Họp báo quốc tế: Quốc hội Việt Nam chuẩn bị tốt và sẵn sàng tổ chức thành công Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9
TCCS - Ngày 12-9-2023, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 đã tổ chức họp báo quốc tế thông báo về chương trình hội nghị. Theo đó, từ ngày 14 đến ngày 17-9-2023, tại Hà Nội, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 với chủ đề ''Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo'' sẽ được Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức.
Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức hội nghị: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, Chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Quốc hội khóa XV Nguyễn Anh Tuấn; cùng Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà, Trưởng Tiểu ban Thông tin - Tuyên truyền; bà Zeina Hilal, cán bộ Ban Thư ký IPU đồng chủ trì buổi họp báo.
Tại buổi họp báo, thay mặt Ban Tổ chức hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà, Phó Trưởng ban Tổ chức hội nghị cho biết, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 là diễn đàn quan trọng để các đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam và các nghị sĩ trẻ trên thế giới giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Thông qua việc tham gia các hoạt động của hội nghị, các đại biểu sẽ xây dựng mối quan hệ và tạo dựng mạng lưới liên kết giữa thanh niên, nghị sĩ trẻ, lãnh đạo trẻ từ khắp nơi trên thế giới. Trong khuôn khổ hội nghị lần này sẽ diễn ra nhiều hoạt động, như: Tọa đàm “Tăng cường năng lực số cho thanh niên”; Triển lãm thành tựu đổi mới sáng tạo, sản phẩm OCOP; Phiên khai mạc; ba phiên thảo luận chuyên đề và Phiên bế mạc.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà nêu rõ, tại phiên thảo luận về chuyển đổi số, các đại biểu sẽ trao đổi ý kiến về việc hoàn thiện thể chế, chính sách trong thúc đẩy quả trình chuyển đổi số nhằm tăng cường cơ hội phát triển bền vững; chia sẻ kinh nghiệm của nghị viện các nước trong công tác lập pháp, giám sát và vai trò của các nghị sĩ trẻ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; chia sẻ những tiến bộ đạt được trong việc số hóa các hoạt động của nghị viện vì sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các đại biểu sẽ có những đề xuất giải pháp chính sách để hoàn thiện thể chế, đổi mới, thử nghiệm các mô hình mới, triển khai các ứng dụng mới, các nền tảng số, tăng tốc chuyển đổi số; phổ cập kết nối số, nâng cao nhận thức số, văn hóa số và kỹ năng số cho người dân, thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số và bảo đảm tiếp cận công nghệ công bằng hướng tới mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau trong môi trường số, bảo đảm phát triển bền vững.
Trong phiên thảo luận chuyên đề đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, các đại biểu sẽ tập trung vào các vấn đề trọng tâm, như: Việc hoàn thiện thể chế, chính sách trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (bao gồm cả khởi nghiệp của thanh niên) làm động lực cho sự phát triển bao trùm và bền vững, trong đó có lĩnh vực công nghệ thực phẩm (foodtech); chia sẻ kinh nghiệm của nghị viện các nước trong công tác lập pháp, giám sát và vai trò của các nghị sĩ trẻ nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; trao đổi, thảo luận về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo góp phần đẩy mạnh quá trình đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs); đề xuất với các nghị viện về các chính sách và giải pháp về việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách để giảm thiểu các rủi ro liên quan đến trí tuệ nhân tạo.
Tại họp báo, đại diện Ban Tổ chức đã giải đáp nhiều câu hỏi của các nhà báo về công tác chuẩn bị, điều kiện bảo đảm, nội dung các phiên thảo luận, sự tham gia của bạn bè quốc tế cũng như các hoạt động liên quan đến Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến công tác tổ chức hội nghị, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Phó Trưởng Ban Tổ chức hội nghị khẳng định, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị về mặt nội dung và các điều kiện bảo đảm đã cơ bản hoàn tất. Giới thiệu về những điểm mới, khác biệt của hội nghị lần này so với 8 lần tổ chức trước đây, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, đây là hội nghị có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với gần 500 đại biểu tham dự, trong đó có hơn 300 đại biểu quốc tế. Quá trình chuẩn bị và tổ chức hội nghị thể hiện sự chăm lo của Đảng, Nhà nước Việt Nam với thế hệ trẻ, vai trò của giới trẻ tham gia xây dựng đất nước, xây dựng thế giới hòa bình, thịnh vượng và giải quyết các thách thức toàn cầu; đồng thời, thể hiện vai trò và thế mạnh đặc biệt của tổ chức thanh niên Việt Nam so với quốc gia đăng cai Hội nghị nghị sĩ trẻ toàn cầu trước đây.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 dịp để giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước, con người Việt Nam. Thông qua hội nghị, các nghị sĩ trẻ trên thế giới sẽ có dịp tận mắt chứng kiến sự đổi mới và phát triển của Việt Nam, tạo thuận lợi cho quan hệ quốc tế sau này. Chính vì vậy, Quốc hội Việt Nam đã chuẩn bị rất chu đáo và có nhiều sáng kiến trong việc tổ chức Hội nghị. Cá nhân Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rất quan tâm và chỉ đạo sâu sát trong suốt quá trình chuẩn bị tổ chức hội nghị. Quốc hội Việt Nam cũng rất tích cực phối hợp với Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoà và các bên liên quan nhằm bảo đảm công tác chuẩn bị tổ chức đạt kết quả tốt nhất.
Dự kiến, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 sẽ thông qua Tuyên bố hội nghị. Đây sẽ là tuyên bố hội nghị đầu tiên của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu IPU qua 8 kỳ hội nghị. Tuyên bố hội nghị sẽ là lời hiệu triệu mang tính chính trị cao và là cam kết mạnh mẽ của các nghị sĩ trẻ, thúc đẩy vai trò của giới trẻ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, đây cũng là lần đầu tiên Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu của IPU có logo hội nghị riêng. Theo đó, logo được thiết kế làm nổi bật hai yếu tố. 1- Chữ Y - chữ cái đầu tiên của từ Young (tiếng Anh) có nghĩa là giới trẻ. Năm chữ Y trên logo sẽ đại diện cho các đại biểu trẻ đến từ năm châu lục. 2- Trên logo có màu đỏ, màu vàng cùng ngôi sao năm cánh ở giữa là tượng trưng cho Quốc kỳ của Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc họp báo, đại diện Ban Thư ký IPU Zeina Hilal nhấn mạnh, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 của IPU là sự kiện quốc tế độc đáo dành riêng cho các nghị sĩ trẻ toàn cầu. Bày tỏ niềm cảm kích và ấn tượng trước vai trò chủ nhà của Quốc hội Việt Nam trong phần chuẩn bị tổ chức hội nghị, đại diện Ban Thư ký IPU cho rằng, Quốc hội Việt Nam không chỉ thể hiện vai trò tích cực, đầy trách nhiệm, chuyên nghiệp trong công tác tổ chức mà còn thể hiện vai trò lãnh đạo, dắt dắt cũng như những nỗ lực thúc đẩy nhằm trao quyền cho thanh niên. Điều này có thể thấy thông qua số lượng đại biểu quốc tế đăng ký tham dự hội nghị năm nay rất cao, với hơn 300 đại biểu quốc tế. Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 là minh chứng sinh động cho mối quan hệ thân thiết, hợp tác chặt chẽ giữa Quốc hội Việt Nam và IPU. Bà Zeina Hilal cũng đánh giá cao việc Việt Nam đã lồng ghép rất hiệu quả chủ đề của hội nghị vào các phiên thảo luận và bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tổ chức thành công hội nghị lần này.
Theo chương trình, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17-9-2023, là diễn đàn quan trọng để các đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam và thế hệ trẻ có cơ hội giao lưu, học hỏi, truyền cảm hứng với hơn 300 đại biểu Quốc hội, nghị sĩ, đại biểu quốc tế từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. Qua việc tham gia các hoạt động của hội nghị, các đại biểu có thể xây dựng mối quan hệ, tạo dựng mạng lưới liên kết với thanh niên, nghị sĩ, nhà lãnh đạo trẻ từ khắp nơi trên thế giới, giúp đại biểu mở rộng tầm nhìn toàn cầu, khám phá những khía cạnh mới, thấu hiểu hơn những vấn đề toàn cầu.
Về chương trình hội nghị, ngày 14-9-2023, sẽ diễn ra Tọa đàm “Tăng cường năng lực số cho thanh niên”; khai mạc Triển lãm thành tựu đổi mới sáng tạo, sản phẩm OCOP. Ngày 15-9-2023, sẽ diễn ra Phiên khai mạc, các phiên thảo luận chuyên đề về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Ngày 16-9-2023, hội nghị tổ chức phiên thảo luận thứ 3 về thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững. Ngày 17-9-2023, Ban Tổ chức sẽ đưa các đại biểu quốc tế đến tham quan vịnh Hạ Long để quảng bá danh thắng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới cũng như sự phát triển của đất nước Việt Nam.
Về mục đích, ý nghĩa của việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, đây là sự kiện đối ngoại có tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn, khẳng định sự tham gia tích cực, có trách nhiệm và chủ động của Việt Nam trong IPU - tổ chức liên nghị viện lớn nhất thế giới; đồng thời cho thấy sự chú trọng, quan tâm của Việt Nam đối với thanh niên và các vấn đề chung toàn cầu của giới trẻ hiện nay. Hội nghị cũng là hoạt động thiết thực triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XII, “Về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030”. Hội nghị là dịp quảng bá rộng rãi với bạn bè quốc tế về truyền thống văn hóa, đất nước, con người, chính sách đối ngoại và thành quả công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đồng thời cũng là cơ hội để tăng cường quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với nhiều đối tác quan trọng./.
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV  (09/01/2023)
Hội thảo khoa học quốc gia “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”  (05/05/2022)
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII và ra mắt cuốn sách “Rạng danh Tổ quốc , cơ đồ Việt Nam - Dấu ấn 2021”  (20/04/2022)
Ngành công thương chủ động, sáng tạo, nỗ lực vượt khó khăn, hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành năm 2021  (14/01/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển