Khai mạc Hội nghị cấp Bộ trưởng AMBDC ở Đà Nẵng
Ngày 27-8, Hội nghị cấp Bộ trưởng Hợp tác phát triển vùng lòng chảo sông Mekong (AMBDC), các phiên Tham vấn AEM-Ấn Độ; AEM-EU đã khai mạc tại thành phố Đà Nẵng. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 4, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 và các hội nghị liên quan.
Hội nghị Bộ trưởng AMBDC do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Võ Hồng Phúc chủ trì. Hội nghị có sự tham dự của các đại biểu đến từ các nước ASEAN và Trung Quốc.
Các bộ trưởng đã ghi nhận tiến độ triển khai các dự án AMBDC. Tới ngày 13-7, đã có 47 dự án đang được triển khai ở các mức độ khác nhau, 14 dự án với tổng vốn 272,5 triệu USD hiện chưa có vốn tài trợ.
Hội nghị đã trao đổi các ý kiến về việc tìm kiếm một phương thức tài trợ mới để huy động vốn cho các dự án AMBDC. Các thảo luận thêm sẽ được các thành viên AMBDC tiếp tục thảo luận với sự hỗ trợ của Ban Thư ký ASEAN và sẽ được báo cáo tại cuộc họp nhóm công tác AMBDC lần tới.
Các bộ trưởng tiếp tục đặt sự quan tâm vào dự án dẫn dắt chính của AMBDC là dự án Đường sắt Xin-ga-po - Côn Minh (SKRL) và ghi nhận tiến độ triển khai dự án này. Hiện tại các đoạn còn thiếu đang được triển khai kết nối ở các mức độ khác nhau. Tuyến kết nối các thủ đô nơi SKRL đi qua có chiều dài khoảng 7.000km.
Hội nghị thông báo, Cuộc họp Nhóm công tác SKRL lần thứ 12 sẽ được tổ chức vào tháng 10/2010 ở Xiêm Riệp, Cam-pu-chia. Đối với dự án SKRL này, hiện đã có 4,7 triệu USD vốn tài trợ không hoàn lại được huy động, khoảng 40 triệu USD đã được ADB cho Cam-pu-chia vay.
Các bộ trưởng nhận thấy việc triển khai SKRL cần gắn kết và phù hợp với Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN. Các bộ trưởng chia sẻ quan điểm rằng các nước thành viên AMBDC cần phải nỗ lực hơn nữa để góp phần tăng cường sự kết nối và phát triển của khu vực.
Trước đó, từ ngày 24 - 27-8, Các bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) đã tham vấn với các nước đối tác.
Các bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có Tham vấn AEM - Nga vào ngày 24-8. Đây là phiên tham vấn đầu tiên giữa Các bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Nga. Các bộ trưởng hài lòng trước việc các quan chức kinh tế của hai bên đã nối lại đối thoại và nhất trí việc tăng cường hợp tác kinh tế sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho cả ASEAN và Nga.
Các bộ trưởng đã ghi nhận nhiều đề xuất của phía Nga về các lĩnh vực mà ASEAN và Nga có thể tăng cường hợp tác kinh tế và các quan chức nghiên cứu các đề xuất này và xem xét việc xây dựng một lộ trình hợp tác kinh tế toàn diện, lộ trình này sẽ được Các bộ trưởng xem xét tại phiên Tham vấn AEM-Nga tiếp theo.
Tiếp theo, các bộ trưởng đã có các phiên Tham vấn với các Đối tác đã ký kết FTA với ASEAN: tham vấn AEM-MOFCOM (Trung Quốc) lần thứ 9; Tham vấn AEM-METI (Nhật Bản) lần thứ 16; Tham vấn AEM-ROK (Hàn Quốc) lần thứ 7; Tham vấn AEM-CER (Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân) lần thứ 15; và tham vấn AEM-Ấn Độ lần thứ 8.
Ngoài ra, còn có Phiên tham vấn AEM cộng ba (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) lần thứ 13, bên cạnh đó buổi làm việc giữa Bộ trưởng các nước tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) cũng tập trung thảo luận cấu trúc khu vực mới tại Đông Á. AEM cũng gặp gỡ và thảo luận với Cao ủy Thương mại EU tại Phiên tham vấn AEM-EU lần thứ 9.
Các bộ trưởng ghi nhận thương mại giữa ASEAN và các nước đối tác vẫn diễn ra năng động, mặc dù bị suy giảm trong năm 2009 nhưng vẫn cao hơn so với các năm trước năm 2008. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, còn EU và Nhật Bản tiếp tục là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào ASEAN.
Đối với các bên đối tác đã ký FTA với ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân, các kết quả chính cho thấy các quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác FTA đã nỗ lực để thực hiện các cam kết FTA của mình.
ASEAN đã hoàn tất các Hiệp định FTA với Trung Quốc (ACFTA) và Hàn Quốc Korea (AKFTA), bắt đầu thực hiện các Hiệp định FTA với Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân (AANZFTA) và Ấn Độ (AIFTA). Các cam kết trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản cũng đang được thực hiện nhằm hoàn tất Hiệp định này đúng thời hạn.
Mặc dù đã đạt được các tiến triển nêu trên, các bộ trưởng cũng lo ngại về tỷ lệ sử dụng các FTA còn chưa cao. Do đó, các bộ trưởng giao các quan chức kinh tế xem xét nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục vấn đề này. Một số biện pháp có thể gồm việc thực hiện các hoạt động phổ biến thông tin cho công chúng, phát hành các tài liệu giới thiệu và tăng cường thuận lợi hóa thương mại thông qua đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối thoại thường xuyên với khu vực doanh nghiệp để các quan chức kinh tế có thể nắm rõ các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các chương trình hợp tác kinh tế trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho các bên, đặc biệt là các nước kém phát triển, để thực hiện tốt các FTA.
Về cấu trúc khu vực mới, ASEAN và các nước đối tác FTA khẳng định cam kết hợp tác nhằm xây dựng một cấu trúc khu vực mới về hợp tác kinh tế, trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm.
Ngày 28-8 sẽ chính thức khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam./.
Ngoại giao Việt Nam - 65 năm đồng hành cùng đất nước  (27/08/2010)
Hội thảo “Hồ Chí Minh - Nhà chiến lược thiên tài”  (27/08/2010)
Hội thảo “Hồ Chí Minh - Nhà chiến lược thiên tài”  (27/08/2010)
Bạc Liêu cần tiếp tục làm cho mọi người hiểu và thấm nhuần lời kêu gọi ''thi đua ái quốc'' mà Bác Hồ đã phát động  (27/08/2010)
Tỉnh Bắc Kạn bầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân mới  (27/08/2010)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay