Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Truyền thông để “Dân biết - dân hiểu - dân tin - dân theo - dân làm - dân thụ hưởng”
TCCS - Ngày 24-11-2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về truyền thông chính sách, với chủ đề “Nhận thức - hành động - nguồn lực”.
Dự hội nghị tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành; lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực quốc gia. Dự hội nghị tại các điểm cầu 63 ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan báo chí của địa phương.
Báo cáo tại hội nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, công tác truyền thông các chủ trương, đường lối, chính sách luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng với phương châm truyền thông phải đi trước để thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả đối với những xu hướng thông tin sai lệch bản chất, không có lợi cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai cho thấy nhiều vấn đề nảy sinh trong cách thức tổ chức bộ máy và đầu tư nguồn lực cho công tác này, dẫn đến nhiều tình huống bị động, lúng túng trong việc chủ động cung cấp thông tin chính sách hoặc thực hiện công việc này chưa thật sự hiệu quả.
Tại hội nghị, lãnh bộ các bộ, ngành, cơ quan và địa phương tham luận sôi nổi nhiều vấn đề liên quan truyền thông chính sách. Các ý kiến phân tích, đánh giá sâu sắc, trách nhiệm, thẳng thắn, sát thực tế; chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và cả những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải và đề xuất các giải pháp, định hướng, nhiệm vụ để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách trong thời gian tới.
Trong đó, tập trung các nội dung, như: Truyền thông chính sách phải lấy người dân là trọng tâm của phát triển; truyền thông chính sách theo chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, cơ quan; việc tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, định mức biên chế công chức, viên chức làm công tác truyền thông chính sách; kinh phí cho tổ chức hoạt động của truyền thông chính sách; kinh nghiệm truyền thông chính sách tại các địa phương; giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông chính sách của các cơ quan báo chí.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, công tác truyền thông chính sách có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, truyền thông chính sách phải để “Dân biết - dân hiểu - dân tin - dân theo - dân làm - dân thụ hưởng”; giúp nâng cao hiệu quả chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền; góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Làm tốt công tác truyền thông chính sách sẽ mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong xây dựng, thực hiện các chính sách. Truyền thông chính sách tốt là giải pháp quan trọng để đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống và mang hơi thở cuộc sống vào quá trình xây dựng chính sách.
Chính phủ xác định, truyền thông chính sách có vai trò quan trọng để thực hiện tốt Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực tham gia quán triệt, phổ biến hiệu quả, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước; từ đó thống nhất nhận thức, ý chí và hành động trong triển khai thực hiện.
Thủ tướng nhấn mạnh, công tác truyền thông chính sách được đặt ở vị trí quan trọng; ngày càng khoa học; chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, phương thức truyền thông mới được đẩy mạnh để điều tiết, định hướng thông tin, dư luận; tăng cường thông tin chính thống kịp thời, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thông tin xấu, độc, góp phần ổn định xã hội, tâm lý người dân, tăng cường niềm tin vào Đảng, Nhà nước. Qua đó góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ ý thức tìm hiểu, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt chức năng góp ý, phản biện trong xây dựng chính sách, pháp luật; tạo đồng thuận xã hội, góp phần đưa chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, tích cực.
Thủ tướng Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ, công tác truyền thông chính sách vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Theo đó, một số bộ, ngành, địa phương chưa chú trọng, đầu tư đúng mức công tác truyền thông chính sách. Tính tương tác hai chiều trong truyền thông chính sách còn hạn chế. Một số chủ trương, chính sách chưa được truyền thông chủ động, kịp thời. Hoạt động truyền thông các chính sách chưa được khoa học, đồng bộ, nhất quán, bài bản, hiệu quả. Nhân lực cho công tác truyền thông chính sách vừa thiếu, vừa yếu, chưa được chuẩn hóa, nhất là cấp cơ sở. Bên cạnh đó chưa có công cụ đánh giá kết quả thực hiện truyền thông chính sách mang tính định lượng để đo lường kết quả và xác định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương.
Sau khi phân tích nguyên nhân, đánh giá tình hình, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác truyền thông chính sách, thực hiện quyền tiếp cận thông tin, xây dựng Chính phủ trách nhiệm, lắng nghe, tất cả vì quyền và lợi ích của nhân dân, Thủ tướng đề nghị quán triệt đầy đủ, xuyên suốt tinh thần chỉ đạo, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ về công tác truyền thông chính sách; tạo cơ chế, điều kiện để người dân, tổ chức, doanh nghiệp góp ý, phản biện về các chính sách trong quá trình soạn thảo theo hướng lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể của chính sách; thúc đẩy, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật.
Cùng với đó, bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát huy vai trò tích cực của các cơ quan báo chí, truyền thông trong thực hiện truyền thông chính sách, gắn công tác truyền thông chính sách với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch; khuyến khích đổi mới, sáng tạo về nội dung và hình thức truyền thông chính sách, bảo đảm chất lượng, phù hợp, hiệu quả.
Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị, các bộ, ngành, địa phương phải thống nhất cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, sức mạnh của công tác truyền thông chính sách; đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm truyền thông chính sách, bảo đảm linh hoạt, sáng tạo, chủ động, kịp thời, nâng cao hiệu quả định hướng thông tin, dư luận; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhằm phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí trong truyền thông chính sách; đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác truyền thông chính sách, nhất là người đứng đầu.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí; Đề án Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027 (Quyết định 407/QĐ-TTg, ngày 30-3-2022).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới; tăng cường ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số; đưa các kênh thông tin đa phương tiện phục vụ cho công tác truyền thông chính sách; xây dựng công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả truyền thông chính sách; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể; các lực lượng ở cơ sở cho công tác truyền thông chính sách; chú trọng các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trên biển; xây dựng đội ngũ nhân lực làm công tác truyền thông chính sách có năng lực, có chuyên môn, bảo đảm hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả; nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện quy tắc ứng xử, hướng dẫn quy trình thực hiện truyền thông chính sách.
Về việc tăng cường đội ngũ truyền thông chính sách tại các bộ, ngành địa phương, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm, định mức biên chế của công chức, viên chức làm công tác truyền thông chính sách chuyên trách.
Về bố trí kinh phí cho hoạt động truyền thông chính sách, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương ưu tiên bố trí kinh phí để tăng cường công tác truyền thông chính sách và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách, bảo đảm đúng quy định pháp luật.
Đối với việc hoàn thiện quy định pháp luật, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan, rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông chính sách.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, cơ quan chú trọng công tác truyền thông chính sách; lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhân dân; bảo đảm công khai, minh bạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong xây dựng, thực thi và giám sát chính sách; tất cả các chính sách được ban hành phải tuân thủ nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; tất cả vì quyền và lợi ích của nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ tin tưởng, thực hiện “nghĩ thật, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật, người dân được thụ hưởng thật”, công tác truyền thông chính sách thời gian tới sẽ có bước chuyển biến đột phá và đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, góp phần thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng  (21/11/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 - 20-11-2022)  (20/11/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Olaf Scholz thăm chính thức Việt Nam  (14/11/2022)
Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 40, 41  (12/11/2022)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay