song phương giữa Quốc hội hai nước phát triển tốt đẹp; hoạt động trao đổi đoàn được duy trì, hợp tác trên các diễn đàn đa phương được tăng cường. Hai bên nhất trí thời gian tới tăng cường hoạt động trao đổi Đoàn cấp cao, các Ủy ban, nhóm nghị sĩ hữu nghị để trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động nghị viện, làm cơ sở phát triển quan hệ sâu rộng, thiết thực và hiệu quả trên mọi lĩnh vực.
Nhân dịp này, Chủ tịch Ivo Bischofberger dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Nhà nước Liên bang Thụy Sỹ đã tới đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm Khu di tích Nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch, thăm Nhà Quốc hội.
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Nam Phi lần thứ 2
Ngày 29-3-2017, tại thủ đô Pretoria, Cộng hòa Nam Phi, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tiến sĩ Samson Makhudu Gulube, Quốc vụ khanh Quốc phòng Cộng hòa Nam Phi, đã đồng chủ trì Cuộc Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Nam Phi lần thứ 2.
Dự cuộc đối thoại lần này, Tiến sĩ Gulube nêu rõ, quan hệ Nam Phi - Việt Nam đang trên đà phát triển trong nhiều lĩnh vực. Với nỗ lực của hai bên, trên tinh thần Bản ghi nhớ hợp tác ký năm 2006, quan hệ quốc phòng giữa hai nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực kể từ cuộc Đối thoại lần thứ nhất năm 2015. Tiến sĩ Gulube tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Nam Phi đối với hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa hai nước. Phía Nam Phi sẵn sàng tiếp nhận học viên Việt Nam sang tham dự các khóa đào tạo tại các học viện, nhà trường của quân đội Nam Phi. Quốc vụ khanh về Quốc phòng của Nam Phi cũng thông báo về đặc điểm tình hình châu Phi và chính sách quốc phòng, hoạt động của quân đội Nam Phi hiện nay.
Về phần mình, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã thông báo về tình hình an ninh châu Á - Thái Bình Dương, khu vực được thế giới chú ý trong những năm vừa qua. Về vấn đề Biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ lập trường của Việt Nam là mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Giới thiệu về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, Nam Phi là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực này. Việt Nam cũng coi trọng hợp tác công nghiệp quốc phòng và mở rộng hợp tác hậu cần, quân y, đào tạo với Nam Phi. Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận học viên Nam Phi tham dự các khóa học của Học viện Quốc phòng Việt Nam.
Hội nghị ASEM về giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững
Từ ngày 30 đến ngày 31-3-2017, tại thành phố Huế, đã diễn ra Hội nghị ASEM với chủ đề “Giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững”. 17 bài tham luận do các diễn giả Việt Nam và quốc tế trình bày, chia sẻ kinh nghiệm ở cấp độ quốc gia và quốc tế tập trung vào vấn đề: Vai trò của giáo dục và nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI vì mục tiêu phát triển bền vững; cơ hội, thách thức và vai trò của các bên liên quan; thực tiễn và bài học kinh nghiệm tại châu Á và châu Âu; từ tầm nhìn đến hành động: tăng cường sự hợp tác Á-Âu trong giáo dục sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực vì phát triển bền vững.
Hội nghị đã thống nhất một số nội dung cơ bản gồm: Đẩy mạnh tiếp cận liên ngành trong giáo dục và đào tạo nhằm phát triển con người toàn diện, tạo cơ hội học tập suốt đời gắn với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan trong việc xây dựng chương trình giáo dục và đào tạo gắn với việc lồng ghép, tích hợp các kỹ năng cần thiết ở các cấp học và trình độ đào tạo trong bối cảnh hội nhập và quốc tế hóa của thế kỷ 21; thu hẹp khoảng cách phát triển về giáo dục sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực giữa các thành viên ASEM; tăng cường giáo dục STEM và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) trong đổi mới giáo dục và đào tạo; đa dạng hóa các hình thức liên kết và hợp tác, tăng cường hợp tác công-tư, đổi mới và chuyển giao công nghệ trong giáo dục và đào tạo, xây dựng và triển khai “Chương trình nghị sự Kỹ năng ASEM Thế kỷ 21”; thiết lập mạng chia sẻ thông tin về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI.
Trong khuôn khổ hợp tác Diễn đàn Á - Âu (ASEM), hội nghị góp phần thúc đẩy hợp tác Á - Âu giải quyết các vấn đề liên quan đến giáo dục, lao động, việc làm, đề xuất về tầm nhìn giáo dục và phát triển nhân lực của ASEM. Hội nghị là tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEM lần thứ 6 (ASEAMME6) dự kiến tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 11-2017, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13 tại Nay Pyi Taw, Myanmar vào tháng 11-2017 và Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 12 tại Brussels vào năm 2018...
Việt Nam trở thành thành viên của Liên đoàn Văn hóa dân gian thế giới
Ngày 31-3-2017, tại phiên họp toàn thể của Hội đồng Điều hành IGF, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã chính thức được kết nạp vào Liên đoàn Văn hóa dân gian thế giới (IGF) và trở thành thành viên thứ 56 của tổ chức này. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng tạo thuận lợi để quảng bá tới bạn bè quốc tế những nét đặc trưng của văn hóa dân gian Việt Nam thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, giới thiệu các lễ hội, tín ngưỡng và phong tục tập quán…
Chủ tịch IGF Dorel Cosma bày tỏ sự hài lòng khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 56 của IGF. Theo ông, đây là mốc quan trọng đối với sự phát triển của IGF. Ông cũng đánh giá cao sự phong phú và đa dạng của kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam và tin tưởng rằng sự tham gia tích cực của Việt Nam sẽ đóng góp vào thành công của IGF trong tương lai.
Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thành Vượng cho biết, kể từ bây giờ, Việt Nam có thể tiếp cận thông tin và tham gia các dự án chia sẻ các giá trị văn hóa dân gian đối với các nước thành viên của IGF, tham gia vào hệ thống bảo tàng dân gian và được trợ giúp về mặt kỹ thuật và tài chính vì IGF có nguồn vốn hỗ trợ của UNESCO. Việc trở thành thành viên của IGF sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam cử các đoàn nghệ thuật tham gia vào các hoạt động văn hóa dân gian tổ chức tại các nước. Vào tháng 7 tới, đoàn Ca múa nhạc Việt Nam sẽ đi biểu diễn tại 7 nước châu Âu, trong khuôn khổ tài trợ của IGF.
Việt Nam tham dự cuộc họp Hội đồng điều hành và phiên họp toàn thể Đại hội đồng IPU 136
Ngày 02-4-2017, tại thủ đô Dhaka (Bangladesh) đã diễn ra cuộc họp của Hội đồng điều hành và phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 136 với sự tham dự của các nghị sĩ đến từ 132 quốc gia. Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu đã tham dự các cuộc họp trên.
Tại cuộc gặp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã đánh giá cao những thành tựu của Sri Lanka trong giữ vững ổn định, hòa hợp dân tộc, phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Sri Lanka. Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ hài lòng về những tiến triển tích cực trong hợp tác song phương đã đạt được sau 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (21-7-1970 - 21-7-2017), đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc và Phong trào Không liên kết.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, chú trọng hợp tác giữa các ủy ban chuyên môn của Quốc hội; nghiên cứu, trao đổi, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đưa kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng cao hơn nữa; tích cực triển khai Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Sri Lanka; thúc đẩy trao đổi thông tin và khuyến khích các doanh nghiệp hai nước tham gia tích cực vào các hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực khác như khai thác, nuôi trồng, chế biến và nhập khẩu thủy sản; tăng cường kết nối thông qua triển khai Hiệp định Vận chuyển hàng không giữa hai chính phủ; và đề nghị phía Sri Lanka sớm phản hồi về dự thảo “Thỏa thuận hợp tác giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Đại học và Giao thông đường bộ Sri Lanka”.
Chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã có cuộc hội kiến Thủ tướng nước chủ nhà Sheikh Hasina. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Giàu, thành viên Ban chấp hành IPU đã có cuộc tiếp đoàn đại biểu Quốc hội Hàn Quốc. Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam còn tham dự các cuộc họp của Ban chỉ đạo Đại hội đồng, Diễn đàn nghị sĩ trẻ IPU, ban lãnh đạo Ủy ban các vấn đề Liên hợp quốc, Ủy ban Thường trực về Hòa bình và An ninh quốc tế, Hội nghị Hiệp hội các tổng thư ký nghị viện, họp ủy ban 1, ủy ban 2./.
Chiều 27-03-2017, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp thân mật đồng chí Sinlavong, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư - Đô trưởng Vientiane dẫn đầu Đoàn đại biểu Thủ đô Viêng Chăn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường hợp tác giữa hai Thủ đô Hà Nội - Vientiane.
Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tình hữu nghị đặc biệt, truyền thống lâu đời của quan hệ Việt - Lào, được các thế hệ nhân dân hai nước dày công vun đắp, đây là tài sản chung vô giá cần tiếp tục được gìn giữ, phát huy trong tương lai. Vui mừng nhận thấy, thời gian qua hai nước thường xuyên duy trì hoạt động trao đổi Đoàn, từ cấp cao đến các bộ, ngành, địa phương, các nhà lãnh đạo Việt Nam đánh giá cao kết quả và định hướng hợp tác giữa hai Thủ đô Hà Nội - Vientiane trên các lĩnh vực; mong muốn hai bên tiếp tục triển khai những hoạt động trao đổi, hợp tác, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Trân trọng cảm ơn Tổng Bí Thư và Thủ tướng đã dành thời gian tiếp, Đô trưởng Thủ đô Vientiane Sinlavong bày tỏ vui mừng được tới thăm Việt Nam, đón nhận những tình cảm tốt đẹp của người dân Hà Nội và đặc biệt là của các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam. Đô trưởng Sinlavong Khoutphaythoune vui mừng thông báo với Tổng Bí Thư và Thủ tướng về những thành tựu trong hợp tác và kết quả làm việc mới đây giữa hai thành phố Hà Nội - Vientiane; đồng thời cho biết, trên cơ sở tình đồng chí anh em, lãnh đạo hai bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới. Đô trưởng Sinlavong Khoutphaythoune mong muốn Tổng Bí Thư và Thủ tướng tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện cho các chương trình, dự án hợp tác giữa hai Thủ đô ngày càng đạt được nhiều thành tựu mới.
Tối cùng ngày, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã tiếp xã giao Đô trưởng Vientiane Sinlavong Khoutphaythoune.
Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Nhà nước Thụy Sỹ thăm chính thức Việt Nam
Từ ngày 28 đến ngày 31-3-2017, Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Nhà nước (Thượng viện) Liên bang Thụy Sỹ do Chủ tịch Thượng viện Ivo Bischofberger dẫn đầu, đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Liên bang Thụy Sỹ đã hội đàm với Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu; chào xã giao Chủ tịch nước Trần Đại Quang; làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên nhất trí trong thời gian tới phối hợp chặt chẽ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Đặc biệt là đào tạo nghề có kết nối với các doanh nghiệp Thụy Sỹ đang đầu tư tại Việt Nam; hỗ trợ xây dựng hệ thống giáo dục chất lượng cao, gắn nghiên cứu khoa học - công nghệ với đào tạo tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu; tăng số học bổng và tạo điều kiện cho nhiều sinh viên Việt Nam sang nghiên cứu, học tập trong các ngành nổi tiếng của Thụy Sỹ như: luật, ngân hàng, kỹ thuật cao, du lịch… Thụy Sỹ khẳng định sẽ tổ chức những khóa đào tạo nghề cho Việt Nam. Hai bên khẳng định hợp tác nghị viện là một trong những kênh hợp tác hiệu quả trong quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Sỹ; đồng thời vui mừng nhận thấy quan hệ song phương giữa Quốc hội hai nước phát triển tốt đẹp; hoạt động trao đổi đoàn được duy trì, hợp tác trên các diễn đàn đa phương được tăng cường. Hai bên nhất trí thời gian tới tăng cường hoạt động trao đổi Đoàn cấp cao, các Ủy ban, nhóm nghị sĩ hữu nghị để trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động nghị viện, làm cơ sở phát triển quan hệ sâu rộng, thiết thực và hiệu quả trên mọi lĩnh vực.
Nhân dịp này, Chủ tịch Ivo Bischofberger dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Nhà nước Liên bang Thụy Sỹ đã tới đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm Khu di tích Nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch, thăm Nhà Quốc hội.
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Nam Phi lần thứ 2
Ngày 29-3-2017, tại thủ đô Pretoria, Cộng hòa Nam Phi, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tiến sĩ Samson Makhudu Gulube, Quốc vụ khanh Quốc phòng Cộng hòa Nam Phi, đã đồng chủ trì Cuộc Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Nam Phi lần thứ 2.
Dự cuộc đối thoại lần này, Tiến sĩ Gulube nêu rõ, quan hệ Nam Phi - Việt Nam đang trên đà phát triển trong nhiều lĩnh vực. Với nỗ lực của hai bên, trên tinh thần Bản ghi nhớ hợp tác ký năm 2006, quan hệ quốc phòng giữa hai nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực kể từ cuộc Đối thoại lần thứ nhất năm 2015. Tiến sĩ Gulube tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Nam Phi đối với hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa hai nước. Phía Nam Phi sẵn sàng tiếp nhận học viên Việt Nam sang tham dự các khóa đào tạo tại các học viện, nhà trường của quân đội Nam Phi. Quốc vụ khanh về Quốc phòng của Nam Phi cũng thông báo về đặc điểm tình hình châu Phi và chính sách quốc phòng, hoạt động của quân đội Nam Phi hiện nay.
Về phần mình, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã thông báo về tình hình an ninh châu Á - Thái Bình Dương, khu vực được thế giới chú ý trong những năm vừa qua. Về vấn đề Biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ lập trường của Việt Nam là mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Giới thiệu về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, Nam Phi là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực này. Việt Nam cũng coi trọng hợp tác công nghiệp quốc phòng và mở rộng hợp tác hậu cần, quân y, đào tạo với Nam Phi. Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận học viên Nam Phi tham dự các khóa học của Học viện Quốc phòng Việt Nam.
Hội nghị ASEM về giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững
Từ ngày 30 đến ngày 31-3-2017, tại thành phố Huế, đã diễn ra Hội nghị ASEM với chủ đề “Giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững”. 17 bài tham luận do các diễn giả Việt Nam và quốc tế trình bày, chia sẻ kinh nghiệm ở cấp độ quốc gia và quốc tế tập trung vào vấn đề: Vai trò của giáo dục và nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI vì mục tiêu phát triển bền vững; cơ hội, thách thức và vai trò của các bên liên quan; thực tiễn và bài học kinh nghiệm tại châu Á và châu Âu; từ tầm nhìn đến hành động: tăng cường sự hợp tác Á-Âu trong giáo dục sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực vì phát triển bền vững.
Hội nghị đã thống nhất một số nội dung cơ bản gồm: Đẩy mạnh tiếp cận liên ngành trong giáo dục và đào tạo nhằm phát triển con người toàn diện, tạo cơ hội học tập suốt đời gắn với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan trong việc xây dựng chương trình giáo dục và đào tạo gắn với việc lồng ghép, tích hợp các kỹ năng cần thiết ở các cấp học và trình độ đào tạo trong bối cảnh hội nhập và quốc tế hóa của thế kỷ 21; thu hẹp khoảng cách phát triển về giáo dục sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực giữa các thành viên ASEM; tăng cường giáo dục STEM và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) trong đổi mới giáo dục và đào tạo; đa dạng hóa các hình thức liên kết và hợp tác, tăng cường hợp tác công-tư, đổi mới và chuyển giao công nghệ trong giáo dục và đào tạo, xây dựng và triển khai “Chương trình nghị sự Kỹ năng ASEM Thế kỷ 21”; thiết lập mạng chia sẻ thông tin về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI.
Trong khuôn khổ hợp tác Diễn đàn Á - Âu (ASEM), hội nghị góp phần thúc đẩy hợp tác Á - Âu giải quyết các vấn đề liên quan đến giáo dục, lao động, việc làm, đề xuất về tầm nhìn giáo dục và phát triển nhân lực của ASEM. Hội nghị là tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEM lần thứ 6 (ASEAMME6) dự kiến tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 11-2017, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13 tại Nay Pyi Taw, Myanmar vào tháng 11-2017 và Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 12 tại Brussels vào năm 2018...
Việt Nam trở thành thành viên của Liên đoàn Văn hóa dân gian thế giới
Ngày 31-3-2017, tại phiên họp toàn thể của Hội đồng Điều hành IGF, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã chính thức được kết nạp vào Liên đoàn Văn hóa dân gian thế giới (IGF) và trở thành thành viên thứ 56 của tổ chức này. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng tạo thuận lợi để quảng bá tới bạn bè quốc tế những nét đặc trưng của văn hóa dân gian Việt Nam thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, giới thiệu các lễ hội, tín ngưỡng và phong tục tập quán…
Chủ tịch IGF Dorel Cosma bày tỏ sự hài lòng khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 56 của IGF. Theo ông, đây là mốc quan trọng đối với sự phát triển của IGF. Ông cũng đánh giá cao sự phong phú và đa dạng của kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam và tin tưởng rằng sự tham gia tích cực của Việt Nam sẽ đóng góp vào thành công của IGF trong tương lai.
Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thành Vượng cho biết, kể từ bây giờ, Việt Nam có thể tiếp cận thông tin và tham gia các dự án chia sẻ các giá trị văn hóa dân gian đối với các nước thành viên của IGF, tham gia vào hệ thống bảo tàng dân gian và được trợ giúp về mặt kỹ thuật và tài chính vì IGF có nguồn vốn hỗ trợ của UNESCO. Việc trở thành thành viên của IGF sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam cử các đoàn nghệ thuật tham gia vào các hoạt động văn hóa dân gian tổ chức tại các nước. Vào tháng 7 tới, đoàn Ca múa nhạc Việt Nam sẽ đi biểu diễn tại 7 nước châu Âu, trong khuôn khổ tài trợ của IGF.
Việt Nam tham dự cuộc họp Hội đồng điều hành và phiên họp toàn thể Đại hội đồng IPU 136
Ngày 02-4-2017, tại thủ đô Dhaka (Bangladesh) đã diễn ra cuộc họp của Hội đồng điều hành và phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 136 với sự tham dự của các nghị sĩ đến từ 132 quốc gia. Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu đã tham dự các cuộc họp trên.
Tại cuộc gặp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã đánh giá cao những thành tựu của Sri Lanka trong giữ vững ổn định, hòa hợp dân tộc, phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Sri Lanka. Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ hài lòng về những tiến triển tích cực trong hợp tác song phương đã đạt được sau 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (21-7-1970 - 21-7-2017), đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc và Phong trào Không liên kết.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, chú trọng hợp tác giữa các ủy ban chuyên môn của Quốc hội; nghiên cứu, trao đổi, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đưa kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng cao hơn nữa; tích cực triển khai Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Sri Lanka; thúc đẩy trao đổi thông tin và khuyến khích các doanh nghiệp hai nước tham gia tích cực vào các hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực khác như khai thác, nuôi trồng, chế biến và nhập khẩu thủy sản; tăng cường kết nối thông qua triển khai Hiệp định Vận chuyển hàng không giữa hai chính phủ; và đề nghị phía Sri Lanka sớm phản hồi về dự thảo “Thỏa thuận hợp tác giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Đại học và Giao thông đường bộ Sri Lanka”.
Chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã có cuộc hội kiến Thủ tướng nước chủ nhà Sheikh Hasina. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Giàu, thành viên Ban chấp hành IPU đã có cuộc tiếp đoàn đại biểu Quốc hội Hàn Quốc. Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam còn tham dự các cuộc họp của Ban chỉ đạo Đại hội đồng, Diễn đàn nghị sĩ trẻ IPU, ban lãnh đạo Ủy ban các vấn đề Liên hợp quốc, Ủy ban Thường trực về Hòa bình và An ninh quốc tế, Hội nghị Hiệp hội các tổng thư ký nghị viện, họp ủy ban 1, ủy ban 2./.
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách  (03/04/2017)
Việt Nam tham dự phiên họp toàn thể Đại hội đồng IPU 136  (03/04/2017)
Việt Nam-Nhật Bản hợp tác trong phát triển lực lượng gìn giữ hòa bình  (03/04/2017)
Việt Nam-Nhật Bản hợp tác trong phát triển lực lượng gìn giữ hòa bình  (03/04/2017)
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay