Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 1-6-2009 đến 7-6-2009)
1. Liên hợp quốc điều tra cuộc chiến ở Ga-da
Ngày 1-6, một phái đoàn của Liên hợp quốc đã tới Dải Ga-da để tiến hành điều tra các cáo buộc rằng. I-xra-en và Phong trào Hồi giáo Ha-mát đã phạm tội ác chiến tranh trong cuộc chiến 3 tuần do I-xra-en phát động tại vùng lãnh thổ trên hồi cuối năm 2008. Phái đoàn này gồm 15 chuyên gia pháp lý được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc chỉ định. Phát biểu với báo giới tại Ga-da, thẩm phán người Nam Phi Rích-chác Gôn-xtơn (Richard Goldston), Trưởng phái đoàn điều tra, cho biết nhiệm vụ của phái đoàn lần này là điều tra, lắng nghe và quan sát tất cả những gì liên quan đến tội ác đã xảy ra tại Ga-da cũng như những gì xâm phạm các quyền con người và các điều ước quốc tế. Đoàn đã vào Ga-da qua cửa khẩu với Ai Cập. Ha-mát, lực lượng đang kiểm soát Ga-da từ tháng 6-2007, tuyên bố sẵn sàng hợp tác với phái đoàn điều tra của Liên hợp quốc. Phát ngôn viên của phong trào này, ông Fa-di Bát-hăm (Fawzi Barhoum) cho biết, Ha-mát đánh giá cao mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế tới Ga-da để phơi bày những tội ác chống lại phụ nữ và trẻ em ở vùng lãnh thổ này.
2. Tuyên bố chung của hội nghị cấp cao ASEAN - Hàn Quốc
Chiều ngày 2-6-2009, Hội nghị cấp cao ASEAN - Hàn Quốc kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối thoại đã bế mạc tại đảo Chê-chu. Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và ASEAN đã ký Tuyên bố chung, khẳng định, ASEAN và Hàn Quốc đã phát triển mối quan hệ hợp tác cùng có lợi trên cơ sở tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau trong 20 năm qua, đã đạt tiến bộ vững chắc trên nhiều lĩnh vực, phù hợp với Tuyên bố chung về Quan hệ Ðối tác Hợp tác toàn diện 2004 nhân dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc và Kế hoạch Hành động triển khai Tuyên bố chung năm 2005. Trên tinh thần đó, ASEAN đánh giá cao nỗ lực của Hàn Quốc nhằm tăng cường quan hệ với các nước thành viên ASEAN thông qua việc triển khai "Sáng kiến châu Á mới".
3. Nga và Mỹ kết thúc vòng đàm phán thứ hai về START
Ngày 3-6, đại diện của Nga và Mỹ tại Giơ-ne-vơ cùng xác nhận vòng hai cuộc đàm phán về START đã kết thúc, song đều không đưa ra bình luận về kết quả thương lượng, cũng như không thông báo thời gian tiến hành vòng đàm phán kế tiếp. Vòng đầu tiên trong khuôn khổ cuộc đàm phán này, diễn ra tại Mát-xcơ-va ngày 20-5 vừa qua, được phía Nga đánh giá là "thành công". Hai bên đã thảo luận một loạt vấn đề liên quan tới việc chuẩn bị nội dung hiệp ước mới, cũng như những điểm chủ chốt của bản báo cáo về kết quả tiến trình đàm phán, sẽ được trình lên tổng thống hai nước trong cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ nhân chuyến thăm Mát-xcơ-va dự kiến vào tháng 7 tới của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ma-ba. Nga và Mỹ đang tìm kiếm một thỏa thuận mới thay thế START-1, văn kiện được ký năm 1991 và được xem là hòn đá tảng cho việc kiểm soát vũ khí chiến lược, trước khi hiệp ước này hết hiệu lực vào ngày 5-12 tới. Kết quả cuộc đàm phán này được đánh giá là sẽ có tác động sâu rộng tới an ninh toàn cầu. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán về vấn đề này hiện vẫn còn nhiều trở ngại, trong đó có những bất đồng về kế hoạch của Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu. Ngoài ra, phía Nga cũng yêu cầu có một hiệp ước mới bao quát, hạn chế cả đầu đạn hạt nhân lẫn các vật mang như tên lửa và máy bay ném bom, trong khi Oa-sinh-tơn chỉ muốn tập trung vào các đầu đạn hạt nhân đã được đưa vào thành phần trực chiến.
4. Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma tới một số nước Trung Đông
Tại Đại học Cai-rô, Ai Cập, trong bài phát biểu của mình, ông Ô-ba-ma tuyên bố chấm dứt vòng quay của sự ngờ vực và bất hoà giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo để bắt đầu sự khởi đầu mới cho mối quan hệ giữa hai bên. Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma thừa nhận rằng Mỹ và thế giới Hồi giáo đã có “nhiều năm ngờ vực” và cả hai bên cần tạo ra “nỗ lực liên tục để tôn trọng lẫn nhau và tìm kiếm nền tảng chung” và thừa nhận rằng “một bài diễn thuyết đơn thuần không thể xoá đi nhiều năm ngờ vực” nhưng muốn cả hai bên nên nói chuyện cởi mở. Về chủ đề chính I-rắc và Áp-ga-ni-xtan, Tổng thống Mỹ nói: “Chúng tôi sẽ hài lòng đưa từng người lính Mỹ trở về nhà nếu chúng tôi có thể tin rằng không còn những kẻ bạo lực cực đoan tại Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-xtan muốn sát hại càng nhiều người Mỹ càng tốt”. Về vấn đề I-xra-en và Pa-lét-xtin, ông Ô-ba-ma nói mối quan hệ với I-xra-en là “không thể phá vỡ”. “Những người Pa-lét-xtin phải từ bỏ bạo lực. Đối đầu bằng bạo lực và giết người là sai lầm”. Nhưng ông cũng nói rằng “Hoàn cảnh của người Palestin là rất tồi tệ”.Trong việc định cư của người Israel tại Bờ tây, ông Ô-ba-ma nói “không thể có tiến trình hoà bình mà không dừng hẳn việc xây dựng”.“Nước Mỹ không chấp nhận tính hợp pháp trong việc tiếp tục xây dựng các khu định cư của người I-xra-en và đã đến lúc dừng lại các hành động này”.
5. Bầu cử Nghị viện châu Âu
Từ ngày 4-6 đến 7-6-2009 diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu tại 27 nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU). Trong số gần 500 triệu dân tại 27 nước thành viên EU có hơn 375 triệu cử tri đủ tư cách tham gia cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu lần này. Các cuộc bầu cử được bắt đầu tại Anh và Hà Lan vào ngày 4-6-2009. Tiếp theo là Ai-len(5-6); Lat-vi-a, Síp, Man-ta và Xlô-va-ki-a (6-6); hai nước bỏ phiếu trong hai ngày: CH Séc (5 và 6-6), I-ta-li-a (6 và 7-6) và các nước bỏ phiếu ngày 7-6 là: Áo, Bỉ, Bun-ga-ri, Ðan Mạch, E-xtô-ni-a, Phần Lan, Pháp, Ðức, Hy Lạp, Hung-ga-ri, Lít-va, Luc-xăm-bua, Ba Lan, Bồ Ðào Nha, Ru-ma-ni, Xlô-ve-ni-a và Thụy Ðiển. Sau khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc ở tất cả các nước thành viên, các nước mới được công bố kết quả bầu cử.
6. Công đảng Anh thất bại trong cuộc bầu cử địa phương 2009
Tính đến hết ngày 5-6-2009, Công đảng cầm quyền của Thủ tướng Gô-đơn Brao đã thất bại hoàn toàn trong cuộc bầu cử địa phương năm 2009 tại 34 đơn vị bầu cử thuộc khu vực Eng-lan. Kết quả kiểm phiếu tại 33/34 đơn vị bầu cử cho thấy, Công đảng mất 272 ghế và đảng Dân chủ tự do mất 4 ghế, trong khi đảng Bảo thủ đối lập đã giành được thêm 230 ghế và các ghế còn lại rơi vào tay các đảng nhỏ khác. Kết quả cũng cho thấy, đảng Bảo thủ chiếm đa số và nắm quyền kiểm soát tại 29 đơn vị bầu cử, đảng Dân chủ Tự do nắm giữ một đơn vị bầu cử. Công đảng mất quyền kiểm soát tại cả bốn đơn vị bầu cử còn lại. Thủ tướng Gô-đơn Brao thừa nhận, đây là thất bại cay đắng của Công đảng và lên tiếng nhận trách nhiệm trước các đảng viên về sự đi xuống này.
7. Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) bãi bỏ quyết định khai trừ Cu-ba sau 47 năm
Ngày 5-6-2009, các thành viên của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) đã đồng ý xoá bỏ quyết định khai trừ Cu-ba khỏi hệ thống các quốc gia châu Mỹ suốt 47 năm qua. Mặc dù trước đó Mỹ vẫn khẳng định không nhượng bộ để Cu-ba quay lại OAS nếu nước này không thực hiện các điều kiện mà Mỹ đặt ra. Trước quyết định này, Tổng thống Hôn-đu-rat Ma-nu-en Dơ-lai-a khẳng định, “chiến tranh lạnh” đã kết thúc tại Xan Pê-đrô Xu-la. Quyết định này của OAS đã nối lại “sự chia cắt lịch sử” giữa bên tả và bên hữu và đã tháo dỡ những trở ngại để Cu-ba tham gia OAS.
8. Bế mạc Diễn đàn kinh tế quốc tế Xanh Pê-téc-bua lần thứ XIII
Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội  (08/06/2009)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 66 (5-6-2009)  (07/06/2009)
EC sẵn sàng chi 19 tỉ ơ-rô để giải quyết thất nghiệp  (06/06/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên