Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng: Nâng cao nhận thức bảo vệ và phát triển rừng trong toàn dân là nhiệm vụ quan trọng để phát triển đất nước
Ngày 27-4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với các địa phương trong cả nước.
Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, qua 13 năm thực hiện (từ năm 1998 – 2010), tổng diện tích gây rừng mới đạt hơn 3,73 triệu ha, đạt trên 74,6% mục tiêu Dự án. Trong đó trồng mới được 2,45 triệu ha, đạt 49% mục tiêu đề ra, gồm trồng rừng phòng hộ, đặc dụng được gần 0,9 triệu ha, đạt 44,9%, trồng rừng sản xuất được trên 1,5 triệu ha, đạt 51,7% mục tiêu đề ra và diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên là gần 1,3 triệu ha. Tỉ lệ che phủ rừng của cả nước đã tăng từ 32% vào năm 1998 lên 39,5% vào cuối năm 2010. Tổng nguồn vốn thực hiện Dự án gần 32.000 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 7.280 tỉ đồng.
Phó Thủ tướng đánh giá: Mặc dù chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã góp phần làm tăng tỉ lệ che phủ rừng, môi trường sinh thái được cải thiện, tạo việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao đời sống cho nhân dân tại những địa phương có rừng, tạo vùng nguyên liệu, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng. Song vẫn còn những bất cập, tồn tại như tỉ lệ che phủ rừng thấp, chất lượng các loại rừng chưa cao, diện tích đất trống đồi núi trọc còn nhiều nên chưa đảm bảo việc bảo vệ môi trường, chất lượng nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, ven biển cũng như phòng tránh thiên tai. Việc huy động nguồn lực và đảm bảo nguồn lực để quản lý nhà nước về rừng chưa đảm bảo.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có; phủ kín rừng tại các diện tích đất trống, đồi trọc; nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; thực hiện Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn 2011 – 2020 gắn liền các chương trình liên quan như chống biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, xây dựng nông thôn mới...; nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng trong toàn dân, coi đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là xóa đói giảm nghèo.
Cả nước đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu lớn cho phát triển các khu chế biến lâm sản. Sản lượng khai thác rừng trồng hàng năm không ngừng tăng nhanh, đạt trên 4,5 triệu m3/năm. Trên 1.200 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 236,1 triệu USD vào năm 1998 lên 3,55 tỉ USD vào năm 2010./.
Những điểm mới về công tác kiểm tra, giám sát trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng  (27/04/2011)
Di cư tự do với sự phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên  (27/04/2011)
Công bố danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII  (27/04/2011)
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 4 tháng tăng 35,7%  (27/04/2011)
Hàn Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam  (27/04/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay