Trở về với học thuyết Mác để tìm lời giải cho cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô toàn cầu hiện nay
Cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới đang làm tiêu tan quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thị trường phi điều tiết tư bản chủ nghĩa là phương thức tốt nhất trong các quan hệ kinh tế. Lúc này, ở các nước phương Tây, người ta đang suy nghĩ lại định đề này của chủ nghĩa tự do mới. Mỹ, nước tư bản phát triển số 1 thế giới và nhiều nước đã “quốc hữu hoá” hàng loạt ngân hàng và các hãng bảo hiểm lớn đang nối đuôi nhau phá sản. Trong khi đó, có nhiều nước đang thể chế hoá công cuộc xây dựng “chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI”. Trong bối cảnh này, ngày càng có nhiều người quan tâm đến học thuyết của Các Mác về kinh tế tư bản - học thuyết đã một thời bị không ít người lãng quên.
Để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo, chúng tôi xin giới thiệu nội dung trả lời phóng vấn ông Ê-ríc Hốp-xbao (Erick Hobsbawn) - một trong những nhà sử học nổi tiếng nhất còn sống hiện nay, trên báo “Sin Permisso”, Ác-hen-ti-na.
Ông Ê-ríc Hốp-xbao cho rằng, học thuyết của Các Mác về chủ nghĩa tư bản không chỉ trở lại như là yếu tố cổ vũ chính trị tinh thần cho phong trào cánh tả đang phát triển mạnh mẽ ở Mỹ La-tinh, mà còn giúp thế giới tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô toàn cầu hiện nay, bởi Các Mác đã mô tả hoàn toàn chính xác về các quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản.
*** Báo “Sin Permissoi: Thưa giáo sư, dường như học thuyết của Các Mác đã không còn sức
sống sau khi các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô sụp đổ vì hệ thống này được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Nhưng giờ đây, các công trình của Các Mác đang được nhiều người nghiên cứu, trong đó không chỉ có các nhà chính trị, mà chủ yếu lại là các nhà kinh tế. Năm 2003, tờ báo của Pháp “Nouvel Observateur” dành trọn nội dung để viết về Các Mác với tiêu đề:“Các Mác - nhà tư tưởng của thiên niên kỷ thứ ba”. Sau đó một năm, nước Đức tiến hành bình chọn công dân Đức vĩ đại nhất trong mọi thời đại và trong các dân tộc, kết quả là đã có tới gần nửa triệu người bình chọn Các Mác, cùng với hai người nữa. Tuy nhiên, khi bình chọn “người có ảnh hưởng lớn nhất đối với thế giới đương đại” thì không ai có thể sánh được với Các Mác. Trong buổi tọa đàm với ông Giắc A-ta-li (Jacques Attali), giáo sư đã trích dẫn lời nhận xét của ông Gioóc-giơ Cô-pet (George Copets), một trong những doanh nhân thành đạt nhất trong thế giới đương đại, rằng: “Tôi thường xuyên đọc các tác phẩm của Các Mác và tìm thấy trong đó rất nhiều những tư tưởng bổ ích cho bản thân mình”. Ngài giải thích như thế nào về sự quan tâm ngày càng tăng trên thế giới đối với học thuyết của một nhà tư tưởng vĩ đại trong thế kỷ XX? Phải chăng điều này giống như là “đơn đặt hàng của lịch sử” đối với Các Mác nếu xét từ quan điểm chính trị?
Giáo sư Ê-ríc Hốp-xbao: Tôi không mảy may hoài nghi rằng, ngay trong lòng thế giới tư bản, người ta ngày càng quan tâm đến các công trình nghiên cứu của Các Mác. Mối quan tâm này trở lại, một phần, nhân dịp kỷ niệm 150 năm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của Các Mác. Nhưng, trên hết và quan trọng hơn là do cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế đầy bi kịch và đang lan tràn trên thế giới sau một quá trình toàn cầu hoá thị trường thế giới diễn ra với tốc độ cực nhanh. Các Mác đã từng dự báo nền kinh tế thế giới sẽ phát triển ra sao vào đầu thế kỷ XXI trên cơ sở phân tích kinh tế của xã hội tư bản vào thời kỳ đó.
Chúng ta không chút ngạc nhiên rằng, các nhà chính trị cũng như các doanh nhân thành đạt nhất ở phương Tây, đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính toàn cầu giờ đây đang quay trở lại nghiên cứu học thuyết của Các Mác và tìm thấy trong đó lời giải thích về nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ hệ thống tài chính của thế giới đương đại.
Trong hoạt động chính trị, nhiều nhà tri thức cánh tả hiện nay chưa biết “ứng xử” thế nào với Các Mác. Nhiều đại diện của phong trào chính trị cánh tả đã tỏ ra thất vọng trước sự sụp đổ của phong trào dân chủ - xã hội ở đa số các nước châu Âu trong những năm 1980, và hàng loạt nước đi theo tư tưởng thị trường tự do.
Sự sụp đổ hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa cũng có tác động nhất định bởi lãnh đạo các nước này khẳng định xã hội của họ được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Cái gọi là “các phong trào xã hội mới” cũng không có mối quan hệ logic nào với phong trào chống chủ nghĩa tư bản, mặc dù về phương diện cá nhân, có nhiều thành viên của những phong trào đó có thể thuộc phái chống chủ nghĩa tư bản.
Bắt đầu từ năm 1968, các phong trào chính trị cực đoan đã cho rằng, không cần phải đọc và nghiên cứu quá sâu về học thuyết của Các Mác. Học thuyết của C.Mác bị phê phán, mà cao trào là vào những năm 1980 - 1990. Hiện nay, đã có dấu hiệu cho thấy tình hình này đang thay đổi.
Báo “Sin Permissoi: Các Mác đã từng rút ra kết luận rằng, một trong những đặc trưng không thể tách rời sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Nhưng quá trình quốc tế hoá kinh tế không chỉ dẫn tới sự phát triển, củng cố hệ thống chính trị và chứng tỏ phần nào sự đúng đắn của lý thuyết về tự do kinh tế, mà còn dẫn đến những cuộc xung đột xã hội gay gắt, các cuộc khủng hoảng kinh tế và làm gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội. Cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, khởi phát từ Mỹ và lan sang các nước khác, đang có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng lớn nhất trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Vì thế, liệu có thể là đúng khi cho rằng mối quan tâm của nền chính trị đương đại đối với học thuyết của Các Mác là do cuôc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản và khả năng của nó có thể đưa ra lời giải thích về những mâu thuẫn sâu sắc của chủ nghĩa tư bản?
Giáo sư Ê-ríc Hốp-xbao: Tôi cho rằng, việc trở lại với Các Mác như là một nhà tư tưởng của phong trào cánh tả sẽ phụ thuộc vào việc chủ nghĩa tư bản khắc phục đến mức độ nào cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Bản báo đã đúng khi cho rằng sự quan tâm trở lại đối với học thuyết của Các Mác chủ yếu là do cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản, nhưng hậu quả chính trị của sự kiện này rõ ràng sẽ lớn hơn nhiều so với các sự kiện những nhăm 1990 (Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ - ND). Cuộc khủng hoảng tài chính có thể dẫn đến sự suy thoái kinh tế ở Mỹ cho thấy sự thất bại của học thuyết về thị trường tự do phi điều tiết. Hiện nay, Mỹ đang vội vàng quốc hữu hoá các xí nghiệp tài chính cỡ lớn và điều này có thể so sánh với các biện pháp đã từng được áp dụng trong cuộc đại suy thoái những năm 1930.
Trên thế giới đang diễn ra hiện tượng hạn chế tốc độ phát triển của quá trình toàn cầu hóa. Rõ ràng là, việc quay trở lại với chủ nghĩa Mác có nghĩa là thế giới cần phải nghiên cứu học thuyết của ông về chủ nghĩa tư bản và vị trí của học thuyết đó trong sự phát triển của xã hội loài người. Trước hết, một vấn đề rất cấp thiết hiện nay là phân tích sự phát triển không ổn định và theo chu kỳ của nền kinh tế tư bản thông qua các cuộc khủng hoảng kinh tế tự phát diễn ra đồng thời với những biến chuyển mạnh mẽ về chính trị và xã hội. Trong năm 1989, gần như rất nhiều người mác-xít cho rằng chủ nghĩa tự do mới sẽ giành chiến thắng vĩnh viễn và lịch sử phát triển xã hội thế là đang tiến đến hồi kết.
Báo “Sin Permissoi: Giáo sư có nhận thấy rằng, các nhà chính trị và lý luận thuộc phong trào quốc tế cánh tả từng tuyên bố có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI đã không đi theo chủ nghĩa Mác và do đó họ đã đánh mất ngôi sao dẫn đường để nghiên cứu và biến đổi xã hội?
Giáo sư Ê-ríc Hốp-xbao: Không một nhà chính trị nào trong khi tuyên bố về xây dựng chủ nghĩa xã hội lại không thể dựa vào chủ nghĩa Mác bởi vì hình thức chiếm hữu tư bản (chiếm hữu tư nhân) ở những nước đó đang được thay thế bằng hình thức chiếm hữu xã hội chủ nghĩa (chiếm hữu nhà nước). Định hướng xã hội trong chính trị và kinh tế đang trở thành hướng chủ đạo. Không thể hoàn thành thắng lợi công cuộc biến đổi đó nếu không tiến hành phân tích các công trình nghiên cứu của Các Mác. Hiện nay chúng ta biết rằng kinh tế thị trường trong xã hội hậu tư bản vẫn là động lực chủ yếu của sự phát triển. Các Mác không đề xuất về chủ nghĩa xã hội cụ thể nào trong tương lai nên Người không chịu trách nhiệm về các mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội đã từng tồn tại trong các thời gian khác nhau.
Việt Nam - Hy Lạp: mối quan hệ hợp tác hữu nghị và thân thiết  (18/10/2008)
Thông cáo số 2 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (18/10/2008)
Những gương mặt tiêu biểu - những tấm lòng nhân ái  (18/10/2008)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên