Việc xử lý những người vi phạm pháp luật là cần thiết và là việc làm bình thường của các quốc gia trên thế giới
Việc xử lý những người vi phạm pháp luật là cần thiết và là việc làm bình thường mà các quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước Liên minh Châu Âu (EU), đều tiến hành để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự xã hội và an toàn cho người dân. Lê Công Định bị bắt do đã có những hành vi vi phạm pháp luật, câu kết với một số phần tử ở nước ngoài hoạt động với mục đích lật đổ, chống Nhà nước Việt Nam. Chính Lê Công Định cũng đã thừa nhận những hành vi phạm tội của mình.
Trả lời câu hỏi của phóng viên ngày 23-6-2009 đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về Tuyên bố ngày 22-6-2009 của Trưởng các cơ quan đại diện ngoại giao EU tại Việt Nam về việc Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an bắt Lê Công Định, Người phát ngôn Bộ Ngoài giao Việt Nam Lê Dũng nói: Cần khẳng định rõ rằng, Lê Công Định bị bắt do đã có những hành vi vi phạm pháp luật, câu kết với một số phần tử ở nước ngoài hoạt động với mục đích lật đổ, chống Nhà nước Việt Nam. Chính Lê Công Định cũng đã thừa nhận những hành vi phạm tội của mình.
Việc Cơ quan An ninh Điều tra của Việt Nam bắt giam Lê Công Định là công việc nội bộ của Việt Nam, theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Ở Việt Nam, quyền tự do bày tỏ chính kiến của công dân được pháp luật bảo đảm và được thực hiện trên thực tế.
Việc xử lý những người vi phạm pháp luật là cần thiết và là việc làm bình thường mà các quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước Liên minh Châu Âu (EU), đều tiến hành để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự xã hội và an toàn cho người dân.
Điều rất đáng tiếc là mặc dù có đầy đủ thông tin và đã trao đổi về vấn đề này trong Đối thoại vừa qua giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Nhóm Bộ ba EU (EU-Troika), nhưng Tuyên bố của Trưởng các cơ quan đại diện ngoại giao EU tại Hà Nội là không khách quan, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam./.
Quan hệ Việt Nam - Hy Lạp đã có những bước tiến vượt bậc  (24/06/2009)
Nữ Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo  (23/06/2009)
Xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới  (23/06/2009)
Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia từ 2009-2020  (23/06/2009)
Xây dựng nông thôn mới căn cơ để trở thành nước công nghiệp bền vững  (23/06/2009)
Xây dựng nông thôn mới căn cơ để trở thành nước công nghiệp bền vững  (23/06/2009)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên