Nhiều giải pháp giúp đỡ những người kết hôn có yếu tố nước ngoài
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị
TCCSĐT - Ngày 22-4-2011, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc về hôn nhân và gia đình (HN-GĐ) có yếu tố nước ngoài. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, từ năm 1995 đến cuối năm 2010, trong số hơn 257.555 công dân Việt Nam kết hôn với nước ngoài hoặc với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có trên 80% là phụ nữ Việt Nam. Đáng lưu ý là việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với nam giới Đài Loan, Hàn Quốc (theo thống kê của Bộ Tư pháp, tính đến ngày 30-5-2010, có trên 120.000 phụ nữ Việt Nam đã đăng ký kết hôn với nam giới Đài Loan, khoảng 40.000 phụ nữ Việt Nam đã kết hôn với nam giới Hàn Quốc) và chung sống như vợ chồng (không có đăng ký kết hôn) giữa phụ nữ Việt Nam với nam giới Trung Quốc cùng cư trú ở khu vực biên giới Việt Trung đang có xu hướng gia tăng.
Theo đánh giá của Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mặc dù phần lớn các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài đạt được mục đích hôn nhân, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan, nhưng gần đây cũng xuất hiện ngày càng nhiều tình trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thông qua hoạt động môi giới bất hợp pháp, khiến hàng ngàn phụ nữ sau khi kết hôn lâm vào hoàn cảnh sống khó khăn, bị ngược đãi, bị buôn bán với mục đích mại dâm, thậm chí bị đánh đập dẫn đến thương tật suốt đời hoặc tử vong. Trào lưu kết hôn không mang tính tự nguyện, kết hôn vì mục đích kinh tế (kết quả khảo sát xã hội học gần đây nhất cho thấy có 31% phụ nữ Việt Nam muốn lấy chồng Đài Loan để kiếm việc làm, tăng thu nhập; 15,6% muốn lấy chồng nước ngoài giàu có để giúp đỡ gia đình) không chỉ làm tăng nguy cơ mất cân bằng giới tính ở độ tuổi kết hôn, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ Việt Nam mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục và mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ mà phụ nữ Việt Nam đã kết hôn.
Hội nghị đã khuyến nghị một số giải pháp giúp đỡ những người kết hôn có yếu tố nước ngoài trong thời gian tới:
Một là, tăng cường quản lý nhà nước về HN-GĐ. Kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến HN-GĐ nói chung, trong đó có vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Hình thành mạng lưới các cơ sở hỗ trợ hôn nhân ở các địa phương để đáp ứng nhu cầu về tư vấn, hỗ trợ HN-GĐ nói chung, thực hiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ gia đình, kể cả tư vấn hôn nhân trong nước và nước ngoài. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý triệt để, kịp thời và nghiêm minh mọi hành vi vi phạm về HN-GĐ, nhất là các hoạt động môi giới lấy chồng bất hợp pháp.
Nhà nước đàm phán và ký kết với các nước các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp. Đối với những nước có nhiều phụ nữ Việt Nam lấy chồng cần ký các hiệp định riêng biệt về hôn nhân có yếu tố nước ngoài để cùng hợp tác bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam.
Hai là, tăng cường công tác truyền thông - giáo dục. Chú trọng truyền thông - giáo dục về pháp luật và các kiến thức cần thiết. Cung cấp thông tin chính thức, trung thực về luật pháp, chính sách, phong tục, tập quán và văn hóa của các quốc gia và vùng lãnh thổ mà phụ nữ đang muốn lấy chồng để họ và gia đình biết, có cơ sở quyết định đúng đắn về hôn nhân.
Ba là, hỗ trợ về kinh tế. Tăng cường các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, tạo ra nhiều cơ hội học nghề, làm việc cho phụ nữ nông thôn. Thực hiện đồng bộ các chính sách việc làm, giảm nghèo, hỗ trợ vay vốn tạo việc làm cho phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo ở những nơi có nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài.
Bốn là, các giải pháp về văn hóa - xã hội. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng và các dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế ở cơ sở, tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là nữ thanh niên, có điều kiện tiếp cận thông tin, nâng cao dân trí, có quan niệm và nhận thức đúng về HN-GĐ.
Đẩy mạnh đấu tranh, ngăn chặn tệ môi giới, lừa đảo phụ nữ lấy chồng người nước ngoài, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới.
Năm là, phát huy vai trò của gia đình và cộng đồng. Chú trọng giáo dục từ gia đình, dòng họ về nếp sống, gia phong để hình thành nhân cách, nâng cao bản lĩnh sống, giúp phụ nữ tăng khả năng thích ứng trước những biến động, rủi ro khi ra đời.
Tăng cường vai trò trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… trong việc giúp đỡ, tương trợ những phụ nữ lấy chồng nước ngoài vì hoàn cảnh éo le phải trở về nước./.
Thủ tướng gặp các nhà lãnh đạo cấp cao Cam-pu-chia  (23/04/2011)
Đồng chí Trương Tấn Sang làm việc với Hà Nội về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X)  (23/04/2011)
Động đất mạnh gần bờ biển phía Đông Nhật Bản  (23/04/2011)
IMF nêu ba nhân tố để tăng cường vai trò giám sát toàn cầu  (23/04/2011)
Xung quanh căng thẳng ngoại giao Mỹ - Ê-cu-a-đo  (23/04/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên