Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam biểu hiện trong chiến thắng Điện Biên Phủ
23:05, ngày 07-05-2014
TCCSĐT - Cách đây vừa tròn 60 năm, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ngoan cường; quân và dân ta đã giáng đòn quyết định đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc can thiệp Mỹ. Đây là một trong những chiến công chói lọi nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta và đi vào lịch sự nhân loại như một sự kiện đặc sắc “làm thay đổi số phận thế giới”, là kết quả hội tụ của nhiều nhân tố, trong đó có bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.
Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ in đậm dấu ấn những quyết định đúng đắn, sáng tạo của Trung ương Đảng, Bác Hồ và Tổng Tư lệnh làm chuyển hóa thế trận đưa chiến dịch tới thắng lợi
Trung ương Đảng và Bác Hồ là hạt nhân lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tiêu biểu cho bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử nói riêng. Ngay những ngày đầu kháng chiến, Trung ương Đảng và Bác Hồ với tầm nhìn chiến lược đã nhận rõ ưu thế tuyệt đối và sức mạnh vô địch của dân tộc ta, một dân tộc không cam tâm cúi đầu làm nô lệ, kiên quyết đứng lên chống thực dân xâm lược với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”; "mỗi quốc dân là một chiến sĩ. Mỗi làng xóm là một pháo đài"(1) ; với sức mạnh của hơn 20 triệu nhân dân đoàn kết, nhất định sẽ đánh tan mấy mươi vạn thực dân phản động.
Đảng ta và Bác Hồ đã xác định được đường lối kháng chiến chống Pháp đúng đắn đó là toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính để dẫn dắt nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để đi tới thắng lợi. Đường lối kháng chiến đó thấm nhuần sâu sắc truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta và vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự mác-xít: "Một dân tộc muốn giành độc lập thì không được tự hạn chế trong những phương thức tiến hành chiến tranh thông thường, khởi nghĩa của quần chúng, chiến tranh cách mạng, những đội du kích ở khắp nơi. Đó là phương thức duy nhất nhờ đó mà một dân tộc nhỏ có thể đánh thắng một nước lớn, nhờ đó một quân đội không mạnh có thể chống chọi lại một quân đội mạnh hơn"(2) .
Trong kháng chiến chống Pháp, so sánh lực lượng ban đầu bất lợi cho ta, có lợi cho địch, nhưng nhờ có ưu thế tuyệt đối về sức mạnh nhân tố chính trị tinh thần của cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ mà tương quan đó đã từng bước chuyển hoá sang thế có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Từ thế phòng ngự ban đầu, quân ta đã dần lớn mạnh chuyển sang thế cầm cự, phản công và tổng phản công, tiến tới giành thắng lợi quyết định. Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử giành thắng lợi quyết định làm thay đổi cục diện chiến tranh. Trong thắng lợi đó, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam được thể hiện rõ qua những quyết định đúng đắn, sáng tạo, kịp thời của Đảng, Bác Hồ và Tổng tư lệnh chiến dịch luôn theo sát các diễn biến trên chiến trường, đưa địch vào thế trận bày sẵn của ta để tiêu diệt.
Đảng ta, Bác Hồ và Tổng Quân ủy đã điều tra nắm vững âm mưu, ý đồ tác chiến của địch để khắc chế, làm thay đổi kế hoạch Na-va đưa quân đánh ra các vùng tự do, tìm diệt chủ lực ta (như mở các cuộc hành quân đánh ra vùng tự do Ninh Bình, Hòa Bình; đánh lên vùng Tây Nguyên...). Từ đó, Trung ương đã đồng thời chỉ đạo quân và dân ta đánh địch trên khắp các chiến trường ba nước Đông Dương, buộc địch bị động đối phó. Trong đó có quyết định sáng suốt đưa quân chủ lực ta cơ động lên Tây Bắc, giải phóng tỉnh Lai Châu, mở rộng vùng tự do xây dựng địa bàn chiến lược liên thông nước ta với vùng Thượng Lào. Quân Pháp bị động đối phó, đã vội cơ động lực lượng chủ lực, tăng quân xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo ra thế trận liên hoàn vững chắc, thách thức quân chủ lực của ta. Tướng Na-va - Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương ngạo mạn tuyên bố sẽ biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp tại Đông Dương để thu hút, “nghiền nát chủ lực đối phương” và nuôi giấc mộng thành công, coi đây là giải pháp quyết định thắng lợi cho chiến tranh Đông Dương của Pháp và Mỹ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc đối đầu lịch sử giữa quân chủ lực Pháp và quân chủ lực ta thực hiện trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật... Bộ Chính trị đã họp và thông qua kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy và quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954. Đây là một trận công kiên lớn nhất từ trước tới nay, thắng lơi của chiến dịch có tầm quan trọng đối với tình hình quân sự và chính trị ở Đông Dương, đối với sự trưởng thành của quân đội ta cũng như đối với công cuộc bảo vệ hòa bình thế giới. Do vậy, Trung ương đã kêu gọi tất cả mọi lực lượng dồn sức cho chiến dịch đặc biệt này.
Đảng và Bác Hồ đặt niềm tin vững chắc vào bản lĩnh và tài cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và giao trọng trách làm Bí thư Đảng ủy kiêm Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong buổi gặp mặt trước khi lên đường đi chiến dịch, Bác Hồ đã căn dặn: Tổng tư lệnh ra mặt trận “Tướng quân tại ngoại! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định rồi báo cáo sau”(3). Thực tế chiến dịch diễn ra và những quyết định đúng đắn, sáng suốt của Tổng Tư lệnh chiến dịch - vị tướng văn - võ song toàn đã chỉ huy bộ đội làm nên chiến thắng vĩ đại, khẳng định bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Trong thắng lợi đó có một quyết định lịch sử mà Tổng Tư lệnh chiến dịch đưa ra đã được sử sách ghi nhận bản lĩnh và trí tuệ của vị danh tướng của nghìn năm - quyết định thay đổi cách đánh từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Mặc dù phương án tác chiến chiến dịch đã được triển khai xong chỉ chờ đợi đến giờ nổ súng, nhưng sau các nguồn tin báo về sở chỉ huy chiến dịch cho thấy tình hình địch đã có nhiều thay đổi, công tác chuẩn bị của bộ đội ta chưa sẵn sàng, nếu quyết định nổ súng sẽ không chắc thắng. Nhưng để ra được quyết định mới, đòi hỏi người chỉ huy chiến dịch phải có bản lĩnh và trí tuệ sáng suốt, dũng cảm dám chịu trách nhiệm trước thắng lợi của chiến dịch, xương máu của bộ đội và nhân dân, cùng với tư duy quân sự sáng suốt, đủ sức thuyết phục Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch về quyết định chuyển phương án tác chiến chiến dịch của mình. Đó còn là trách nhiệm mà người Tư lệnh chiến dịch phải chịu trước Bộ Chính trị và Bác Hồ: Tướng quân tại ngoại, toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau như lời Bác Hồ đã căn dặn. Hơn nữa, điều làm cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn trăn trở là sinh mệnh của bộ đội và nhân dân tham gia chiến dịch đã buộc ông phải bao đêm thao thức để đưa ra được quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân nhưng xứng tầm của “Tướng quân tại ngoại”.
Bản lĩnh và tài năng quân sự của vị Tổng Tư lệnh chiến dịch còn được thể hiện rõ nét trong triển khai các hoạt động tác chiến chiến dịch theo cách đánh mới “đánh chắc, tiến chắc” đưa chiến dịch đến thắng lợi ngày 07-5-1954. Lệnh động viên của Đại tướng Tổng Tư lệnh gửi cán bộ, chiến sĩ chiến dịch đã được thực hiện trọn vẹn “... chiến dịch công kiên lớn nhất trong lịch sử dân tộc ta từ trước tới nay... đánh thắng ở Điện Biên Phủ, chúng ta sẽ phá tan kế hoạch Na-va hiện đã bị thất bại nặng nề, sẽ giáng một đòn chí tử vào âm mưu mở rộng chiến tranh của bọn đế quốc Pháp - Mỹ. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi sẽ có ảnh hưởng vang dội trong nước và nước ngoài, sẽ là một cống hiến xứng đáng vào phong trào hòa bình thế giới đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt - Miên - Lào”(4) . Nhận rõ tầm quan trong của công tác hậu cần, thực hiện “Hậu cần đi trước một bước”, Trung ương đã chỉ huy thống nhất tất cả mọi lực lượng, đều được huy động tham gia làm công tác hậu cần chiến dịch. Thực hiện “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Những đoàn dân công hỏa tuyến kéo dài vô tận đã ngày đêm vận chuyển cung cấp đủ đạn, gạo cho quân ta đánh thắng.
Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam biểu hiện độc đáo ở tinh thần quyết chiến, quyết thắng của chiến sĩ xung kích trong các trận chiến sống mái với quân thù
Dưới sự lãnh đạo, giáo dục, tổ chức và rèn luyện của Đảng, Bác Hồ, nguồn sức mạnh tinh thần vô địch của cả dân tộc đã được khơi dậy, chuyển hóa thành sức mạnh vật chất để chiến thắng kẻ thù. Chính sách giảm tô, cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho dân nghèo, trong đó có nhiều gia đình của các cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận đã khơi dậy lòng biết ơn và niềm tin tuyệt đối của bộ đội vào Đảng, vào Bác Hồ và quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi. Quyết tâm “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” của cả dân tộc đã được các cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch thấm nhuần sâu sắc. Lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” được Bác Hồ trao tặng nhân dịp kỷ niệm 9 năm ngày thành lập quân đội (22-12-1953) cho các đại đoàn, liên khu đã trở thành biểu tượng thiêng liêng trong chiến dịch, thúc giục các chiến sĩ xung kích xông lên thi đua giết giặc lập công.
Thông qua các đợt học tập, chỉnh quân chính trị, phát động căm thù và đặc biệt là sau khi được học tập quán triệt các mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh chiến dịch về tăng cường ý thức chấp hành kỷ luật chiến trường, thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch tác chiến chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Bộ đội các đơn vị chiến đấu, nhất là các đơn vị pháo binh đã dân chủ thảo luận thống nhất kế hoạch cơ động lực lượng kéo pháo ra, củng cố thế trận bao vây đánh địch không cho chúng còn cơ hội thoát thân. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng được nâng cao trong cán bộ, chiến sĩ đã tạo nên ưu thế tuyệt đối sức mạnh chính trị tinh thần làm nên thắng lợi của chiến dịch. Trong mỗi đợt chiến đấu đã xuất hiện những tấm gương chiến đấu dũng cảm hiến dâng cả cuộc đời thanh xuân cho đất nước để bộ đội học tập, noi theo. Đó là tấm gương anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân chen bánh pháo, hy sinh để cứu pháo. Trong trận mở đầu chiến dịch đồi Him Lam, đồng chí Phan Đình Giót dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho đồng đội xung phong diệt lô cốt địch. Các chiến sĩ pháo binh đã ra quân đánh thắng trận đầu giòn giã làm tê liệt hệ thống pháo binh hỏa lực địch tạo điều kiện cho bộ binh tấn công tiêu diệt địch làm chủ căn cứ Him Lam. Thất thủ ngay tại trận mở màn, Đại tá Pi-ốt chỉ huy pháo binh của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh Việt Nam, đã tự sát.
Phát huy truyền thống đánh thắng trận mở màn chiến dịch, đợt hai (từ 30-3 đến 30-4) các chiến sĩ xung kích đánh sâu vào khu trung tâm bao vây sở chỉ huy tạo điều kiện cho trận quyết chiến kết thúc chiến dịch. Xây dựng trận địa tấn công và bao vây và xác định đây là nhiệm vụ trung tâm chuẩn bị của đợt 02. Tại đồi E, khẩu đội Phùng Văn Khầu chiến đấu thông minh, sáng tạo, tiêu diệt nhiều hỏa điểm địch, sau này đồng chí được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang. Bộ đội cao xạ và bộ đội pháo binh hoạt động mạnh làm cho máy bay địch không hạ cánh xuống sân bay Mường Thanh được; phong trào thi đua “săn Tây bắn tỉa” của bộ đội ta càng làm cho quân địch hoang mang, tuyệt vọng. Điện Biên Phủ đã trở thành địa ngục trần gian, cái chết đến với chúng bất cứ lúc nào.
Đợt tấn công thứ 3 (từ ngày 01-5-1954 đến ngày 07-5-1954) quân ta hiện đánh chiếm và tiêu diệt các cứ điểm còn lại của địch, uy hiếp tung thâm, chớp thời cơ tiến hành tổng công kích. Phối hợp chặt chẽ với bộ binh, pháo binh và cao xạ hoạt động mạnh, làm cho địch tiếp tục hoảng loạn. Các đại đoàn bộ binh nhanh chóng đánh chiếm C1, A1, các vị trí ở dưới chân các ngọn đồi phía đông, tiến đánh khu trung tâm Mường Thanh. Chớp thời cơ, 15h ngày 07-5-1954, quân ta được lệnh mở cuộc tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm. Vào lúc 17h30’ ngày 07-5-1954, quân ta đánh chiếm sở chỉ huy địch và bắt sống Tướng Đờ-cát, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn hạ 62 máy bay và thu toàn bộ kho tàng, vũ khí của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ, góp phần ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh Đông Dương.
Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam có sự kết nối và phát huy cao độ các giá trị truyền thống của dân tộc trong lịch sử đánh giặc giữ nước vào trận quyết chiến chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc chiến tranh
Trong lễ kỷ niệm 10 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Điện Biên Phủ mãi mãi sẽ được ghi vào sử sách của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng, có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm, giữ gìn độc lập cho đất nước, đã từng viết nên những trang vô cùng oanh liệt: Bạch Đằng, Chi Lãng, Đống Đa, Điện Biên Phủ”(5) . Đó là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được phát huy cao độ trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Lòng yêu nước, chí căm thù giặc đã kết thành một khối đoàn kết, thống nhất, cả nước đồng lòng, chung sức, tất cả cho chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Đó còn là sức mạnh của quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu. Một quân đội bách chiến, bách thắng, luôn nêu cao tinh thần: Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Chủ nghĩa yêu nước kết thành ý chí quyết chiến quyết thắng, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến quyết thắng lập nên những chiến công rực rỡ. Đó là tinh thần dám đánh, biết đánh và quyết thắng. Mặc dù lần đầu tiên quân đội ta đối đầu với một đội quân chủ lực trong một trận đánh công kiên, nhưng nhờ có quyết tâm, kỷ luật và thế trận hợp lý đã phát huy được thế mạnh của ta khắc chế được sức mạnh của địch. Thung lũng Điện Biên Phủ đã biến thành mồ chôn quân xâm lược làm tiêu tan cả ý chí xâm lược của kẻ thù.
Đoàn kết một lòng giữa các dân tộc anh em, đoàn kết giúp đỡ quốc tế, sự phối hợp của quân và dân ta với quân và dân hai nước bạn Lào và Cam-pu-chia anh em trong một chiến trường thống nhất đã góp phần làm nên thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Để có thể tác chiến tấn công tập đoàn cứ điểm địch thắng lợi, đòi hỏi chúng ta phải có vũ khí trang bị đủ sức tổ chức tấn công, lương thực thực phẩm, thuốc men chiến đấu dài ngày... Tất cả những nhu cầu đó trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đã có các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ vô tư và đầy hiệu quả. Chúng ta còn có sự giúp đỡ của các cố vấn Trung Quốc giúp về chiến thuật và kỹ thuật để nâng cao hiệu quả vũ khí trang bị, thực hành hỏa khí phân tấn, hỏa lực tập trung hỗ trợ đắc lực cho bộ đội ta xung kích bao vây tiêu hao, tiêu diệt dần quân địch, tạo điều kiện chớp thời cơ đánh chiếm sở chỉ huy, kết thúc thắng lợi chiến dịch. Đó là thắng lợi của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và Tổng Tư lênh chiến dịch - biểu hiện độc đáo bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam./.
------------------------
(1). Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 4, tr 444 – 445
(2). Ph. Ăng-ghen - V.I.Lê-nin - J. Stalin Bàn về chiến tranh nhân dân, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1976, tr. 72
(3). Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2000. tr.65-66
(4). Xem: Đảng ủy Quân sự Trung ương - Bộ Quốc phòng, Một số văn kiện chỉ đạo chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2004, tr. 88
(5). Võ Nguyên Giáp: Bài nói tại cuộc mít-tinh trọng thể kỷ niệm lần thứ 10 chiến thắng Điện Biên Phủ, Báo Nhân dân, ngày 06-5-1964
Trung ương Đảng và Bác Hồ là hạt nhân lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tiêu biểu cho bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử nói riêng. Ngay những ngày đầu kháng chiến, Trung ương Đảng và Bác Hồ với tầm nhìn chiến lược đã nhận rõ ưu thế tuyệt đối và sức mạnh vô địch của dân tộc ta, một dân tộc không cam tâm cúi đầu làm nô lệ, kiên quyết đứng lên chống thực dân xâm lược với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”; "mỗi quốc dân là một chiến sĩ. Mỗi làng xóm là một pháo đài"(1) ; với sức mạnh của hơn 20 triệu nhân dân đoàn kết, nhất định sẽ đánh tan mấy mươi vạn thực dân phản động.
Đảng ta và Bác Hồ đã xác định được đường lối kháng chiến chống Pháp đúng đắn đó là toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính để dẫn dắt nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để đi tới thắng lợi. Đường lối kháng chiến đó thấm nhuần sâu sắc truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta và vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự mác-xít: "Một dân tộc muốn giành độc lập thì không được tự hạn chế trong những phương thức tiến hành chiến tranh thông thường, khởi nghĩa của quần chúng, chiến tranh cách mạng, những đội du kích ở khắp nơi. Đó là phương thức duy nhất nhờ đó mà một dân tộc nhỏ có thể đánh thắng một nước lớn, nhờ đó một quân đội không mạnh có thể chống chọi lại một quân đội mạnh hơn"(2) .
Trong kháng chiến chống Pháp, so sánh lực lượng ban đầu bất lợi cho ta, có lợi cho địch, nhưng nhờ có ưu thế tuyệt đối về sức mạnh nhân tố chính trị tinh thần của cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ mà tương quan đó đã từng bước chuyển hoá sang thế có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Từ thế phòng ngự ban đầu, quân ta đã dần lớn mạnh chuyển sang thế cầm cự, phản công và tổng phản công, tiến tới giành thắng lợi quyết định. Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử giành thắng lợi quyết định làm thay đổi cục diện chiến tranh. Trong thắng lợi đó, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam được thể hiện rõ qua những quyết định đúng đắn, sáng tạo, kịp thời của Đảng, Bác Hồ và Tổng tư lệnh chiến dịch luôn theo sát các diễn biến trên chiến trường, đưa địch vào thế trận bày sẵn của ta để tiêu diệt.
Đảng ta, Bác Hồ và Tổng Quân ủy đã điều tra nắm vững âm mưu, ý đồ tác chiến của địch để khắc chế, làm thay đổi kế hoạch Na-va đưa quân đánh ra các vùng tự do, tìm diệt chủ lực ta (như mở các cuộc hành quân đánh ra vùng tự do Ninh Bình, Hòa Bình; đánh lên vùng Tây Nguyên...). Từ đó, Trung ương đã đồng thời chỉ đạo quân và dân ta đánh địch trên khắp các chiến trường ba nước Đông Dương, buộc địch bị động đối phó. Trong đó có quyết định sáng suốt đưa quân chủ lực ta cơ động lên Tây Bắc, giải phóng tỉnh Lai Châu, mở rộng vùng tự do xây dựng địa bàn chiến lược liên thông nước ta với vùng Thượng Lào. Quân Pháp bị động đối phó, đã vội cơ động lực lượng chủ lực, tăng quân xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo ra thế trận liên hoàn vững chắc, thách thức quân chủ lực của ta. Tướng Na-va - Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương ngạo mạn tuyên bố sẽ biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp tại Đông Dương để thu hút, “nghiền nát chủ lực đối phương” và nuôi giấc mộng thành công, coi đây là giải pháp quyết định thắng lợi cho chiến tranh Đông Dương của Pháp và Mỹ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc đối đầu lịch sử giữa quân chủ lực Pháp và quân chủ lực ta thực hiện trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật... Bộ Chính trị đã họp và thông qua kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy và quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954. Đây là một trận công kiên lớn nhất từ trước tới nay, thắng lơi của chiến dịch có tầm quan trọng đối với tình hình quân sự và chính trị ở Đông Dương, đối với sự trưởng thành của quân đội ta cũng như đối với công cuộc bảo vệ hòa bình thế giới. Do vậy, Trung ương đã kêu gọi tất cả mọi lực lượng dồn sức cho chiến dịch đặc biệt này.
Đảng và Bác Hồ đặt niềm tin vững chắc vào bản lĩnh và tài cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và giao trọng trách làm Bí thư Đảng ủy kiêm Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong buổi gặp mặt trước khi lên đường đi chiến dịch, Bác Hồ đã căn dặn: Tổng tư lệnh ra mặt trận “Tướng quân tại ngoại! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định rồi báo cáo sau”(3). Thực tế chiến dịch diễn ra và những quyết định đúng đắn, sáng suốt của Tổng Tư lệnh chiến dịch - vị tướng văn - võ song toàn đã chỉ huy bộ đội làm nên chiến thắng vĩ đại, khẳng định bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Trong thắng lợi đó có một quyết định lịch sử mà Tổng Tư lệnh chiến dịch đưa ra đã được sử sách ghi nhận bản lĩnh và trí tuệ của vị danh tướng của nghìn năm - quyết định thay đổi cách đánh từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Mặc dù phương án tác chiến chiến dịch đã được triển khai xong chỉ chờ đợi đến giờ nổ súng, nhưng sau các nguồn tin báo về sở chỉ huy chiến dịch cho thấy tình hình địch đã có nhiều thay đổi, công tác chuẩn bị của bộ đội ta chưa sẵn sàng, nếu quyết định nổ súng sẽ không chắc thắng. Nhưng để ra được quyết định mới, đòi hỏi người chỉ huy chiến dịch phải có bản lĩnh và trí tuệ sáng suốt, dũng cảm dám chịu trách nhiệm trước thắng lợi của chiến dịch, xương máu của bộ đội và nhân dân, cùng với tư duy quân sự sáng suốt, đủ sức thuyết phục Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch về quyết định chuyển phương án tác chiến chiến dịch của mình. Đó còn là trách nhiệm mà người Tư lệnh chiến dịch phải chịu trước Bộ Chính trị và Bác Hồ: Tướng quân tại ngoại, toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau như lời Bác Hồ đã căn dặn. Hơn nữa, điều làm cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn trăn trở là sinh mệnh của bộ đội và nhân dân tham gia chiến dịch đã buộc ông phải bao đêm thao thức để đưa ra được quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân nhưng xứng tầm của “Tướng quân tại ngoại”.
Bản lĩnh và tài năng quân sự của vị Tổng Tư lệnh chiến dịch còn được thể hiện rõ nét trong triển khai các hoạt động tác chiến chiến dịch theo cách đánh mới “đánh chắc, tiến chắc” đưa chiến dịch đến thắng lợi ngày 07-5-1954. Lệnh động viên của Đại tướng Tổng Tư lệnh gửi cán bộ, chiến sĩ chiến dịch đã được thực hiện trọn vẹn “... chiến dịch công kiên lớn nhất trong lịch sử dân tộc ta từ trước tới nay... đánh thắng ở Điện Biên Phủ, chúng ta sẽ phá tan kế hoạch Na-va hiện đã bị thất bại nặng nề, sẽ giáng một đòn chí tử vào âm mưu mở rộng chiến tranh của bọn đế quốc Pháp - Mỹ. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi sẽ có ảnh hưởng vang dội trong nước và nước ngoài, sẽ là một cống hiến xứng đáng vào phong trào hòa bình thế giới đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt - Miên - Lào”(4) . Nhận rõ tầm quan trong của công tác hậu cần, thực hiện “Hậu cần đi trước một bước”, Trung ương đã chỉ huy thống nhất tất cả mọi lực lượng, đều được huy động tham gia làm công tác hậu cần chiến dịch. Thực hiện “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Những đoàn dân công hỏa tuyến kéo dài vô tận đã ngày đêm vận chuyển cung cấp đủ đạn, gạo cho quân ta đánh thắng.
Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam biểu hiện độc đáo ở tinh thần quyết chiến, quyết thắng của chiến sĩ xung kích trong các trận chiến sống mái với quân thù
Dưới sự lãnh đạo, giáo dục, tổ chức và rèn luyện của Đảng, Bác Hồ, nguồn sức mạnh tinh thần vô địch của cả dân tộc đã được khơi dậy, chuyển hóa thành sức mạnh vật chất để chiến thắng kẻ thù. Chính sách giảm tô, cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho dân nghèo, trong đó có nhiều gia đình của các cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận đã khơi dậy lòng biết ơn và niềm tin tuyệt đối của bộ đội vào Đảng, vào Bác Hồ và quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi. Quyết tâm “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” của cả dân tộc đã được các cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch thấm nhuần sâu sắc. Lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” được Bác Hồ trao tặng nhân dịp kỷ niệm 9 năm ngày thành lập quân đội (22-12-1953) cho các đại đoàn, liên khu đã trở thành biểu tượng thiêng liêng trong chiến dịch, thúc giục các chiến sĩ xung kích xông lên thi đua giết giặc lập công.
Thông qua các đợt học tập, chỉnh quân chính trị, phát động căm thù và đặc biệt là sau khi được học tập quán triệt các mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh chiến dịch về tăng cường ý thức chấp hành kỷ luật chiến trường, thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch tác chiến chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Bộ đội các đơn vị chiến đấu, nhất là các đơn vị pháo binh đã dân chủ thảo luận thống nhất kế hoạch cơ động lực lượng kéo pháo ra, củng cố thế trận bao vây đánh địch không cho chúng còn cơ hội thoát thân. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng được nâng cao trong cán bộ, chiến sĩ đã tạo nên ưu thế tuyệt đối sức mạnh chính trị tinh thần làm nên thắng lợi của chiến dịch. Trong mỗi đợt chiến đấu đã xuất hiện những tấm gương chiến đấu dũng cảm hiến dâng cả cuộc đời thanh xuân cho đất nước để bộ đội học tập, noi theo. Đó là tấm gương anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân chen bánh pháo, hy sinh để cứu pháo. Trong trận mở đầu chiến dịch đồi Him Lam, đồng chí Phan Đình Giót dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho đồng đội xung phong diệt lô cốt địch. Các chiến sĩ pháo binh đã ra quân đánh thắng trận đầu giòn giã làm tê liệt hệ thống pháo binh hỏa lực địch tạo điều kiện cho bộ binh tấn công tiêu diệt địch làm chủ căn cứ Him Lam. Thất thủ ngay tại trận mở màn, Đại tá Pi-ốt chỉ huy pháo binh của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh Việt Nam, đã tự sát.
Phát huy truyền thống đánh thắng trận mở màn chiến dịch, đợt hai (từ 30-3 đến 30-4) các chiến sĩ xung kích đánh sâu vào khu trung tâm bao vây sở chỉ huy tạo điều kiện cho trận quyết chiến kết thúc chiến dịch. Xây dựng trận địa tấn công và bao vây và xác định đây là nhiệm vụ trung tâm chuẩn bị của đợt 02. Tại đồi E, khẩu đội Phùng Văn Khầu chiến đấu thông minh, sáng tạo, tiêu diệt nhiều hỏa điểm địch, sau này đồng chí được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang. Bộ đội cao xạ và bộ đội pháo binh hoạt động mạnh làm cho máy bay địch không hạ cánh xuống sân bay Mường Thanh được; phong trào thi đua “săn Tây bắn tỉa” của bộ đội ta càng làm cho quân địch hoang mang, tuyệt vọng. Điện Biên Phủ đã trở thành địa ngục trần gian, cái chết đến với chúng bất cứ lúc nào.
Đợt tấn công thứ 3 (từ ngày 01-5-1954 đến ngày 07-5-1954) quân ta hiện đánh chiếm và tiêu diệt các cứ điểm còn lại của địch, uy hiếp tung thâm, chớp thời cơ tiến hành tổng công kích. Phối hợp chặt chẽ với bộ binh, pháo binh và cao xạ hoạt động mạnh, làm cho địch tiếp tục hoảng loạn. Các đại đoàn bộ binh nhanh chóng đánh chiếm C1, A1, các vị trí ở dưới chân các ngọn đồi phía đông, tiến đánh khu trung tâm Mường Thanh. Chớp thời cơ, 15h ngày 07-5-1954, quân ta được lệnh mở cuộc tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm. Vào lúc 17h30’ ngày 07-5-1954, quân ta đánh chiếm sở chỉ huy địch và bắt sống Tướng Đờ-cát, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn hạ 62 máy bay và thu toàn bộ kho tàng, vũ khí của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ, góp phần ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh Đông Dương.
Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam có sự kết nối và phát huy cao độ các giá trị truyền thống của dân tộc trong lịch sử đánh giặc giữ nước vào trận quyết chiến chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc chiến tranh
Trong lễ kỷ niệm 10 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Điện Biên Phủ mãi mãi sẽ được ghi vào sử sách của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng, có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm, giữ gìn độc lập cho đất nước, đã từng viết nên những trang vô cùng oanh liệt: Bạch Đằng, Chi Lãng, Đống Đa, Điện Biên Phủ”(5) . Đó là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được phát huy cao độ trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Lòng yêu nước, chí căm thù giặc đã kết thành một khối đoàn kết, thống nhất, cả nước đồng lòng, chung sức, tất cả cho chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Đó còn là sức mạnh của quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu. Một quân đội bách chiến, bách thắng, luôn nêu cao tinh thần: Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Chủ nghĩa yêu nước kết thành ý chí quyết chiến quyết thắng, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến quyết thắng lập nên những chiến công rực rỡ. Đó là tinh thần dám đánh, biết đánh và quyết thắng. Mặc dù lần đầu tiên quân đội ta đối đầu với một đội quân chủ lực trong một trận đánh công kiên, nhưng nhờ có quyết tâm, kỷ luật và thế trận hợp lý đã phát huy được thế mạnh của ta khắc chế được sức mạnh của địch. Thung lũng Điện Biên Phủ đã biến thành mồ chôn quân xâm lược làm tiêu tan cả ý chí xâm lược của kẻ thù.
Đoàn kết một lòng giữa các dân tộc anh em, đoàn kết giúp đỡ quốc tế, sự phối hợp của quân và dân ta với quân và dân hai nước bạn Lào và Cam-pu-chia anh em trong một chiến trường thống nhất đã góp phần làm nên thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Để có thể tác chiến tấn công tập đoàn cứ điểm địch thắng lợi, đòi hỏi chúng ta phải có vũ khí trang bị đủ sức tổ chức tấn công, lương thực thực phẩm, thuốc men chiến đấu dài ngày... Tất cả những nhu cầu đó trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đã có các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ vô tư và đầy hiệu quả. Chúng ta còn có sự giúp đỡ của các cố vấn Trung Quốc giúp về chiến thuật và kỹ thuật để nâng cao hiệu quả vũ khí trang bị, thực hành hỏa khí phân tấn, hỏa lực tập trung hỗ trợ đắc lực cho bộ đội ta xung kích bao vây tiêu hao, tiêu diệt dần quân địch, tạo điều kiện chớp thời cơ đánh chiếm sở chỉ huy, kết thúc thắng lợi chiến dịch. Đó là thắng lợi của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ và Tổng Tư lênh chiến dịch - biểu hiện độc đáo bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam./.
------------------------
(1). Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 4, tr 444 – 445
(2). Ph. Ăng-ghen - V.I.Lê-nin - J. Stalin Bàn về chiến tranh nhân dân, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1976, tr. 72
(3). Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2000. tr.65-66
(4). Xem: Đảng ủy Quân sự Trung ương - Bộ Quốc phòng, Một số văn kiện chỉ đạo chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2004, tr. 88
(5). Võ Nguyên Giáp: Bài nói tại cuộc mít-tinh trọng thể kỷ niệm lần thứ 10 chiến thắng Điện Biên Phủ, Báo Nhân dân, ngày 06-5-1964
Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ - qua lời kể của những người lính Nga  (07/05/2014)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ  (07/05/2014)
Tòa bác kháng cáo, y án tử hình đối với Dương Chí Dũng  (07/05/2014)
Xây dựng Cộng đồng ASEAN thành công, tiếp tục phát triển  (07/05/2014)
Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thi hành Hiến pháp  (07/05/2014)
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp