Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam-Cam-pu-chia lần thứ hai
Hội nghị xúc tiến đầu tư của Việt Nam vào Cam-pu-chia lần thứ 2 diễn ra ngày 24-4 tại Phnôm Pênh, Cam-pu-chia - Ảnh: Chinhphu.vn |
Tại Hội nghị, hai bên đã kiểm điểm, đánh giá lại tình hình đầu tư của Việt Nam vào Cam-pu-chia và đề xuất các khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ kịp thời để các cơ quan chức năng hai nước có biện pháp hỗ trợ, giúp cho hoạt động đầu tư, kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước kể từ Hội nghị Xúc tiến đầu tư lần thứ nhất, coi đây là cơ sở để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư thời gian tới, phát huy hiệu quả tiềm năng thế mạnh từ hai phía. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Hội nghị lần thứ hai có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đây sẽ là kênh trao đổi thường xuyên của hai bên với cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Nêu rõ những tiềm năng, thế mạnh về đầu tư và thương mại giữa hai nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành kinh doanh đầu tư tại Cam-pu-chia cần tuân thủ luật pháp, phong tục truyền thống của nước bạn. Các doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động tại Cam-pu-chia không chỉ vì lợi nhuận, mà phải quan tâm tới công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội; đóng góp cho sự phát triển của Cam-pu-chia; thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước; góp phần giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của các doanh nghiệp Việt Nam tại Cam-pu-chia. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định “Chính phủ Việt Nam quyết tâm thúc đẩy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài nói chung và tại Cam-pu-chia nói riêng”.
Thủ tướng Cam-pu-chia Xăm-đéc Hun Xen khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của hội nghị, bày tỏ tin tưởng hội nghị sẽ góp phần tích cực hơn nữa vào việc củng cố tình hữu nghị truyền thống, hợp tác song phương đang phát triển mạnh mẽ giữa hai nước, hai dân tộc. Ông cũng nhấn mạnh với các nhà đầu tư về một môi trường đầu tư có lợi, đồng thời thông báo Chính phủ Cam-pu-chia đang tiếp tục tiến hành cải tổ trên một số lĩnh vực nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư, nhất là những lĩnh vực mà Cam-pu-chia có thế mạnh như viễn thông, trồng cao su, khoáng sản, thủy điện...
Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Cam-pu-chia, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đề nghị các cơ quan nhà nước hai bên cần nhanh chóng xây dựng mới hoặc đẩy nhanh việc triển khai các hiệp định, thỏa thuận song phương như: sớm đàm phán và ký kết các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế hai lần, hợp tác trong lĩnh vực trồng cây cao su... Bộ trưởng cũng đề nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh và cải cách các thủ tục hành chính, đồng thời nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, cảng, điện, hệ thống thủy nông để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực này.
Đại diện Hội đồng phát triển Cam-pu-chia và Phòng Thương mại Cam-pu-chia đã giới thiệu chiến lược phát triển kinh tế, những lĩnh vực quan trọng, chính sách ưu đãi đầu tư và nhắc lại cam kết của Hội đồng phát triển Cam-pu-chia đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Cam-pu-chia.
Trong những năm qua, quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước đã có bước phát triển mạnh mẽ và sâu rộng, hai bên đã ký hơn 60 văn kiện pháp lý về hợp tác song phương trên hầu hết các lĩnh vực và hình thành các cơ chế hợp tác cần thiết, phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển của hai nước. Từ đó, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước đã tăng trưởng nhanh chóng, kim ngạch song phương tăng đều hàng năm. Cụ thể, năm 2006 đạt 950 triệu USD, năm 2007 đạt 1,18 tỉ USD, năm 2008 đạt 1,65 tỉ USD, năm 2009 đạt 1,33 tỉ USD, năm 2010 đạt hơn 1,8 tỉ USD.
Nhận thức được những nhân tố thuận lợi và khó khăn của mỗi nước, hai bên đã chủ động tích cực triển khai, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, trao đổi thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, phối hợp mở và nâng cấp một số khu kinh tế cửa khẩu, chợ đường biên. Đến nay, Việt Nam có 87 dự án đầu tư đã và đang chuẩn bị triển khai ở Cam-pu-chia với tổng số vốn trên 2 tỉ USD, qui mô đạt 22,9 triệu USD/dự án và đứng thứ ba trong tổng số các nhà đầu tư nước ngoài tại Cam-pu-chia. Các dự án đầu tư của Việt Nam tại Cam-pu-chia chủ yếu tập trung trên các lĩnh vực trọng điểm như viễn thông, hàng không, nông nghiệp, trồng cao su, năng lượng, thủy điện, khai khoáng, ngân hàng …
Ngay sau Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Cam-pu-chia Xăm-đéc Hun Xen đã chứng kiến lễ ký các biên bản ghi nhớ về xúc tiến và quản lý đầu tư giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Hội đồng Phát triển Cam-pu-chia, cấp giấy phép đầu tư cho dự án thủy điện Hạ Sê San 2 và khai thác quặng sắt giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công nghiệp-Năng lượng và Mỏ Cam-pu-chia... Hai Thủ tướng cũng đã chứng kiến lễ trao giấy phép cho một số dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Cam-pu-chia.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Cam-pu-chia Xăm-đéc Hun Xen đã đến dự và cắt băng khai trương Công ty chứng khoán Việt Nam – Cam-pu-chia.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam rời thủ đô Phnôm Pênh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm làm việc tại Vương quốc Cam-pu-chia./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Hun Xen  (24/04/2011)
Ban Bí thư kết luận về việc thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW  (24/04/2011)
Nhiều giải pháp giúp đỡ những người kết hôn có yếu tố nước ngoài  (24/04/2011)
Giao lưu nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”  (24/04/2011)
Bà Rịa - Vũng Tàu: Được phép tiến hành bầu cử sớm tại 3 khu vực bỏ phiếu  (24/04/2011)
Thủ tướng gặp các nhà lãnh đạo cấp cao Cam-pu-chia  (23/04/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên