Tốc độ tăng giá tiêu dùng bước đầu được kiềm chế
Theo Tổng Cục thống kê, với mức tăng 0,51% so với tháng 8, tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 9 đã bước đầu được kiềm chế.
Trước đó, chỉ số này của tháng 8 tăng 0,55% so với tháng 7.
Hơn nữa, mặc dù 7 trong tổng số 10 nhóm hàng được thống kê đều tăng giá so với tháng trước nhưng mức tăng ở tất cả các mặt hàng đều dưới 2%. Nhóm hàng có mức tăng cao nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống với 1,02%; tiếp đến là dược phẩm, y tế với 0,91%.
Có hai nhóm mặt hàng giá giảm so với tháng trước là phương tiện đi lại và bưu điện, văn hoá thể thao và giải trí.
Theo nhận định của các chuyên gia, đây là kết quả bước đầu của những biện pháp kiềm chế lạm phát được triển khai khá đồng bộ thời gian qua.
Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 9 đã tăng tới tới 8,8%, mức cao nhất từ nhiều năm nay.
Việc Chính phủ thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng từ đầu tháng 8 được coi là một giải pháp tích cực nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào sự kiểm soát của Chính phủ đối với các cơ quan nhập khẩu để cân bằng lợi ích của các doanh nghiệp này với lợi ích chung của xã hội và nền kinh tế.
Để đảm bảo chỉ tiêu kiềm chế CPI không vượt tốc độ tăng trưởng 8,5% của GDP như Quốc hội đã đề ra từ đầu năm, Bộ Tài chính chủ trương sẽ tiếp tục thanh tra các yếu tố hình thành giá các mặt hàng thiết yếu tại nhiều địa phương trong cả nước từ nay đến hết năm.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, sau đợt thanh tra tại nhiều doanh nghiệp ngành sữa, thép, gas vừa qua, nhiều đơn vị cam kết không tăng giá bán. Tuy nhiên, trước sức ép của nguyên liệu đầu vào, một số doanh nghiệp vẫn buộc phải tăng giá. "Cơ quan quản lý nhà nước cũng không thể dùng mệnh lệnh hành chính để ép họ giảm giá, những mặt hàng đã theo cơ chế thị trường thì để cho thị trường tự điều tiết", ông Ninh bày tỏ quan điểm.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người tiêu dùng, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cũng cho biết, Bộ Tài chính sẽ xem xét tiếp tục cắt giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng, nếu đơn vị nào vẫn không cắt giảm chi phí, không điều chỉnh giá bán sẽ bị xử phạt và thu lại toàn bộ phần chênh lệch đó.
Dự báo của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho thấy, năm nay CPI sẽ tăng mức tối thiểu là 8,5% và tối đa là 10%.
Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế thuộc Viện này, ông Nguyễn Minh Phong nhận định rằng, từ nay đến cuối năm, giá cả sẽ diễn biến theo xu hướng giảm ở các mặt hàng thuộc diện cắt giảm thuế theo cam kết hội nhập WTO, tăng ít ở các mặt hàng do một số doanh nghiệp còn độc quyền cung cấp và vừa được Nhà nước giảm kiểm soát hành chính (điện, xăng dầu, thuốc) và giảm đối với những mặt hàng gắn với thị trường và cạnh tranh đầy đủ. Ông Phong cũng cho rằng: “Tổng bình quân xã hội, tức chỉ số CPI, vẫn sẽ tăng và đạt ngưỡng xấp xỉ 2 con số, nhưng sẽ không xảy ra lạm phát hoặc đột biến lớn, gây đổ vỡ hay ngưng trệ nền kinh tế”.
Hội thảo khoa học quốc tế: Cải cách cơ cấu ngân sách nhà nước  (25/09/2007)
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 20-8-2007 đến ngày 06-9-2007  (24/09/2007)
TẠP CHÍ CỘNG SẢN (1941)  (21/09/2007)
TẠP CHÍ CỘNG SẢN (1943)  (21/09/2007)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay