*** Hồ sơ

- Đạo Kitô: Lịch sử và hiện tại

Theo Kinh Cựu ước, A-bra-ham (Abraham) là ông tổ của những người theo đạo Do Thái, đạo Kitô và đạo Hồi. Do đó, giáo lý của đạo Kitô chứa đựng nhiều điểm tương đồng với giáo lý của đạo Do Thái. Đạo Kitô được coi là một tôn giáo lớn do Giê-xu Krít (Jesus Christ) sáng lập, bao gồm Đạo Kitô gồm các môn phái như: Công giáo La Mã (Thiên chúa giáo La Mã), Chính giáo, Anh giáo và Tin Lành.

*** Vấn đề và bình luận

Thu Hằng - Kitô cực hữu với chính sách Trung Đông của Mỹ

Khi nhắc tới các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách Trung Đông của Mỹ, người ta thường quan tâm đến kinh tế và lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực này, cũng như sự ảnh hưởng của thế lực người Do Thái ở Mỹ. Tuy nhiên, vài năm gần đây, còn có một thế lực chính trị khác có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các chính sách này của Mỹ - Kitô cực hữu.

Phạm Nhẫn - Chuyện kể về Giáo hoàng

Chuyện kể về Giáo hoàng có rất nhiều và rất đa dạng. Giáo hoàng đứng đầu Nhà thờ Thiên chúa giáo nhưng cũng chỉ là con người chứ không phải thánh nhân nên các Giáo hoàng không giống nhau về thân thế và tính cách, về quan điểm và những gì đã làm trong thời gian trị vì Nhà thờ Thiên Chúa giáo. Thời thế và nhân tình cũng thay đổi trong hơn 2.000 năm qua. Các đối tác và đối thủ của Nhà thờ Thiên chúa giáo và Giáo hoàng cũng vậy.

Lê Phương Liên - Người công giáo Việt Nam "sống phúc âm giữa lòng dân tộc"

Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam gần 5 thế kỷ (1533 - 2009), là tôn giáo lớn trong số các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, với số lượng tín đồ hơn 6 triệu người, 44 giám mục, hơn 3.000 giáo xứ, 3.578 linh mục, 6 Đại chủng viện và 14.863 nam, nữ tu sĩ hoạt động ở 26 giáo phận trong cả nước.

Lý Mạc Phù - Tôn giáo và chính trị

Không chỉ đối với Nhà thờ Thiên chúa giáo mà còn đối với gần như tất cả các tôn giáo, cuộc đấu tranh quyền lực giữa tôn giáo và chính trị, giữa tín ngưỡng và pháp quyền luôn tiếp diễn, khi âm ỷ lúc công khai, khi lắng dịu lúc quyết liệt. Chính vì thế, đa số các quốc gia hiện nay trên thế giới thực thi chính sách tách nhà nước với tôn giáo. Xét trên phương diện đó, vai trò của tôn giáo không còn được như trước nữa. Đối với Nhà thờ Thiên chúa giáo cũng vậy.

Hà Cận (Theo csmonitor.com ) - Cha tuyên úy trong quân đội Mỹ hiện đại

Mặc đồ lính thay vì áo thụng, họ làm nhiều việc, từ cầu nguyện, rửa tội, trợ giúp y tế, giải đáp các thắc mắc, giải tỏa căng thẳng, cho đến đi tuần tra. Quân đội Mỹ vẫn đang tuyển thêm cha tuyên úy.

*** Bên lề sự kiện

Ngô Quốc Đông - Kitô giáo trong hội họa Italia thời phục hưng

Danh từ Renaissance có nghĩa ban đầu là “tái sinh”. Khi áp dụng nó vào bối cảnh hưng khởi của nghệ thuật đầu thế kỷ XV ở Italia và lan sang các quốc gia châu Âu, sự tái sinh đó được hiểu là “Phục Hưng” - tức nói đến một sự trở lại của văn hóa cổ điển, với tinh hoa Hy Lạp và La Mã xưa. Xét về góc độ hội họa, không phải tất cả nghệ sĩ Phục Hưng bỗng dưng trút bỏ những tính chất trung cổ hay thấm nhuần ngay các phong cách mới. Do đó, chủ đề về Kitô giáo vẫn chiếm một vị thế phổ quát.

Ngọc Hoa - Những điều chưa biết về cây Thập giá

Thập giá là một dụng cụ giết người hết sức dã man, thường được sử dụng ở Trung Đông và châu Âu cổ đại như đế quốc Ba Tư, Vương quốc Do Thái, đế quốc Ca-ta-gơ (Carthage), đế quốc Hy Lạp và La Mã cổ đại...

Minh Phương - Nữ tu sĩ hiện đại

Nếu như các linh mục đạo Cơ Đốc giảng đạo và lắng nghe các con chiên xưng tội, thì các ma sơ (hay các nữ tu sĩ) làm những công việc gần gũi hơn với đời sống thường ngày. Không như các tín hữu nam của mình, các sơ không thể trở thành thành viên cấp cao của giáo hội La Mã.

Hải An - Bầu cử giáo hoàng

Trong suốt chiều dài lịch sử của đạo Kitô, việc chọn lựa, hoặc bầu cử Giáo hoàng, luôn là sự kiện gây nhiều tranh cãi, làm đau đầu các nhà lãnh đạo Kitô giáo. Do thiếu sự nhất quán trong phương pháp và hoạt động chọn lựa Giáo hoàng, nên đã có nhiều “phản Giáo hoàng”, hay có trường hợp tồn tại 2 vị Giáo hoàng cùng một lúc.

Trần Trọng - Mạn đàm đạo Kitô

Hơn 2.000 năm trước, đạo Kitô chỉ được coi là tà giáo của một số nhóm người sống ở những vùng quê hẻo lánh trên lãnh thổ của đế quốc La Mã. Theo nguồn tài liệu lịch sử, mấy tháng sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập giá, tổng cộng chỉ có khoảng 120 tín đồ theo đạo Kitô. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ IV Sau Công nguyên, số người theo đạo này đã tăng lên nhanh chóng.

*** Kinh tế và hội nhập

Tường Vĩnh - Kinh tế Nhật Bản thời suy thoái: Bóng tối ở “đất nước mặt trời mọc”

Người Mỹ vừa vui mừng thông báo tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng trưởng 3,5% trong quý III năm 2009. Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đánh giá tương lai xán lạn cho toàn khu vực châu Á, khi dự đoán tỷ lệ tăng trưởng GDP năm nay là 2,8%, sẽ nhảy tiếp lên thành 5,8% vào năm 2010. Bức tranh kinh tế toàn cầu đang “ấm” dần lên, thế nhưng riêng Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ - vẫn đang chìm trong bóng tối.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Trung Kiên - Nội các mới và những bất ngờ

Ngót một tháng đàm phán căng thẳng, cuối cùng các đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Thiên chúa giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ Tự do (FDP) đã đạt được thỏa thuận thành lập liên minh trung hữu mới, nhiệm kỳ 2009-2013 vào ngày 24-10-2009. Một trong những bất ngờ lớn của chính quyền liên minh lần này là việc lần đầu tiên một người gốc Việt, ông Phi-líp Rô-ét-lơ (Philipp Toesler) được lựa chọn đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Y tế.

Minh Quân - Tây Nam Á - “Điểm nóng” ngày càng bất ổn

Không chỉ 2 “điểm nóng” dai dẳng Afghanistan và Pakistan, khu vực Tây Nam Á còn tiềm ẩn nhiều bất ổn bởi vấn đề hạt nhân của Iran hay tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ với Trung Quốc và Pakistan... Khu vực trọng yếu này thời gian qua lại tăng nhiệt do sự xuất hiện của những dấu hiệu căng thẳng cả mới lẫn cũ. Nhưng điều đáng chú ý là cùng với các tín hiệu bất ổn ấy, là những hoạt động ngoại giao con thoi giữa các trục quan hệ mà một bên là Tây Nam Á với bên kia là những nước lớn, cả xa lẫn gần, nhưng đều có nhiều ảnh hưởng đến khu vực này. Đó là thế cài răng lược đang ngày một rõ nét ở Tây Nam Á.

Thùy Dương - “Dòng chảy phương Nam” tăng thêm vị thế của Nga ở Châu Âu

“Dòng chảy phương Nam” là dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt của Nga sang châu Âu nằm trong chiến lược năng lượng đầy tham vọng của Mát-xcơ-va (Moscow) trong thế kỷ XXI. Dự án đó đã có lúc rơi vào bế tắc do những toan tính chính trị của các bên tham gia cùng với Nga, nay đã được khai thông và sẽ góp phần quan trọng tăng cường vị thế của Nga ở châu Âu và trên thế giới.

*** Văn hóa - xã hội

Dũng Lê - Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Góp phần giải tỏa bức xúc của ngành Y tế

Ngay cả khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua (dự kiến ngày 23-11-2009) và có hiệu lực (dự kiến từ ngày 1-1-2011), công tác khám, chữa bệnh không thể đã ngay lập tức được cải thiện rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Tuy thế, nhiều người hy vọng rằng, với “cây gậy pháp lý” đã có, những bức xúc của ngành y tế, của xã hội sẽ được giải tỏa phần nào. Đó sẽ là cơ hội để “đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển”...

Lê Nam - Bảo vệ môi trường - hãy bắt đầu từ phụ nữ

Trong suy nghĩ của nhiều người, môi trường và ô nhiễm môi trường là những hiện tượng tự nhiên, mang tính chất khoa học nhiều hơn là văn hóa, xã hội, không liên quan gì đến vấn đề giới, bình đẳng nam nữ. Theo các nhà nữ quyền, thực tế đang chứng minh một điều ngược lại: Phụ nữ là tác nhân quan trọng trong mối quan hệ với môi trường. Song, khi phải đối mặt với sự ô nhiễm, nữ giới lại là đối tượng nhạy cảm, chịu ảnh hưởng nặng nề hơn nam giới.

Lâm Phong (Theo Hollywood Reporter, VOA) - Bởi đó là Michael Jackson...!

Sau buổi công chiếu đình đám đêm 28-10, hãng Sony hồ hởi trước khoản lợi nhuận 2,2 triệu USD mà bộ phim âm nhạc “This is it” về “Vua nhạc pop”, Mai-cơn Giắc-xơn (Michael Jackson), mang lại, chỉ riêng tại thị trường Bắc Mỹ. Buổi chiếu thứ hai (ngày 29-10) thu về đến 15 triệu USD khi “This is it” được trình chiếu rộng rãi ở 3.400 rạp tại Mỹ cùng nhiều quốc gia trên thế giới.

*** Văn học - nghệ thuật

Nhật Nguyên - Cần hiểu “văn hóa phi vật thể” theo nghĩa rộng

Sau Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Việt Nam lại có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể vừa được UNESCO vinh danh là quan họ và ca trù. Con số 4 đáng tự hào nhưng vẫn hãy còn là khiêm tốn so với một đất nước có bề dày văn hóa và đa dạng tộc người như Việt Nam. Hy vọng, vì thế, lại được đặt vào 4 “đại diện vàng” khác, đó là: “Hội Gióng”, “hát xoan”, “sử thi Tây nguyên” và “rối nước”...

Mỹ An (Theo BBC, Hindu Times) - Những điều chưa biết về hậu trường giải Booker

Giải Man Booker 2009 danh giá, trị giá 50.000 bảng Anh, đã được trao cho nhà văn Hi-la-ry Man-ten (Hilary Mantel) với cuốn tiểu thuyết lịch sử “Wolf Hall” (Tạm dịch: Lâu đài Sói) hồi đầu tháng 10. Tuy nhiên, còn rất nhiều điều ít người biết tới về quy trình chọn giải ở hậu trường cũng như những tranh cãi mà nó gây ra.

*** Nhân vật với lịch sử

Quang Duy - Leonardo Da Vinci: Họa sĩ vĩ đại thời Phục Hưng

Lê-ô-na đơ Vanh-xi (Leonardo da Vinci) không chỉ là họa sĩ, nhà điêu khắc tài ba mà còn được mệnh danh là “bộ óc bách khoa của nhân loại”. Ông là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực khoa học và nghệ thuật của thời kỳ Phục Hưng. Hai tác phẩm hội họa “Mona Lisa” và “Bữa tiệc cuối cùng” (The last supper) của Leonard da Vinci được đánh giá là những bức họa kiệt tác của nhân loại.

*** Tuần trong 5 phút

- Việt Nam

- Thế giới