Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 11 đến 17-9-2017)
21:05, ngày 20-09-2017
TCCSĐT - Ngày 13-9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 7295/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tốt quy định về huy động vốn bằng ngoại tệ.
Khung đối tác quốc gia Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022
Ngày 14-9, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Công bố Khung đối tác quốc gia của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022.
Khung đối tác quốc gia của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2021 của Việt Nam và mục tiêu cân bằng giữa phát triển kinh tế và bền vững môi trường, thúc đẩy bình đẳng, nâng cao năng lực, trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước.
Khung đối tác mới này tiếp tục phát huy những hỗ trợ sẵn có và mạnh mẽ của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, phối hợp, bổ trợ với các đối tác phát triển khác, huy động thêm các nguồn lực khác phục vụ phát triển. Bốn nhóm lĩnh vực ưu tiên gồm: phát triển bao trùm, sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân; đầu tư vào con người và tri thức; bền vững môi trường, năng lực ứng phó; quản trị tốt.
Khung đối tác quốc gia sẽ được thực hiện với sự tham gia đáng kể của chính quyền địa phương, sẽ thử nghiệm và áp dụng cách tiếp cận đa ngành theo vùng, quan tâm giải quyết, lồng ghép vấn đề giới thông qua một loạt các hình thức gồm hỗ trợ tư vấn, phân tích, đối thoại chính sách, cho vay và lập các đối tác chiến lược.
Khung đối tác quốc gia của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 được soạn thảo dựa trên các kết quả phân tích trong báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ; báo cáo Đánh giá Quốc gia Việt Nam 2016 và đề ra một số các chuyển hướng chiến lược gồm có Hỗ trợ toàn diện nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân và sự tham gia của kinh tế tư nhân vào các ngành kinh tế; phấn đấu đảm bảo bền vững tài chính các dịch vụ công và các chính sách xã hội; hỗ trợ giảm nghèo nhóm dân tộc thiểu số nhờ các hoạt động tạo việc làm và thu nhập; hỗ trợ đa ngành nhằm tăng cường mối liên kết giữa giáo dục, đào tạo và thị trường lao động; thúc đẩy, khuyến khích sản xuất điện với mức phát thải các-bon thấp.
Trong giai đoạn tới, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) sẽ hỗ trợ bằng hình thức đầu tư và tư vấn, huy động nguồn vốn dài hạn cho các khoản đầu tư mang lại lợi ích kinh tế-xã hội lớn, hỗ trợ sự phát triển thị trường vốn và các nguồn vốn tư nhân khác.
Tổ chức Tài chính Quốc tế sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành chủ chốt như tài chính, hạ tầng, công nghiệp chế tạo và năng lượng nhằm kết hợp kinh nghiệm quốc tế với sự thông hiểu tình hình tại chỗ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, qua đó đạt hiệu quả đầu tư, lợi ích xã hội cao nhất.
Thông qua các sản phẩm bảo hiểm rủi ro chính trị, tăng cường tín dụng truyền thống, Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) sẽ bổ sung thêm cho các khoản vay của Ngân hàng Thế giới bằng cách huy động đầu tư tư nhân, giúp chính phủ và có thể cả các doanh nghiệp nhà nước vay thương mại.
Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương cũng sẽ hỗ trợ các dự án khác của Nhóm Ngân hàng Thế giới hoặc trong các lĩnh vực mà Nhóm Ngân hàng Thế giới đang hỗ trợ nếu phù hợp.
Xây dựng Bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, Tổng cục đang hoàn thiện Bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững Việt Nam. Dự kiến, Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững Việt Nam sẽ được ban hành vào tháng 9-2018.
Tổng cục Thống kê cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xác định phạm vi của Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam gồm: Các chỉ tiêu phục vụ theo dõi, đánh giá Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Các chỉ tiêu thuộc khung theo dõi, giám sát toàn cầu do Ủy ban Kinh tế-Xã hội của Liên hợp quốc ban hành mà Việt Nam có khả năng thu thập, tổng hợp phục vụ đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.
Cùng với đó, để đánh giá tính khả thi của chỉ tiêu thuộc khung theo dõi, giám sát toàn cầu tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê cùng chuyên gia quốc tế đã làm việc với các bộ, ngành có liên quan để rà soát tính khả thi của các chỉ tiêu thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành.
Kết quả rà soát tính khả thi của 232 chỉ tiêu thống kê trong Khung giám sát toàn cầu cho thấy: 129 chỉ tiêu có tính khả thi; trong đó: 93 chỉ tiêu có số liệu cơ sở; 36 chỉ tiêu chưa có số liệu cơ sở. Trong đó, có 8 chỉ tiêu không áp dụng được ở Việt Nam (các chỉ tiêu áp dụng đối với các nước kém phát triển, quốc đảo nhỏ, một số chỉ tiêu tính cho phạm vi toàn cầu). 95 chỉ tiêu chưa thể áp dụng được ở Việt Nam gồm: 38 chỉ tiêu chưa xác định được phương pháp luận; các chỉ tiêu cần phải nghiên cứu, điều chỉnh khái niệm, nội dung, phương pháp tính cho phù hợp...
Tổng cục Thống kê cho hay các chỉ tiêu có tính khả thi tập trung nhiều trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, lao động, thương binh và xã hội, bảo hiểm. Các chỉ tiêu chưa thể áp dụng tập trung nhiều trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và nông thôn… Ngoài ra, Tổng cục Thống kê còn nghiên cứu các hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành của Việt Nam có liên quan đến phát triển bền vững như: hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; hệ thống chỉ tiêu thống kê của các Bộ, ngành…
Để theo dõi, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và cung cấp những bằng chứng thực tiễn xác thực về quá trình này, Tổng cục Thống kê kiến nghị các bộ, ngành nâng cao năng lực và hoàn thiện tổ chức thống kê Bộ, ngành. Đồng thời, đẩy mạnh thu thập dữ liệu phục vụ cho việc theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, 22 bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thống kê trong quá trình quốc gia hóa, chuẩn hóa các chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững; đẩy mạnh việc thu thập dữ liệu thống kê về phát triển bền vững được phân công, đặc biệt là việc sử dụng dữ liệu hành chính cho mục đích thống kê…
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu thực hiện tốt huy động vốn bằng ngoại tệ
Ngày 13-9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 7295/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tốt quy định về huy động vốn bằng ngoại tệ. Theo văn bản này, để bảo đảm tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ; đồng thời kiểm soát tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng ngoại tệ ở mức phù hợp, đảm bảo cân đối nguồn vốn giữa huy động và cho vay, tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng bằng ngoại tệ.
Các tổ chức tín dụng chấp hành đúng mức lãi suất huy động được quy định tại Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17-3-2014 và Quyết định số 2589/QĐ-NHNN ngày 17-12-2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; không áp dụng các biện pháp kỹ thuật để lách, vượt trần lãi suất huy động; nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn.
Các tổ chức tín dụng tự kiểm tra, phát hiện những vi phạm về mức lãi suất huy động; chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị của tổ chức tín dụng để xảy ra vi phạm, không chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức tín dụng chủ động báo cáo về Ngân hàng Nhà nước những tổ chức tín dụng cạnh tranh không lành mạnh vi phạm quy định về mức lãi suất huy động bằng ngoại tệ. Mặt khác, thực hiện các chương trình khuyến mại trong huy động vốn, cho vay đúng quy định của pháp luật và tiết giảm tối đa chi phí quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn chấp hành nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất huy động ngoại tệ.
Từ ngày 12-9-2017, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất huy động bằng ngoại tệ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, trong đó tùy mức độ vi phạm đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không xem xét, chấp thuận đề nghị mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, văn phòng đại diện, cung cấp dịch vụ mới hoặc triển khai nghiệp vụ kinh doanh mới đối với tổ chức tín dụng vi phạm quy định về lãi suất huy động ngoại tệ.
Cùng với đó, tăng cường công tác giám sát tình hình huy động, cho vay và thanh khoản bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng để kịp thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý.
Liên minh châu Âu thiệt hại hơn 100 tỷ USD vì trừng phạt Nga
Ngày 14-9, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định gia hạn thêm 6 tháng đối với lệnh trừng phạt nhằm vào gần 150 quan chức Ukraine và Nga liên quan đến cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Sau khi cập nhật danh sách những người đã thiệt mạng cũng như các nhóm sáp nhập vào nhau, lệnh trừng phạt nói trên của EU hiện có hiệu lực đối với 149 cá nhân và 38 thực thể gồm các doanh nghiệp, tổ chức và đảng phái chính trị.
Lệnh trừng phạt này là một trong những biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga sau khi xảy ra cuộc xung đột giữa lực lượng ly khai và lực lượng chính quyền Ukraine ở miền Đông nước này. Trước đó vào hồi tháng 6-2017, EU cũng đã gia hạn thêm 6 tháng đối với các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào hàng loạt tập đoàn Nga trong lĩnh vực dầu khí, quốc phòng và ngân hàng.
Kể từ khi áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga vào năm 2014, nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) mỗi tháng thiệt hại 3,2 tỷ USD, có nghĩa là đến nay số tiền này đã lên tới hơn 100 tỷ USD, trong khi đó tổng số thiệt hại của nền kinh tế Nga chỉ ở mức 55 tỷ USD. Đây là kết luận được đưa ra trong bản báo cáo đặc biệt của Liên hợp quốc về vấn đề tác động tiêu cực của những biện pháp cưỡng bức đơn phương đối với việc thực hiện các quyền của con người, do báo cáo viên Idris Jazairi thực hiện.
Để thực hiện báo cáo trên, trong tháng 8 vừa qua, ông Idris Jazairi đã đến Moskva tiến hành nghiên cứu và gặp đại diện chính phủ, doanh nghiệp, Liên hợp quốc, nhà ngoại giao… Từ đó, ông rút ra kết luận: những biện pháp trừng phạt Nga là phản tác dụng, bởi vì quá trình toàn cầu hóa khiến những biện pháp trừng phạt đụng chạm đến cả chính những quốc gia khởi xướng. Tuy nhiên, ông Idris Jazairi cũng nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt có thể là “nguyên nhân làm giảm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong giai đoạn 2014 - 2016 trung bình ở mức tối đa 1%”, đồng thời làm số người sống ở mức nghèo đói tăng lên.
Theo ông Idris Jazairi, mặc dù trong bối cảnh bị bao vây trừng phạt và giá dầu mỏ sụt giảm mạnh, những Chính phủ Nga thực hiện được chính sách kinh tế hiệu quả và thích nghi với thực tế mới.
Điều đáng nói, gói các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga sẽ khiến thiệt hại trở nên trầm trọng hơn. Theo quy định mới, Chính phủ Mỹ có thể phạt các công ty nước ngoài nếu tham gia vào những dự án liên quan đến đầu tư, bảo trì, sản xuất trang thiết bị cho các đường ống dẫn khí đốt của Nga, trong đó có dự án “Dòng chảy phương Bắc - 2".
Đứng trước thực tế đáng lo ngại này, giới doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt là Đức kêu gọi giới lãnh đạo chính trị và ngoại giao nỗ lực ngăn chặn việc siết chặt hơn nữa chế độ trừng phạt chống Nga. Hơn nữa, Chủ tịch Phòng Thương mại Nga - Đức, ông Matthias Shepp cảnh báo rằng gói biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga không chỉ hạn chế trong phạm vi lĩnh vực năng lượng, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới các công ty của Đức hoạt động trong lĩnh vực như công nghệ thông tin, hậu cần, tư vấn, dịch vụ tài chính và triển lãm doanh nghiệp.
Ngày 13-9, Phòng Thương mại Nga - Đức công bố kết quả thăm dò ý kiến các công ty của Đức đang hoạt động tại Nga, cho thấy 97% đại diện doanh nghiệp Đức đánh giá tiêu cực về gói biện pháp trừng phạt Nga mới của Mỹ, trong khi đó chỉ 3% số người được hỏi có ý kiến ngược lại.
Mặc dù lo ngại những hậu quả trực tiếp cũng như gián tiếp đối với hoạt động kinh doanh của mình, song 3/4 số người được hỏi (72%) có kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Nga ở mức như trước đây, trong khi đó, không ít công ty (15%) thậm chí còn lên kế hoạch đẩy mạnh hoạt động và tăng cường đầu tư vào thị trường Nga.
Theo đánh giá của nhiều người được hỏi, các biện pháp trừng phạt Nga thúc đẩy lợi ích của Mỹ. Họ kêu gọi EU và Chính phủ Đức cần có những biện pháp cần thiể để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp châu Âu nói chung và doanh nghiệp Đức nói riêng.
Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 9 tại Ai Cập
Ngày 14-9, Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 9 của Liên minh tài chính toàn diện (AFI) đã khai mạc tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập. Diễn đàn năm nay, kéo dài 2 ngày, được đánh giá là "sự kiện lớn nhất" được tổ chức với sự tham gia của các đại biểu đến từ 95 nước và 119 tổ chức tài chính quốc tế.
Trong bài phát biểu khai mạc, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi nhấn mạnh những thành tựu mà nền kinh tế quốc gia Bắc Phi này đã đạt được trong thời gian qua với thâm hụt ngân sách ở mức 9,5% trong quý 4 của năm tài chính 2016 - 2017, giảm 2,0% so với cùng kỳ năm trước.
Ông đồng thời kêu gọi các đại biểu tham dự diễn đàn đưa ra những ý kiến đóng góp cho việc hoạch định chính sách toàn cầu nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và đem lại lợi ích cho tất cả các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển.
Hãng tin chính thức MENA của Ai Cập đưa tin các đại biểu cũng thảo luận về kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực tài chính toàn diện, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo AFI, diễn đàn cũng giới thiệu "những sáng kiến tài chính độc đáo được các nước thành viên trong khu vực Arab đang triển khai".
Tại diễn đàn, dưới sự bảo trợ của Hội đồng các Ngân hàng Trung ương Arab, Quỹ tiền tệ Arab (AMF) và AFI đã đưa ra Sáng kiến khu vực Arab trong lĩnh vực tài chính toàn diện, nhằm thúc đẩy các chính sách và hành động hướng tới đơn giản hóa việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trong xã hội Arab thông qua cơ chế điều phối có hiệu quả.
Chủ tịch AMF Abdel-Rahman Al-Hamidy phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của các chương trình như sáng kiến tổ chức ngày tài chính toàn diện của khu vực Arab hàng năm vào ngày 27-4 và thành lập nhóm chuyên trách hỗ trợ triển khai tài chính toàn diện vào năm 2012, coi đây là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo bền vững và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội.
Tài chính toàn diện được hiểu là cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với những nhóm người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế./.
Ngày 14-9, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Công bố Khung đối tác quốc gia của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022.
Khung đối tác quốc gia của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2021 của Việt Nam và mục tiêu cân bằng giữa phát triển kinh tế và bền vững môi trường, thúc đẩy bình đẳng, nâng cao năng lực, trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước.
Khung đối tác mới này tiếp tục phát huy những hỗ trợ sẵn có và mạnh mẽ của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, phối hợp, bổ trợ với các đối tác phát triển khác, huy động thêm các nguồn lực khác phục vụ phát triển. Bốn nhóm lĩnh vực ưu tiên gồm: phát triển bao trùm, sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân; đầu tư vào con người và tri thức; bền vững môi trường, năng lực ứng phó; quản trị tốt.
Khung đối tác quốc gia sẽ được thực hiện với sự tham gia đáng kể của chính quyền địa phương, sẽ thử nghiệm và áp dụng cách tiếp cận đa ngành theo vùng, quan tâm giải quyết, lồng ghép vấn đề giới thông qua một loạt các hình thức gồm hỗ trợ tư vấn, phân tích, đối thoại chính sách, cho vay và lập các đối tác chiến lược.
Khung đối tác quốc gia của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 được soạn thảo dựa trên các kết quả phân tích trong báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ; báo cáo Đánh giá Quốc gia Việt Nam 2016 và đề ra một số các chuyển hướng chiến lược gồm có Hỗ trợ toàn diện nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân và sự tham gia của kinh tế tư nhân vào các ngành kinh tế; phấn đấu đảm bảo bền vững tài chính các dịch vụ công và các chính sách xã hội; hỗ trợ giảm nghèo nhóm dân tộc thiểu số nhờ các hoạt động tạo việc làm và thu nhập; hỗ trợ đa ngành nhằm tăng cường mối liên kết giữa giáo dục, đào tạo và thị trường lao động; thúc đẩy, khuyến khích sản xuất điện với mức phát thải các-bon thấp.
Trong giai đoạn tới, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) sẽ hỗ trợ bằng hình thức đầu tư và tư vấn, huy động nguồn vốn dài hạn cho các khoản đầu tư mang lại lợi ích kinh tế-xã hội lớn, hỗ trợ sự phát triển thị trường vốn và các nguồn vốn tư nhân khác.
Tổ chức Tài chính Quốc tế sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành chủ chốt như tài chính, hạ tầng, công nghiệp chế tạo và năng lượng nhằm kết hợp kinh nghiệm quốc tế với sự thông hiểu tình hình tại chỗ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, qua đó đạt hiệu quả đầu tư, lợi ích xã hội cao nhất.
Thông qua các sản phẩm bảo hiểm rủi ro chính trị, tăng cường tín dụng truyền thống, Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) sẽ bổ sung thêm cho các khoản vay của Ngân hàng Thế giới bằng cách huy động đầu tư tư nhân, giúp chính phủ và có thể cả các doanh nghiệp nhà nước vay thương mại.
Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương cũng sẽ hỗ trợ các dự án khác của Nhóm Ngân hàng Thế giới hoặc trong các lĩnh vực mà Nhóm Ngân hàng Thế giới đang hỗ trợ nếu phù hợp.
Xây dựng Bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, Tổng cục đang hoàn thiện Bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững Việt Nam. Dự kiến, Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững Việt Nam sẽ được ban hành vào tháng 9-2018.
Tổng cục Thống kê cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xác định phạm vi của Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam gồm: Các chỉ tiêu phục vụ theo dõi, đánh giá Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Các chỉ tiêu thuộc khung theo dõi, giám sát toàn cầu do Ủy ban Kinh tế-Xã hội của Liên hợp quốc ban hành mà Việt Nam có khả năng thu thập, tổng hợp phục vụ đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.
Cùng với đó, để đánh giá tính khả thi của chỉ tiêu thuộc khung theo dõi, giám sát toàn cầu tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê cùng chuyên gia quốc tế đã làm việc với các bộ, ngành có liên quan để rà soát tính khả thi của các chỉ tiêu thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành.
Kết quả rà soát tính khả thi của 232 chỉ tiêu thống kê trong Khung giám sát toàn cầu cho thấy: 129 chỉ tiêu có tính khả thi; trong đó: 93 chỉ tiêu có số liệu cơ sở; 36 chỉ tiêu chưa có số liệu cơ sở. Trong đó, có 8 chỉ tiêu không áp dụng được ở Việt Nam (các chỉ tiêu áp dụng đối với các nước kém phát triển, quốc đảo nhỏ, một số chỉ tiêu tính cho phạm vi toàn cầu). 95 chỉ tiêu chưa thể áp dụng được ở Việt Nam gồm: 38 chỉ tiêu chưa xác định được phương pháp luận; các chỉ tiêu cần phải nghiên cứu, điều chỉnh khái niệm, nội dung, phương pháp tính cho phù hợp...
Tổng cục Thống kê cho hay các chỉ tiêu có tính khả thi tập trung nhiều trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, lao động, thương binh và xã hội, bảo hiểm. Các chỉ tiêu chưa thể áp dụng tập trung nhiều trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và nông thôn… Ngoài ra, Tổng cục Thống kê còn nghiên cứu các hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành của Việt Nam có liên quan đến phát triển bền vững như: hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; hệ thống chỉ tiêu thống kê của các Bộ, ngành…
Để theo dõi, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và cung cấp những bằng chứng thực tiễn xác thực về quá trình này, Tổng cục Thống kê kiến nghị các bộ, ngành nâng cao năng lực và hoàn thiện tổ chức thống kê Bộ, ngành. Đồng thời, đẩy mạnh thu thập dữ liệu phục vụ cho việc theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, 22 bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thống kê trong quá trình quốc gia hóa, chuẩn hóa các chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững; đẩy mạnh việc thu thập dữ liệu thống kê về phát triển bền vững được phân công, đặc biệt là việc sử dụng dữ liệu hành chính cho mục đích thống kê…
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu thực hiện tốt huy động vốn bằng ngoại tệ
Ngày 13-9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 7295/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tốt quy định về huy động vốn bằng ngoại tệ. Theo văn bản này, để bảo đảm tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ; đồng thời kiểm soát tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng ngoại tệ ở mức phù hợp, đảm bảo cân đối nguồn vốn giữa huy động và cho vay, tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng bằng ngoại tệ.
Các tổ chức tín dụng chấp hành đúng mức lãi suất huy động được quy định tại Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17-3-2014 và Quyết định số 2589/QĐ-NHNN ngày 17-12-2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; không áp dụng các biện pháp kỹ thuật để lách, vượt trần lãi suất huy động; nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn.
Các tổ chức tín dụng tự kiểm tra, phát hiện những vi phạm về mức lãi suất huy động; chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị của tổ chức tín dụng để xảy ra vi phạm, không chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức tín dụng chủ động báo cáo về Ngân hàng Nhà nước những tổ chức tín dụng cạnh tranh không lành mạnh vi phạm quy định về mức lãi suất huy động bằng ngoại tệ. Mặt khác, thực hiện các chương trình khuyến mại trong huy động vốn, cho vay đúng quy định của pháp luật và tiết giảm tối đa chi phí quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn chấp hành nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất huy động ngoại tệ.
Từ ngày 12-9-2017, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất huy động bằng ngoại tệ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, trong đó tùy mức độ vi phạm đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không xem xét, chấp thuận đề nghị mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, văn phòng đại diện, cung cấp dịch vụ mới hoặc triển khai nghiệp vụ kinh doanh mới đối với tổ chức tín dụng vi phạm quy định về lãi suất huy động ngoại tệ.
Cùng với đó, tăng cường công tác giám sát tình hình huy động, cho vay và thanh khoản bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng để kịp thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý.
Liên minh châu Âu thiệt hại hơn 100 tỷ USD vì trừng phạt Nga
Ngày 14-9, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định gia hạn thêm 6 tháng đối với lệnh trừng phạt nhằm vào gần 150 quan chức Ukraine và Nga liên quan đến cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Sau khi cập nhật danh sách những người đã thiệt mạng cũng như các nhóm sáp nhập vào nhau, lệnh trừng phạt nói trên của EU hiện có hiệu lực đối với 149 cá nhân và 38 thực thể gồm các doanh nghiệp, tổ chức và đảng phái chính trị.
Lệnh trừng phạt này là một trong những biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga sau khi xảy ra cuộc xung đột giữa lực lượng ly khai và lực lượng chính quyền Ukraine ở miền Đông nước này. Trước đó vào hồi tháng 6-2017, EU cũng đã gia hạn thêm 6 tháng đối với các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào hàng loạt tập đoàn Nga trong lĩnh vực dầu khí, quốc phòng và ngân hàng.
Kể từ khi áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga vào năm 2014, nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) mỗi tháng thiệt hại 3,2 tỷ USD, có nghĩa là đến nay số tiền này đã lên tới hơn 100 tỷ USD, trong khi đó tổng số thiệt hại của nền kinh tế Nga chỉ ở mức 55 tỷ USD. Đây là kết luận được đưa ra trong bản báo cáo đặc biệt của Liên hợp quốc về vấn đề tác động tiêu cực của những biện pháp cưỡng bức đơn phương đối với việc thực hiện các quyền của con người, do báo cáo viên Idris Jazairi thực hiện.
Để thực hiện báo cáo trên, trong tháng 8 vừa qua, ông Idris Jazairi đã đến Moskva tiến hành nghiên cứu và gặp đại diện chính phủ, doanh nghiệp, Liên hợp quốc, nhà ngoại giao… Từ đó, ông rút ra kết luận: những biện pháp trừng phạt Nga là phản tác dụng, bởi vì quá trình toàn cầu hóa khiến những biện pháp trừng phạt đụng chạm đến cả chính những quốc gia khởi xướng. Tuy nhiên, ông Idris Jazairi cũng nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt có thể là “nguyên nhân làm giảm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong giai đoạn 2014 - 2016 trung bình ở mức tối đa 1%”, đồng thời làm số người sống ở mức nghèo đói tăng lên.
Theo ông Idris Jazairi, mặc dù trong bối cảnh bị bao vây trừng phạt và giá dầu mỏ sụt giảm mạnh, những Chính phủ Nga thực hiện được chính sách kinh tế hiệu quả và thích nghi với thực tế mới.
Điều đáng nói, gói các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga sẽ khiến thiệt hại trở nên trầm trọng hơn. Theo quy định mới, Chính phủ Mỹ có thể phạt các công ty nước ngoài nếu tham gia vào những dự án liên quan đến đầu tư, bảo trì, sản xuất trang thiết bị cho các đường ống dẫn khí đốt của Nga, trong đó có dự án “Dòng chảy phương Bắc - 2".
Đứng trước thực tế đáng lo ngại này, giới doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt là Đức kêu gọi giới lãnh đạo chính trị và ngoại giao nỗ lực ngăn chặn việc siết chặt hơn nữa chế độ trừng phạt chống Nga. Hơn nữa, Chủ tịch Phòng Thương mại Nga - Đức, ông Matthias Shepp cảnh báo rằng gói biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga không chỉ hạn chế trong phạm vi lĩnh vực năng lượng, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới các công ty của Đức hoạt động trong lĩnh vực như công nghệ thông tin, hậu cần, tư vấn, dịch vụ tài chính và triển lãm doanh nghiệp.
Ngày 13-9, Phòng Thương mại Nga - Đức công bố kết quả thăm dò ý kiến các công ty của Đức đang hoạt động tại Nga, cho thấy 97% đại diện doanh nghiệp Đức đánh giá tiêu cực về gói biện pháp trừng phạt Nga mới của Mỹ, trong khi đó chỉ 3% số người được hỏi có ý kiến ngược lại.
Mặc dù lo ngại những hậu quả trực tiếp cũng như gián tiếp đối với hoạt động kinh doanh của mình, song 3/4 số người được hỏi (72%) có kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Nga ở mức như trước đây, trong khi đó, không ít công ty (15%) thậm chí còn lên kế hoạch đẩy mạnh hoạt động và tăng cường đầu tư vào thị trường Nga.
Theo đánh giá của nhiều người được hỏi, các biện pháp trừng phạt Nga thúc đẩy lợi ích của Mỹ. Họ kêu gọi EU và Chính phủ Đức cần có những biện pháp cần thiể để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp châu Âu nói chung và doanh nghiệp Đức nói riêng.
Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 9 tại Ai Cập
Ngày 14-9, Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 9 của Liên minh tài chính toàn diện (AFI) đã khai mạc tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập. Diễn đàn năm nay, kéo dài 2 ngày, được đánh giá là "sự kiện lớn nhất" được tổ chức với sự tham gia của các đại biểu đến từ 95 nước và 119 tổ chức tài chính quốc tế.
Trong bài phát biểu khai mạc, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi nhấn mạnh những thành tựu mà nền kinh tế quốc gia Bắc Phi này đã đạt được trong thời gian qua với thâm hụt ngân sách ở mức 9,5% trong quý 4 của năm tài chính 2016 - 2017, giảm 2,0% so với cùng kỳ năm trước.
Ông đồng thời kêu gọi các đại biểu tham dự diễn đàn đưa ra những ý kiến đóng góp cho việc hoạch định chính sách toàn cầu nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và đem lại lợi ích cho tất cả các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển.
Hãng tin chính thức MENA của Ai Cập đưa tin các đại biểu cũng thảo luận về kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực tài chính toàn diện, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo AFI, diễn đàn cũng giới thiệu "những sáng kiến tài chính độc đáo được các nước thành viên trong khu vực Arab đang triển khai".
Tại diễn đàn, dưới sự bảo trợ của Hội đồng các Ngân hàng Trung ương Arab, Quỹ tiền tệ Arab (AMF) và AFI đã đưa ra Sáng kiến khu vực Arab trong lĩnh vực tài chính toàn diện, nhằm thúc đẩy các chính sách và hành động hướng tới đơn giản hóa việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trong xã hội Arab thông qua cơ chế điều phối có hiệu quả.
Chủ tịch AMF Abdel-Rahman Al-Hamidy phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của các chương trình như sáng kiến tổ chức ngày tài chính toàn diện của khu vực Arab hàng năm vào ngày 27-4 và thành lập nhóm chuyên trách hỗ trợ triển khai tài chính toàn diện vào năm 2012, coi đây là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo bền vững và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội.
Tài chính toàn diện được hiểu là cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với những nhóm người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế./.
Các cây bút lý luận phê bình nữ thời kỳ đổi mới  (20/09/2017)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp đồng chí Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc  (19/09/2017)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp đồng chí Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc  (19/09/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên