Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: CPI tháng 6-2009 tăng dưới 1%
Cục Thống kê Hà Nội cho biết, chỉ số CPI tháng 6 của thành phố tăng 0,91% so tháng trước và tăng 11,86% so cùng kỳ năm 2008.
Tháng 6 năm nay, toàn bộ 10 nhóm hàng tiêu dùng đều tăng, trong đó 6 nhóm tăng từ 1,18 - 2,84%. Đáng chú ý, so cùng kỳ năm trước, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng tới 18,52% và là nhóm tăng cao nhất; nhóm nhà ở điện nước chất đốt tăng 1,5%. Chỉ có nhóm giao thông, bưu chính viễn thông là giảm giá 2,5%.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng giá trong 6 tháng đầu năm của Hà Nội là 2,51% có dấu hiệu tăng chậm lại tuy giá lương thực, thực phẩm vẫn còn khá cao, các hàng khác giảm đáng kể.
Nguyên nhân do hàng thực phẩm tươi sống, giá thức ăn chăn nuôi còn ở mức cao, giá rau xanh thất thường do ảnh hưởng bởi thời tiết và cân đối giữa cung và cầu chưa tốt. Cùng với đó, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, hàng có nguồn gốc nhập khẩu giảm giá rõ rệt làm giá bán lẻ thiết bị, đồ dùng nói chung giảm nhiều so trước đây.
Chỉ số CPI tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 6-2009 có mức tăng 0,6% so với tháng trước. Tính chung từ đầu năm đến nay, chỉ số CPI trên địa bàn tăng 3,13%.
Trong tháng này, các mặt hàng có mức tăng so với tháng trước là: nhóm hàng ăn tăng 0,6% (trong đó lương thực giảm 0,68%, thực phẩm tăng 0,9%); nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,08%; nhóm nhà ở, điện, nước, vật liệu xây dựng tăng 1,41%, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,74%, nhóm giao thông, bưu chính viễn thông tăng 0,81% (trong đó bưu chính viễn thông giảm 3,95%); nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 0,7%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,4%. Riêng nhóm thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,34%, còn lại các nhóm khác không biến động.
Đối với giá lương thực (mặt hàng chiếm trọng số cao trong rổ hàng hóa), sau khi giảm nhẹ ở tháng trước (-0,01%), tháng này tiếp tục giảm 0,68%. So với đầu năm nhóm hàng này tăng 1,83% trong đó tháng 3 năm nay là tháng có giá lương thực tăng cao nhất (+4,66%). Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng, tập trung vào các mặt hàng sắt thép, cát, đá xây dựng, gas, xăng dầu…
Bên cạnh đó có một số mặt hàng giảm giá như máy vi tính trọn bộ, điện thoại di động, đồ dùng gia đình bằng gỗ… những mặt hàng này có mẫu mã thường xuyên thay đổi, các cửa hàng cũng cạnh tranh đẩy mạnh bán ra với nhiều hình thức đa dạng.
Chỉ số CPI thành phố / Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
TP. Hà Nội |
0,29% |
0,99 |
-0,07% |
0,13% |
0,24% |
0,91% |
TP. Hồ Chí Minh |
0,04% |
1,31 |
0,03% |
0,49% |
0,58% |
0,6% |
Ông Lâm Hoàng Sa giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang  (22/06/2009)
Để nông dân vươn lên trong quá trình công nghiệp hóa, thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường  (22/06/2009)
Ngành công thương đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  (22/06/2009)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam