Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel)
TCCS - Ngày 9-4-2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) về chương trình T-09 và hoạt động nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Tập đoàn.
Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác về kết quả thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng giao trong thời gian qua nhằm nâng cao tiềm lực quốc phòng của đất nước, Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel cho biết, Viettel đã làm chủ thiết kế hệ thống, tích hợp hệ thống và các công nghệ lõi của sản phẩm quốc phòng công nghệ cao. Đặc biệt, Viettel đã sản xuất thành công và bàn giao một số sản phẩm chiến lược nhằm trang bị trong quân đội.
Sau khi tham quan cơ sở nghiên cứu, sản xuất và các sản phẩm công nghệ cao do Viettel nghiên cứu và sản xuất, làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành và Tập đoàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những kết quả mang tính đột phá của Viettel thời gian qua.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dưới sự chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự quản lý, điều hành của Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; sau một năm kể từ chuyến thăm và làm việc tại Tập đoàn của Thủ tướng vào năm 2023, Viettel đã có 5 điểm hơn: Kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, chuyên nghiệp hơn, sản phẩm sản xuất ra nhiều và tốt hơn, nguồn nhân lực chất lượng cao tốt hơn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo, với yêu cầu, nhiệm vụ mới, Viettel cần có tư duy, phương pháp, cách tiếp cận mới để đạt hiệu quả cao hơn, hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, quân đội, nhân dân giao phó. Trong đó, Viettel tập trung thực hiện các nhiệm vụ với “3 tiên phong” gồm: Tiên phong đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, các ngành mới nổi, nhất là nghiên cứu, sản xuất chíp bán dẫn; tiên phong dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám chấp nhận rủi ro và phòng, chống tiêu cực; tiên phong trong quản lý, sử dụng, phát huy hiệu quả các nguồn lực của đất nước trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Viettel cần nhanh chóng làm chủ công nghệ, nội địa hóa nhiều hơn nữa các sản phẩm để phát huy mọi nguồn lực của đất nước, phát triển công nghiệp quốc phòng đủ sức mạnh phục vụ có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của đất nước trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm lưỡng dụng, dân sự phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, đơn vị liên quan tiếp tục tổng kết, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp quốc phòng; phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ được giao; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực và thu hút nguồn nhân lực, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển; chủ động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước trong từng giai đoạn, từng thời kỳ./.
Hà Phương (tổng hợp)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế  (02/04/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3  (02/04/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên  (26/03/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3-2024  (24/03/2024)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam