Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết hai năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021
TCCS - Ngày 22-1-2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết hai năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 do Bộ Ngoại giao tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Dự hội nghị tại Hà Nội còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; Ủy viên Trung ương Đảng: Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Dự hội nghị qua hình thức trực tuyến có các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài.
Điểm lại những dấu ấn nổi bật của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam đã ghi đậm 5 dấu ấn lớn trong hai năm quan trọng này.
Thứ nhất, Việt Nam đã góp phần thúc đẩy cách tiếp cận đa phương, kiên trì đề cao luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc. Trong điều hành, xử lý các công việc chung, Việt Nam luôn thúc đẩy không khí đồng thuận, đối thoại, hợp tác, vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, Việt Nam đã thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp bền vững, toàn diện cho xung đột, trong đó có cả xử lý hậu quả xung đột, hướng tới phát triển lâu dài của quốc gia.
Thứ ba, thúc đẩy tinh thần nhân văn, nhân ái, hướng tới người dân, tăng cường bảo vệ thường dân trong xung đột, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em một cách thực chất.
Thứ tư, Việt Nam cũng nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an với các tổ chức khu vực trong duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, cũng như đề cao vai trò trung tâm và sự hiện diện của ASEAN tại Hội đồng Bảo an.
Thứ năm, Việt Nam đã chủ động đề xuất các giải pháp toàn cầu về nhiều vấn đề toàn cầu, nhất là xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh biển, ứng phó với dịch bệnh.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, với những dấu ấn nói trên, nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là một bước đi góp phần tích cực triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả, cũng như chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương theo tinh thần Chỉ thị 25 của Ban Bí thư.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng, biểu dương tổ công tác liên ngành với bộ phận thường trực là Bộ Ngoại giao; Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc với vai trò chủ công tuyến đầu cùng các cơ quan đại diện khác của Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều đóng góp quan trọng cho thành công chung nhiệm kỳ tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh, tham gia Hội đồng Bảo an là mục tiêu phấn đấu của nhiều nước bởi đây là cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, cơ quan duy nhất có quyền hạn đặc biệt đưa ra các quyết định có tính ràng buộc pháp lý với 193 quốc gia trên thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ; cho rằng, đây đều là những sáng kiến thiết thực, đúng và trúng sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, đồng thời cũng là các vấn đề quan trọng đối với lợi ích của nước ta.
Hoan nghênh việc Bộ Ngoại giao đang tích cực chuẩn bị để sớm trình Kế hoạch đăng cai các hội nghị đa phương cấp cao đến năm 2030, Thủ tướng đề nghị bộ cần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất khả năng Việt Nam tái ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an đại diện cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong 10 - 15 năm tới; ứng cử, đăng cai các hội nghị quan trọng trong khuôn khổ các cơ chế đa phương quan trọng, nhất là Liên hợp quốc, APEC, ASEM, ASEAN, các cơ chế Tiểu vùng Mekong và đề xuất các sáng kiến, diễn đàn đa phương khác…
Thủ tướng nhấn mạnh, các hoạt động đối ngoại cần được triển khai trên cơ sở "tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng, lắng nghe, hợp tác hiệu quả và cùng phát triển" để tạo cơ sở tranh thủ nguồn lực quốc tế, góp phần thực hiện khát vọng phát triển bền vững đất nước. Trước mắt ưu tiên cho tiếp cận triển khai chiến lược vaccine và thuốc điều trị, tư vấn chính sách để hỗ trợ phục hồi sau đại dịch, triển khai ngoại giao khí hậu, ngoại giao y tế, ngoại giao năng lượng, ngoại giao số...; đồng thời, tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương, tiếp tục xây dựng cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực. Các bộ, ngành phải quán triệt sâu sắc chủ trương của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, chủ động xây dựng các kế hoạch để tăng cường sự tham gia của từng bộ, từng ngành vào các cơ chế đa phương.
Thủ tướng chỉ rõ: "Phải kiên trì, kiên định, kiên quyết, kiên nhẫn giữ vững bản lĩnh trước những vấn đề có tính chất nguyên tắc, nhất là về lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân; hài hòa lợi ích của các nước trên thế giới, khu vực; bảo đảm được mục tiêu chung là hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, vì mục tiêu bảo vệ hòa bình, hợp tác phát triển của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới”.
Người đứng đầu Chính phủ mong muốn, từng cán bộ làm công tác đối ngoại, công tác ngoại giao sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những kết quả hết sức tích cực đã đạt được, nhất là trong năm 2020 và 2021 vừa qua trong bối cảnh hết sức khó khăn, tiếp tục xây dựng trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam, bản sắc “cây tre Việt Nam”, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Xây dựng pháp luật không chỉ để quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương mà còn mở ra cơ hội để phát triển  (19/01/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Tin tưởng người dân và cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng tích cực xây dựng cơ sở dữ liệu, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia  (18/01/2022)
Thủ tướng Chính phủ Lào Phankham Viphavanh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam  (11/01/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Phankham Viphavanh chủ trì Kỳ họp lần thứ 44 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào  (10/01/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón, hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Lào Phankham Viphavanh thăm chính thức Việt Nam  (09/01/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc tại Hưng Yên  (23/12/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển