Văn hóa Petrovietnam là một quá trình chắt lọc lâu dài
TCCS - Quý I-2020 vừa qua, giá dầu thế giới lập một kỷ lục vô tiền khoáng hậu được bán với giá âm. Nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam vẫn gắng gượng hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, kinh doanh, người dầu khí vẫn bình tĩnh, tự tin gồng mình vượt gian khó.
Trước “cơn bão kép” có tên “giá dầu thấp và dịch COVID-19”, hàng loạt tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới lâm vào cảnh thua lỗ nặng dẫn đến khủng hoảng, phá sản thì việc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) vẫn vững vàng, nỗ lực từng ngày vượt qua khó khăn được xem là một “ngoại lệ”. Với người lao động dầu khí, những người được mệnh danh là “người đi tìm lửa”, việc đối diện, vượt qua gian nan, thách thức đã thành một yếu tố làm nên văn hóa. Từ 60 năm qua, các thế hệ người dầu khí không ngừng vun đắp, dày công gây dựng chuẩn mực và giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa đặc trưng cho Petrovietnam, cho mỗi đơn vị thành viên.
Trong đó, mỗi đơn vị có những đặc trưng và triết lý kinh doanh riêng nhưng đều dựa trên nền tảng các giá trị cốt lõi của văn hóa dầu khí. Trong đó luôn đề cao khát khao cống hiến cho tổ quốc, tính chuyên nghiệp trong công việc, để cao trách nhiệm, và luôn cư xử đầy nhân văn với đồng nghiệp và đối tác. Chính cái tinh thần bất khuất, luôn rực lửa ấy là nền tảng tạo nên sức mạnh phát triển vững chắc, luôn chủ động đối phó với mọi gian nan thách thức của Tập đoàn.
Để có thể lượng hóa một cách chính xác nhất về giá trị văn hóa của Petrovietnam, từ cuối năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, Ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn đã tham mưu với Đảng ủy và lãnh đạo Tập đoàn xây dựng và triển khai mạnh mẽ đề án tái tạo văn hóa Petrovietnam, được áp dụng trước hết tại cơ quan tập đoàn. Đặc biệt trong thời gian tiếp tới, cùng thời điểm gỡ bỏ giãn cách xã hội, Ban Truyền Thông và Văn hóa doanh nghiệp sẽ triển khai mạnh và toàn diện đề án với nhiều giải pháp căn cơ.
Cụ thể như thực hiện tuyên truyền, vận động, tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức, ý thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam. Theo đó, mỗi đảng viên, cán bộ, công nhân viên có những bước tiếp cận khác nhau, mức độ tiếp cận khác nhau với các giá trị văn hóa, do đó cần xác định, xây dựng những hình thức tuyên truyền, giáo dục nhận thức về văn hóa phù hợp cho từng đối tượng.
Đẩy mạnh tuyên truyền qua website, intraweb, mạng xã hội, hệ thống phát thanh, màn hình trong trụ sở chính của Tập đoàn. Thường xuyên tuyên truyền, nhắc lại, tuyên truyền đi đôi với kiểm tra giám sát, tuyên dương, nhắc nhở, phê bình; gắn truyền thông nội bộ với xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nâng cao tính chủ động của các tổ chức đoàn thể, như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh trong công tác tuyên truyền. Thông qua hoạt động của các đoàn thể để lồng ghép việc tuyên truyền nội dung văn hóa Petrovietnam.
Ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp sẽ tổ chức tập huấn, đào tạo thông qua các khóa học bổ trợ cho cán bộ, công nhân viên nâng cao nhận thức, ý thức trong thực hiện nhiệm vụ, trong thực hiện các quy định ứng xử trong công việc cũng như tại công sở. Thông qua đào tạo và thực hành hằng ngày sẽ định hình các thói quen tốt cho chính cán bộ, công nhân viên. Đặc biệt, việc tham gia các khóa đào tạo là bắt buộc, có quy định, chế tài cụ thể.
Đáng chú ý là giải pháp xây dựng môi trường làm việc ổn định, trong sạch, lành mạnh, đoàn kết, gắn bó và nâng cao vai trò nêu gương của lãnh đạo. Theo đó cần sắp xếp, tổ chức mô hình làm việc khoa học, hiệu quả, thống nhất. Xây dựng bộ máy nhân sự có tính ổn định tạo tâm lí thoải mái, gắn kết trong cán bộ, công nhân viên. Ban lãnh đạo phân cấp, phân quyền rõ ràng nhưng có sự đồng nhất trong chủ trương cũng như đồng thuận ý kiến trong xây dựng văn hóa Petrovietnam tạo sự nhất quán trong chỉ đạo, thực hiện.
Xây dựng môi trường làm việc trong sạch, lành mạnh, cạnh tranh công bằng là hết sức cần thiết và cũng là xây dựng môi trường thuận lợi cho việc thực hiện văn hóa Petrovietnam. Chỉ trong một môi trường đáng tin cậy, con người mới có thể dễ dàng phát huy ưu điểm, lợi thế, thể hiện bản thân và khi được ghi nhận thì họ sẵn sàng cống hiến và bảo vệ những giá trị chung.
Tăng cường, tiếp xúc giữa lãnh đạo với cán bộ, công nhân viên để họ cảm nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, lan tỏa cảm xúc với cán bộ, công nhân viên để họ cảm nhận được tinh thần, mong muốn và sự tin tưởng của lãnh đạo trong thực hiện giá trị chung.
Trong thời gian tới, Ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp sẽ tập trung nghiên cứu, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hệ thống giá trị văn hóa Petrovietnam và các quy định liên quan. Mặc dù hệ giá trị cốt lõi đã được lấy ý kiến sửa đổi bổ sung ban hành trong “Cẩm nang văn hóa dầu khí”. Tuy nhiên, thực tiễn khách quan cho thấy cần cập nhật, chỉnh sửa cho phù hợp hơn với đặc trưng ngành nghề, mang bản sắc dầu khí. Việc xác định những giá trị chung là sản phẩm của tập thể do đó phải do tập thể cùng xây dựng và thực hiện. Cần nắm bắt tâm tư, tình cảm, lấy ý kiến rộng rãi của các thế hệ cán bộ, công nhân viên trong quá trình phục hưng, phát triển.
Trong đó, các giá trị văn hóa được nhận diện từ giá trị ngoại hiện (hữu hình) thể hiện thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu, bố trí sắp xếp môi trường làm việc, thiết chế văn hóa, sản phẩm văn hóa phục vụ đời sống cán bộ, công nhân viên… đến các giá trị được tuyên bố bao gồm: các chiến lược, mục tiêu, triết lý doanh nghiệp và các giá trị ngầm định (vô hình) đều cần phải quan tâm rà soát, hệ thống, quy chuẩn.
Đặc biệt, từ việc đột phá triển khai tại cơ quan Tập đoàn, Tổng Giám đốc Tập đoàn sẽ tập trung nâng cao chất lượng của đội ngũ tham mưu, giúp việc, bố trí nguồn lực thực hiện văn hóa Petrovietnam. Trong đó, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tuyên dương khen thưởng việc thực hiện văn hóa Petrovietnam; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ đảm nhận việc xây dựng, triển khai, theo dõi thực hiện văn hóa doanh nghiệp phải là những người có uy tín, có kiến thức để có thể thuyết phục, hướng dẫn, nhắc nhở cán bộ, công nhân viên, tham mưu cho lãnh đạo trúng và sát. Nâng cao vai trò giám sát, chủ động phối hợp của các tổ chức đoàn thể với bộ phận chuyên trách để tăng cường, mở rộng lực lượng, phát huy sức mạnh tập thể trong quá trình tái tạo văn hóa Petrovietnam.
Có thể thấy rằng, tái tạo văn hóa Petrovietnam sẽ là một quá trình chắt lọc lâu dài, bền bỉ, không ít thử thách. Quá trình này cần xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể theo từng giai đoạn và cần toàn thể người dầu khí phải tâm niệm rằng luôn nghiêm túc tuân thủ, không thể nóng vội, đốt cháy giai đoạn, phải có cái đầu lạnh, trái tim nóng, bản lĩnh, kiên định trong quá trình thực hiện.
Hơn lúc nào hết rất cần văn hóa Petrovietnam phải được thấm, ngấm sâu sắc hơn, phải trở thành mạch nước ngầm không ô nhiễm, không tạp chất từ từ ngấm sâu vào từng suy nghĩ trở thành hành động, từ hành động hình thành những thói quen tốt làm nên cốt cách, bản sắc người dầu khí. Để từ đó, văn hóa Petrovietnam luôn tươi mới, sáng mãi những giá trị bất diệt theo thời gian./.
Sự thật về việc khan hiếm xăng, dầu trên thị trường  (28/05/2020)
Trọng tâm của BSR trong năm 2020: Tái cấu trúc, niêm yết và vượt bão kép  (27/05/2020)
Năm 2019 lợi nhuận sau kiểm toán của BSR đạt trên 2.873 tỷ đồng  (25/05/2020)
Giá dầu thế giới tăng, thị trường xăng, dầu Việt Nam khởi sắc  (25/05/2020)
Đại hội đồng cổ đông VietinBank 2020 thông qua các mục tiêu cơ bản  (24/05/2020)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay