Hội nghị Mekong-Nhật về Hành lang kinh tế Đông-Tây
Ngày 9-9, hội nghị quốc tế “Mekong-Nhật Bản về Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC): Hoàn tất kết nối, kiến tạo hưng thịnh kinh tế” đã khai mạc tại thủ đô Băng-cốc, Thái Lan.
Tại Hội nghị, năm nước có hành lang kinh tế đi qua gồm Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và quốc gia hỗ trợ vốn Nhật Bản đã bàn thảo việc kết nối nhanh những cung đoạn còn đứt quãng trên hai tuyến hành lang cũng như những khó khăn trong quá trình khai thác hai tuyến hành lanh kinh tế này.
Hội nghị cũng thảo luận các bài học và cơ hội, phương hướng kết nối toàn tuyến nhằm đạt mục tiêu khai thác hiệu quả hai tuyến hành lang kinh tế phục vụ cho mục tiêu phát triển chung của khu vực.
Ngoài đại diện sáu nước kể trên, tham dự hội nghị còn có các chuyên gia từ các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cơ quan Liên hợp quốc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Ủy ban sông Mekong, các viện và cơ quan nghiên cứu khác.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan, ông Ka-sit Pi-ro-my-a, nêu rõ “Hành lang kinh tế Đông-Tây và Hành lang kinh tế phía Nam là những sáng kiến chủ yếu của Tiểu vùng Mekong từ những năm 1998.
Một thập niên sau đó, tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây hầu như đã hoàn tất về mặt cơ sở vật chất, đó là phần cứng của tuyến đường.” Ông Ka-sit Pi-ro-my-a khẳng định Thái Lan sẽ đóng vai trò điều phối tốt trong những dự án liên quan.
Trong khi đó, ông O-sa-mu Fu-ji-mu-ra, Quốc vụ khanh phụ trách đối ngoại của Nhật Bản cho rằng để phát huy tối đa tính hiệu quả của hai hành lang kinh tế trên, cần phải thiết lập các dịch vụ hải quan hữu hiệu, sự tương thích hài hòa về luật lệ và tiêu chuẩn.
Ngoài ra cũng cần phải tăng cường đầu tư, thương mại và phát triển công nghiệp. Đây là những lĩnh vực được xem là "phần mềm" của hai tuyến hành lang kinh tế.
Ông O-sa-mu cho biết Nhật Bản tiếp tục cam kết hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho hai tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây và tuyến hành lang phía Nam.
Đại diện của Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào và MMi-an-ma phát biểu hoan nghênh hội nghị, đánh giá cao tầm quan trọng của hai tuyến hành lang kinh tế, và bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các bên liên quan./.
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông ở Nghệ An  (10/09/2010)
Thay đổi thành viên UBND 2 tỉnh Thái Bình và Thừa Thiên Huế  (10/09/2010)
Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam: sự thể hiện trách nhiệm trước dân tộc và cộng đồng quốc tế  (10/09/2010)
Diễn đàn kinh tế quốc tế Bai-can lần thứ VI  (10/09/2010)
Hội thảo lý luận lần thứ 6 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp  (10/09/2010)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 132 (10-9-2010)  (10/09/2010)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay