Việt Nam - Lào: Tiếp tục thúc đẩy quan hệ chính trị, đối ngoại, an ninh, quốc phòng đi vào chiều sâu
TCCS - Ngày 4-1-2020, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 42 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào. Sau khi kết phúc phiên họp, hai Thủ tướng đã gặp gỡ báo chí, thông tin kết quả tốt đẹp của kỳ họp.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh về thành công của Kỳ họp lần thứ 42 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, trong đó đánh giá những kết quả đạt được trong hợp tác hai nước thời gian qua, đề ra phương hướng hợp tác thời gian tới.
Thủ tướng cho biết, cuộc họp có 40 bộ, ngành, địa phương hai bên tham dự và đã đánh giá, năm 2019, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ hai nước, hai bên đã hợp tác toàn diện và thành công trên tất cả các mặt, dù trong bối cảnh năm qua có nhiều khó khăn.
Bên cạnh việc cùng chia sẻ những vấn đề quốc tế và khu vực, thể hiện đồng quan điểm trong nhiều vấn đề liên quan, hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch giữa hai bên đạt kết quả tích cực và là một điểm sáng năm qua. Theo đó, tổng viện trợ Việt Nam đối với Lào tăng gần 19% và đã giải ngân hết số vốn. Có 5 công trình lớn hợp tác giữa hai nước đã được khánh thành và đưa vào sử dụng. Đặc biệt là nhà Quốc hội Lào với tổng mức đầu tư 111,5 triệu USD cơ bản xong phần thô và sẽ khánh thành vào năm 2020.
Năm 2019, thương mại và đầu tư đạt kết quả nổi bật nhất trong hợp tác hai nước, Việt Nam là nước thứ 3 có tổng vốn đầu tư vào Lào đạt trên 5 tỷ USD. Thương mại 2 nước vượt 1,25 tỷ USD, vượt mục tiêu mà hai nước đề ra.
Hai Thủ tướng đều bày tỏ vui mừng về kết quả hợp tác hiệu quả, tích cực và toàn diện giữa hai nước trong năm qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, kết quả này là nhờ sự thúc đẩy mạnh mẽ, sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước hai bên, trong đó về phía Chính phủ Lào đứng đầu là Thủ tướng Thongloun Sisoulith, góp phần củng cố niềm tin của hai Đảng, nhân dân hai nước, mang lại hiệu quả thiết thực trong hợp tác hai nước.
Về hợp tác thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ chính trị, đối ngoại, an ninh, quốc phòng đi vào chiều sâu. Đặc biệt là tăng cường tính kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế, trong đó có giao thông, vận tải, năng lượng, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Trên tinh thần quan hệ đặc biệt, tin cậy lẫn nhau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hai bên ủng hộ nhau và hợp tác hiệu quả trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực như ASEAN, APEC, ASEM, các diễn đàn hợp tác Mekong... Các nội dung này được cụ thể hóa để các cấp, ngành hai nước thực hiện tốt chủ trương của hai Bộ Chính trị và Chính phủ hai nước.
Đặc biệt kỳ họp lần này đã ký kết 9 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ngay sau kỳ họp này, Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với các đối tác của Lào, triển khai hiệu quả các cam kết, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh hiệu quả tại đất nước Lào anh em.
Thủ tướng nhấn mạnh, hai bên tin tưởng, với kết quả thành công của Kỳ họp lần này sẽ là bông hoa tươi thắm đóng góp vào vườn hoa hữu nghị đặc biệt giữa hai nước mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Về phần mình, Thủ tướng Thongloun Sisoulith cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ Việt Nam; chúc mừng Việt Nam về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội hết sức ấn tượng trong năm 2019, đặc biệt tăng trưởng kinh tế đạt 7,02%, nhiều chỉ tiêu đề ra đã đạt hoặc vượt kế hoạch; đồng thời khẳng định lại, kỳ họp đã thành công tốt đẹp.
“Kết quả kỳ họp lần này cho thấy sự hiểu biết lẫn nhau trong quá trình trao đổi thẳng thắn, chân thành, đi vào các giải pháp thực chất, cùng nhau giải quyết các tồn tại để thúc đẩy hơn nữa hợp tác hai bên. Hai bên đã cùng trao đổi toàn diện các vấn đề quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hợp tác về thương mại, đầu tư, xã hội, hợp tác giữa các địa phương và đều có sự thống nhất cao”.
Thủ tướng Lào cũng cho rằng, Kỳ họp lần này đã thể hiện phía Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với Lào để cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội hai nước. Điều này khẳng định tình hữu nghị vĩ đại, hợp tác toàn diện giữa hai nước tiếp tục được giữ gìn, vun đắp và phát triển. Nhân dịp này, Thủ tướng Lào đề nghị các bộ, ngành hai nước thực hiện các thỏa thuận giữa hai Chính phủ một cách hiệu quả./.
Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
Tiếp tục nỗ lực xử lý nợ xấu và phòng ngừa nguy cơ nợ xấu; tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại  (03/01/2020)
Cần thực hiện nghiêm túc, chủ động hơn nữa Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025  (29/12/2019)
Bộ Công Thương cần nâng cao năng suất nội ngành, phát triển dựa vào công nghiệp chế biến, sáng tạo  (28/12/2019)
Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 của Văn phòng Chính phủ  (26/12/2019)
Doanh nhân Việt Nam phải có khát vọng, có lòng tự tôn dân tộc mãnh liệt  (24/12/2019)
Thủ tướng Chính phủ tiếp lãnh đạo bộ quốc phòng, quân đội các nước  (21/12/2019)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển