Việt Nam đóng góp thực chất vào sứ mệnh của Hội đồng Bảo an
Đã 6 tháng kể từ khi Việt Nam thực hiện vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Từ khi đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an - diễn đàn quan trọng nhất về hòa bình và an ninh thế giới, những đóng góp của Việt Nam trong nỗ lực giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng được đưa ra thảo luận và bỏ phiếu tại Hội đồng luôn được dư luận quốc tế đánh giá cao.
Theo Đại sứ Lê Lương Minh, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc kiêm đại diện Việt Nam tại Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã có những đóng góp khách quan và thực chất vào sứ mệnh quan trọng của Hội đồng, qua đó nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam. Tuy là thành viên mới nhưng Việt Nam đã chủ động đóng góp ý kiến về tất cả các vấn đề được thương thảo, kể cả trong các vấn đề có độ nhạy cảm cao.
Đối với khu vực Trung Đông, Việt Nam kiên trì quan điểm nhất quán ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palextin nhằm thành lập một Nhà nước độc lập, đồng thời không chấp nhận và lên án các hành động bạo lực quá khích, các cuộc tấn công nhằm vào thường dân vô tội.
Trong vấn đề Cô-xô-vô, Việt Nam kiên trì lập trường nguyên tắc ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không chấp nhận việc Cô-xô-vô đơn phương tuyên bố độc lập, đồng thời phản đối và lên án các hành động bạo lực, quá khích.
Về vấn đề I-ran, Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình thương lượng nhằm ủng hộ các nỗ lực không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân, lợi ích và quyền hợp pháp của các nước, trong đó có I-ran, về phát triển, sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, cũng như quyền hợp pháp của các quốc gia tiến hành các hoạt động giao thương, hàng hải bình thường.
Trong vấn đề Mi-an-ma, đồng thời với việc ủng hộ vai trò trung gian của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Việt Nam kiên định quan điểm cho rằng vấn đề Mi-an-ma cần cách "đặt vấn đề" toàn diện, trong đó cần thiết nhìn nhận tình trạng nghèo, chậm phát triển là một nguyên nhân gốc rễ và Liên hợp quốc cần giúp đỡ Mi-an-ma phát triển, qua đó giảm xung đột trong xã hội, tạo điều kiện cho Mi-an-ma thực hiện thành công lộ trình dân chủ 7 điểm, tiến tới hòa giải dân tộc.
Nhận thức rõ vai trò đại diện của tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, đặc biệt các nước châu Á đã tín nhiệm bỏ phiếu bầu Việt Nam vào Hội đồng Bảo an, Việt Nam thường xuyên trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến của các nước không phải thành viên Hội đồng, đặc biệt các nước có vấn đề được đưa vào chương trình nghị sự của Hội đồng. Qua đó, Việt Nam đã nắm bắt được mối quan tâm, lợi ích an ninh chính đáng của các quốc gia này, cũng như những quan ngại của cộng đồng quốc tế để trên cơ sở đó có cơ sở đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp phù hợp.
Vào tháng 3 vừa qua, trên cương vị là Điều phối viên của Nhóm các nước Không liên kết trong Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã tích cực phối hợp hoạt động thống nhất lập trường chung của Nhóm trên một số vấn đề quan trọng liên quan tới lợi ích an ninh của Phong trào Không liên kết. Đây là minh chứng cụ thể về phương châm của Việt Nam là hành động độc lập, có trách nhiệm, luôn tính đến lợi ích của hòa bình - an ninh khu vực và quốc tế, sự ổn định và phát triển khu vực và thế giới.
Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 7 tới, Việt Nam sẽ phải thực hiện rất nhiều trọng trách. Theo thông lệ, Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 7 sẽ phải đảm đương trách nhiệm soạn thảo báo cáo về công việc của Hội đồng từ 1-8-2007 đến 31-7-2008 để trình Đại hội đồng Liên hợp quốc xem xét.
Báo cáo sẽ kiểm điểm hoạt động của Hội đồng trên tất cả 60 đề mục trong chương trình nghị sự hiện nay. Đây là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, do phải tổng hợp khối lượng công việc rất lớn của Hội đồng bảo an trong một năm, kể cả khoảng thời gian nửa cuối 2007 khi Việt Nam chưa là thành viên của Hội đồng.
Ngoài ra, trong tháng 7 này, nhiều vấn đề khá phức tạp như vấn đề Cô-xô-vô, việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình hỗn hợp của Liên minh châu Phi và Liên hợp quốc ở Đa-phơ (Xu-đăng), vấn đề hạt nhân của Iran và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, vấn đề Mi-an-ma, sẽ tiếp tục được đưa ra thảo luận và ra quyết định tại Hội đồng. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò chủ tịch Hội đồng.
Tuy nhiên, Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng cho vai trò điều hành công việc của Hội đồng Bảo an trong các vấn đề này. Việt Nam sẵn sàng đóng góp để giải quyết các cuộc tranh chấp và xung đột thông qua đối thoại và đàm phán hòa bình, tránh đối đầu, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, trên cơ sở bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích chung của hòa bình và an ninh quốc tế.
Quốc tế đánh giá rất cao tinh thần tham gia cũng như sự chuẩn bị của Việt Nam cho trọng trách sắp tới. Đại diện các nước khẳng định Việt Nam có thể làm được rất nhiều việc khi tham gia Hội đồng Bảo an và Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực bảo vệ hòa bình và giải quyết xung đột trên thế giới./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 23-6 đến 29-6-2008)  (30/06/2008)
Mấy vấn đề đối với nông nghiệp - nông thôn - nông dân nước ta khi tham gia toàn cầu hóa  (30/06/2008)
Người dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (30/06/2008)
Người dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (30/06/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên