Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự phiên thảo luận thứ hai Hội nghị thượng đỉnh G20
TCCS - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến, ngày 22-11-2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự phiên thảo luận thứ hai với chủ đề: “Xây dựng tương lai bền vững, bao trùm và có sức chống chịu”.
Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã khiến các nỗ lực giải quyết tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng, ứng phó biến đổi khí hậu, xử lý suy thoái môi trường, phát triển bền vững ngày càng trở nên cấp thiết. Các nước tham gia Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ Hiệp định, trong đó các nước phát triển huy động 100 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ các nước đang phát triển triển khai Hiệp định. Các nhà lãnh đạo khẳng định ủng hộ xây dựng “nền kinh tế các-bon tuần hoàn”, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch, ổn định, an toàn, bền vững với chi phí hợp lý; tăng cường hợp tác quốc tế nhằm giảm suy thoái đất, bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, bảo đảm an ninh lương thực và quản lý bền vững nguồn nước. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh vai trò quan trọng của G20 trong thúc đẩy thực hiện đúng thời hạn Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững; tăng cường hơn nữa trao quyền cho phụ nữ và thanh niên, bao gồm việc nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy phát triển tài chính bao trùm, thu hẹp khoảng cách số.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã kéo lùi thành quả phát triển của thế giới hàng thập kỷ, đẩy hàng chục triệu người rơi vào nghèo đói. Dịch bệnh, thiên tai, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường, đói nghèo, khoảng cách số, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước vẫn là những thách thức toàn cầu mà không riêng một quốc gia nào có thể xử lý được. Để vượt qua thách thức, các quốc gia cần đoàn kết, xây dựng lòng tin, thực tâm hợp tác và chia sẻ trách nhiệm chung hướng tới phát triển bền vững, bao trùm và không để một quốc gia hay người dân nào bị bỏ lại phía sau. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi G20 cùng với sự hợp tác của Liên hợp quốc, WB, IMF, WTO… cần tích cực kiến tạo những nền tảng phát triển mới, như chuyển đổi nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh… để vượt qua thách thức và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nước G20 hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu, tiếp cận thị trường và các nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời đẩy mạnh hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nhất là chống suy giảm chất lượng đất, bảo tồn san hô, giảm rác thải nhựa và quản lý bền vững nguồn nước... Thủ tướng khẳng định cam kết của Việt Nam trong triển khai Thỏa thuận Paris, nỗ lực giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính đến năm 2030 bằng nguồn lực trong nước và có thể giảm tới 27% khi có thêm các nguồn hỗ trợ quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển là điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững và bao trùm. Điều này chỉ có được khi quan hệ quốc tế được duy trì thông qua hệ thống đa phương dựa trên luật lệ, các quốc gia cùng tôn trọng, hiểu biết, đối thoại, hợp tác và tin cậy lẫn nhau. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để G20, Liên hợp quốc và các thể chế đa phương phát huy vai trò trong xử lý các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh mới.
Kể từ năm 2010 trở lại đây, Việt Nam đã 5 lần được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G20, một diễn đàn đa phương quan trọng trong quản trị kinh tế toàn cầu. Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễ Xuân Phúc tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến đã khẳng định đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 vào các vấn đề chung của toàn cầu./.
Trung Duy (tổng hợp)
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh G20 trực tuyến  (22/11/2020)
Hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025  (20/11/2020)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc phường Điện Biên, Hà Nội  (16/11/2020)
Bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37: Kiến tạo cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ  (16/11/2020)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển