Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Lễ Khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2020
TCCS - Ngày 6-1-2020, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Lễ Khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Tham gia Lễ Khởi động có khoảng 300 khách mời gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan Đảng, Quốc hội, thành viên Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, các bộ, ngành, địa phương, đại diện doanh nghiệp, báo chí và các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội. Đây là sự kiện mở màn cho Năm ASEAN 2020 do Việt Nam làm Chủ tịch.
Phát biểu về Năm Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong một phần tư thế kỷ gắn bó với ASEAN, Việt Nam luôn tích cực, chủ động tham gia có trách nhiệm và để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Năm 2020, Việt Nam vinh dự đảm nhiệm những trọng trách lớn ở cả tầm khu vực và quốc tế, trong đó nổi bật là vai trò Chủ tịch ASEAN. Đây là cơ hội để Việt Nam đóng góp thực chất và nhiều hơn nữa vào phát triển Cộng đồng ASEAN hài hòa, tự cường, sáng tạo, gắn kết, bản sắc, trách nhiệm và có khả năng thích ứng cao.
Từ một khu vực với những chia rẽ, khác biệt, ngày nay, ASEAN là cộng đồng của những quốc gia độc lập, đoàn kết đang phát triển ngày càng lớn mạnh, với dân số 650 triệu người, đứng thứ 3 thế giới, là nền kinh tế phát triển năng động với quy mô GDP năm 2018 đạt 2.950 tỷ USD, đứng thứ 5 toàn cầu, đã ký kết 6 hiệp định thương mại tự do với 7 đối tác hàng đầu thế giới, định vị vững chắc vị trí là trung tâm trong cấu trúc khu vực, được sự tôn trọng và hợp tác của các cường quốc, các đối tác trên thế giới.
Là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ phát huy những thành quả, tiếp nối nỗ lực của các kỳ Chủ tịch tiền nhiệm, để cùng các thành viên định hướng phát triển Cộng đồng ASEAN đến 2025 và xa hơn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ một số nội dung.
Thứ nhất, hòa bình và ổn định, đoàn kết và thống nhất, thịnh vượng và bền vững tiếp tục là mục đích, là bản sắc và cũng là mục tiêu phấn đấu của Cộng đồng ASEAN nhằm tạo dựng vị thế, hình ảnh, vai trò mới với tinh thần chủ động đóng góp có trách nhiệm cho đối thoại và hợp tác trên “sân chơi” toàn cầu.
Thứ hai, Cộng đồng ASEAN sẽ kết nối hiệu quả trong nội khối và hội nhập sâu rộng với bên ngoài, dựa trên sự sáng tạo, ổn định và hài hòa với sự lan tỏa của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong đời sống kinh tế - xã hội của cả Cộng đồng. Cộng đồng ASEAN sẽ là mẫu hình của kinh tế tuần hoàn với những sức mạnh mới.
Thứ ba, Cộng đồng ASEAN tự cường với khả năng thích ứng, chống chịu và xử lý hiệu quả các tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm, rác thải nhựa… dần trở thành một khu vực đáng sống trên hành tinh với mạng lưới các thành phố thông minh được mở rộng, an sinh xã hội được bảo đảm; hệ thống học tập tiên tiến, có nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số, có chiến lược phát triển bền vững, cơ hội mở ra cho mọi người, không ai bị bỏ lại phía sau.
Thứ tư, dựa trên những văn kiện nền tảng, các cơ quan của Cộng đồng ASEAN hoạt động khoa học, chuyên nghiệp, hiệu quả và năng động, đóng góp ngày càng tích cực cho Cộng đồng và người dân ASEAN.
Để hiện thực hóa những mục tiêu này và cùng nhau kiến tạo tương lai, mỗi thành viên, từng người dân ASEAN cần nỗ lực, từ những công việc nhỏ, góp từng viên gạch dựng xây nên những công trình lớn của Cộng đồng ASEAN.
“Hãy cùng tư duy Cộng đồng, hành động vì Cộng đồng và chia sẻ các giá trị Cộng đồng. Không kết nối nào bền chặt hơn kết nối trái tim đến trái tim. Mỗi công dân Cộng đồng ASEAN, hãy cùng nỗ lực đưa ASEAN vươn thật cao, tiến thật xa, nhưng tinh thần ASEAN luôn thật gần và lắng sâu trong trái tim mình”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Chủ đề của năm ASEAN 2020 là “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” với 5 trọng tâm ưu tiên, không chỉ cho năm 2020 mà còn hướng đến những mục tiêu dài hạn hơn, đó là: Đóng góp tích cực cho môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực; thúc đẩy phát triển thịnh vượng trên cơ sở liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng, tận dụng cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0; thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN; đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững, phát huy vai trò, đóng góp của ASEAN trong cộng đồng quốc tế; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của ASEAN.
Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức mình hợp tác cùng các nước thành viên, thực hiện thành công các trọng tâm ưu tiên của năm ASEAN 2020 và đó cũng là đóng góp thiết thực của Việt Nam cho một tương lai tươi đẹp hơn của ASEAN. Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã chủ động chuẩn bị mọi mặt cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020; sẵn sàng cùng các nước thúc đẩy Cộng đồng ASEAN phát triển mạnh mẽ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn, với tâm thế là “Công dân ASEAN”, mỗi người dân Việt Nam, bằng hành động thiết thực của mình, hãy là một sứ giả truyền thông điệp về một Việt Nam yêu hòa bình, hữu nghị, giàu lòng mến khách và luôn rộng mở vòng tay hợp tác.
Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, lãnh đạo một số bộ, ngành đã bấm nút khai trương website ASEAN 2020. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trao danh vị cho các đơn vị tài trợ đặc biệt cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Việt Nam - Lào: Tiếp tục thúc đẩy quan hệ chính trị, đối ngoại, an ninh, quốc phòng đi vào chiều sâu  (05/01/2020)
Tiếp tục nỗ lực xử lý nợ xấu và phòng ngừa nguy cơ nợ xấu; tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại  (03/01/2020)
Cần thực hiện nghiêm túc, chủ động hơn nữa Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025  (29/12/2019)
Bộ Công Thương cần nâng cao năng suất nội ngành, phát triển dựa vào công nghiệp chế biến, sáng tạo  (28/12/2019)
Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 của Văn phòng Chính phủ  (26/12/2019)
Doanh nhân Việt Nam phải có khát vọng, có lòng tự tôn dân tộc mãnh liệt  (24/12/2019)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam