Dự án BOT - Chính sách và giải pháp
TCCSĐT - Sáng 08-9-2017, tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (Viện PLD) tổ chức Tọa đàm “Dự án BOT - Chính sách và giải pháp”.
Tham dự buổi Tọa đàm có đại biểu đại diện lãnh đạo của Văn phòng Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia cao cấp quốc tế và trong nước, các cơ quan báo chí.
BOT là viết tắt của cụm từ (Build - Operate - Transfer) hay còn gọi là Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Trong những năm gần đây, hợp tác công tư (PPP) và hình thức đầu tư các công trình giao thông theo dạng BOT ở nước ta phát triển với tốc độ chóng mặt. Điều này hoàn toàn phù hợp khi nguồn vốn của Nhà nước hạn hẹp, việc huy động vốn xã hội hóa để các tập đoàn, công ty tư nhân tham gia vào đầu tư hạ tầng, kiến thiết đất nước là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta và vô cùng cần thiết, đặc biệt khi nước ta đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, do việc buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát đã tạo ra những nhóm lợi ích từ sự cấu kết giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp, giữa quan chức lợi dụng quyền lực của mình để tạo ra những doanh nghiệp sân sau đặc quyền, đặc lợi, chiếm đoạt những dự án béo bở, chèn ép các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tạo ra những nhóm tư bản thân hữu, làm méo mó thị trường, lũng đoạn nền kinh tế, coi thường và đứng trên luật pháp, làm rối loạn, bất ổn xã hội. Đây chính là nguyên nhân người dân phản ứng gay gắt trước những trạm thu phí BOT trong thời gian gần đây trên phạm vi cả nước.
Các doanh nghiệp sân sau gây nên những hệ lụy không nhỏ:
+ Bằng thông tin nội bộ, dàn xếp đấu thầu, chỉ định thầu trong các dự án không đấu thầu, được phê duyệt nhanh chóng các dự án, được ưu đãi về vốn vay; được bỏ qua hoặc làm chiếu lệ trong khâu thẩm định dự án, bỏ qua những bất hợp lý về giá trị đầu tư, thời gian thu phí, mức giá thu phí để nhà đầu tư nâng khống giá trị đầu tư lên gấp nhiều lần, thời gian thu phí kéo dài, và mức thu phí cao một cách bất hợp lý.
+ Cấu kết với các cơ quan chức năng đặt trạm thu phí ở những vị trí bất hợp lý như: Làm đường tránh thì đặt trạm ở vị trí cả đường tránh lẫn đường chính do Nhà nước đầu tư; đặt trạm ở tuyến đường khác để thu phí hộ tuyến đường BOT, đặt trạm thu phí dày đặc, không tuân thủ quy định tối thiểu các trạm thu phí phái cách nhau 70km.
+ Chèn ép các doanh nghiệp làm ăn chân chính, có đủ năng lực không thể tham gia đầu tư, triệt tiêu cạnh tranh lành mạnh, làm méo mó thị trường, méo mó nền kinh tế. Các doanh nghiệp sân sau, sau khi nhận được dự án thì cho các doanh nghiệp khác thuê lại thi công với giá rẻ mạt, dẫn đến hiện tượng ăn bớt xén vật tư, công đoạn, sử dụng vật tư kém chất lượng vào thi công làm cho chất lượng công trình chưa sử dụng đã hỏng, lún, nứt…
+ Sử dụng đồng vốn theo kiểu “mỡ nó rán nó”, chỉ cần có quan hệ và khoảng 10-15% vốn đầu tư là có thể được giao dự án, còn lại thì vay vốn ngân hàng để tính cả lãi vay trong phí thu làm tăng phí một cách bất hợp lý, làm méo mó chủ trương huy động nguồn lực xã hội vào đầu tư, tạo ra những nhóm lợi ích tham nhũng hoạt động tinh vi, gây thất thoát vô cùng lớn.
+ Làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước…
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, các dự án BT, BOT lộ ra nhiều sai phạm nghiêm trọng. Kể từ khi triển khai đầu tư theo hình thức BT, BOT trong lĩnh vực giao thông đến nay, hơn 70 dự án đã thực hiện không lựa chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu; 100% số dự án BOT là chỉ định thầu, với chỉ 1 nhà đầu tư tham gia đấu thầu, trong đó có cả nhà đầu tư lựa chọn không bảo đảm năng lực, sai phạm lên tới hàng trăm tỷ đồng. Các BOT thậm chí còn được ủy ban nhân dân tỉnh giao cho ủy ban nhân dân quận, huyện làm chủ đầu tư với số vốn hàng trăm tỷ đồng…
Giải quyết những hệ lụy từ BOT
Thực tế, BOT góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông trong điều kiện ngân sách hạn hẹp. Nhưng nhiều người có thể đặt ra câu hỏi tại sao có tới 20 trạm BOT trên quốc lộ 1 trong số 90 trạm BOT trên địa bàn cả nước, trong khi ngân sách Nhà nước đã chi cho hạ tầng rất cao, người dân cũng đóng phí đường bộ? Người dân bức xúc, có những phản ứng gay gắt về một số trạm thu phí là thái độ của họ với các quan hệ thân hữu, sự không minh bạch trong các dự án BOT...
Để giải quyết vấn đề này, trước hết phải mời cơ quan kiểm toán hoặc các nhà phân tích độc lập tiếp cận thông tin để tính toán và thẩm định, đánh giá lại từng dự án, để đưa ra mức phí phù hợp cho người dân. Đồng thời, cần phải có cơ chế để người dân được tham gia, nói lên tiếng nói, bảo đảm quyền lợi của mình, khoản chi phí nào bất hợp lý thì phải được huỷ bỏ. Nếu xử lý không khéo thì sẽ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan là “xả trạm” - tức là Nhà nước phải nhận lại các dự án và đền bù cho các nhà đầu tư như đã cam kết trong bối cảnh ngân sách đã eo hẹp; từ đó, kéo theo các vấn đề quốc kế dân sinh khác./.
Quảng Nam phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội  (08/09/2017)
Quảng Nam phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội  (08/09/2017)
Tiếp tục hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, qua đảng viên - đột phá trực tiếp và trước hết từ người đứng đầu cấp ủy  (08/09/2017)
Thực hiện quản lý phát triển xã hội gắn với tiến bộ, công bằng xã hội theo quan điểm Đại hội XII của Đảng  (08/09/2017)
Một số hoạt động nổi bật trong tháng 8-2017  (08/09/2017)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay