Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 29-12-2008 đến 4-1-2009)
1. I-rắc ký các hiệp ước quân sự với Anh và Ôt-xtrây-li-a
Ngày 30-12-2008, Chính phủ ở Bat-đa ký các hiệp ước quân sự với Anh và Ôt-xtrây-li-a, theo đó, binh lính hai nước này có cơ sở pháp luật để ở lại I-rắc tới ngày 30-06-2009 sau khi lệnh ủy thác của Liên hợp quốc hết hạn vào ngày 31-12-2008.Cũng theo thỏa thuận này, phía Anh với khoảng 4.100 binh sĩ đóng tại sân bay Ba-xra ở miền nam I-rắc sẽ chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong khu vực, củng cố và phát triển lực lượng an ninh cho I-rắc mà không tham gia chiến đấu. Ngày 31-7-2009 sẽ là ngày cuối cùng lính Anh rút khỏi I-rắc. Mỹ là nước có 146.000 quân đóng tại I-rắc đã ký thỏa thuận với Bat-đa cho phép lực lượng chiến đấu tiếp tục ở lại nước này cho tới cuối năm 2011.
2. Ấn Độ và Pa-ki-xtan nhất trí giảm bớt căng thẳng
Ngày 31-12-2008, Tổng thống G.W.Bu-sơ đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Pa-ki-xtan và sau đó ba bên nhất trí sẽ áp dụng các biện pháp làm giảm căng thẳng. Tổng thống G.W.Bu-sơ kêu gọihai bên hợp tác với nhau trong điều tra vụ khủng bố Mum-bai nói riêng và chống khủng bố nói chung. Cả ba nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ và Pa-ki-xtan nhất trí rằng, không bên nào muốn có bất kỳ hành động gì làm tăng căng thẳng không cần thiết. Quan hệ giữa Pa-ki-xtan và Ấn Độ trở nên nghiêm trọng sau khi Niu Đê-li cáo buộc các nhóm phiến quân hoạt động ở Pa-ki-xtan có liên quan đến loạt vụ nổ súng ở Mum-bai tháng 11-2008, giết chết 170 người.
3. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đề xuất 6 điểm thúc đẩy quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan
Ngày 31-12-2008, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đưa ra đề xuất 6 điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển hoà bình trong quan hệ giữa hai bờ Eo biển Đài Loan. Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 30 năm ngày Trung Quốc đại lục gửi "Thông điệp cho đồng bào ở Đài Loan", Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khẳng định, Trung Quốc đại lục sẵn sàng thảo luận những phương thức thoả đáng và hợp lý để Đài Loan tham gia vào các tổ chức quốc tế, chừng nào việc này không vi phạm nguyên tắc "một nước Trung Quốc". "Bất cứ điều gì cũng có thể thương lượng nếu hai bên cùng nhất trí nguyên tắc một nước Trung Quốc". Ngày 1-1-1979, trong "Thông điệp gửi đồng bào ở Đài Loan", lần đầu tiên Trung Quốc đại lục đề xuất chấm dứt đối đầu quân sự giữa hai bờ Eo biển Đài loan thông qua đối thoại và hoan nghênh các hoạt động giao lưu giữa hai bên.
4. Thế giới đón năm mới 2009
Không khí lễ hội tràn ngập các thành phố trên toàn thế giới. Những người đón năm mới trên khắp thế giới đang cố gắng quên đi những nỗi buồn, phiền toái của năm cũ để thực sự có được một đêm vui vẻ, hạnh phúc và hy vọng năm mới sẽ mang đến nhiều may mắn, tốt đẹp. Đảo Kiritimati (còn gọi là đảo Giáng sinh) tại Thái Bình Dương là nơi đầu tiên trên Trái đất đón chào năm mới vào lúc 1h00 (theo giờ GMT). Khoảng một tiếng đồng hồ sau, người dân tại Ốc-clan (Auckland), Niu Di-lân được chiêm ngưỡng tiết mục bắn pháo hoa từ tòa nhà Sky Tower. Xit-ni (Ô-xtrây-li-a) là thành phố lớn đầu tiên trên thế giới bước sang năm 2009. Khoảng 1,5 triệu người dân bản xứ và du khách đã tập trung tại cầu cảng Sydney để thưởng thức màn bắn pháo hoa hoành tráng vào nửa đêm. Đây là số lượng khán giả kỷ lục trong một buổi bắn pháo hoa.
5. Đàm phán khí đốt Nga - U-crai-na đổ vỡ
Ngày 1-1-2009, các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp về cung cấp khí đốt giữa U-crai-na và Nga đã thất bại và bắt đầu từ ngày này, Tập đoàn Gazprom của Nga cắt nguồn cung cấp khí ga cho U-crai-na, nhưng Nga sẽ làm hết sức để đảm bảo nguồn cung cấp cho châu Âu. Trước đó, Thủ tướng Nga V.Pu-tin nói rằng U-crai-na sẽ phong tỏa nguồn cung cấp ga cho châu Âu nếu không đạt được thỏa thuận với Nga. Ông A. Mi-lơ, Giám đốc điều hành của Gazprom cho biết, U-crai-na vẫn chưa trả tiền cho khí đốt mà Gazprom đã cung cấp cho nước này trước đó. Ông chỉ trích lập trường của U-crai-na là “không xây dựng” trong suốt các cuộc đàm phán và Gazprom không có lý do pháp lý nào để tiếp tục cung cấp khí đốt cho U-crai-na. Theo ông A. Mi-lơ, hợp đồng cung cấp khí đốt cho U-crai-na phụ thuộc vào việc nước này có thanh toán đầy đủ 2 tỉ USD tiền mua khí đốt trong quá khứ hay không, trong đó có khoản tiền phạt thanh toán chậm. Gazprom là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất trên thế giới và cung cấp 42% khí đốt cho EU, chủ yếu thông qua tuyến đường ống chạy qua U-crai-na. Thủ tướng V.Pu-tin nói rằng Gazprom đã rất hào phóng khi định mức giá bán khí đốt cho U-crai-na là 250 USD/m3 năm 2009, trong khi giá ở châu Âu hiện là hơn 500 USD.
6. Kỷ niệm 50 năm Cách mạng Cu-ba
Ngày 1-1-2009, Cu-ba đánh dấu 50 năm cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ trẻ tuổi Phi-đen Ca-xtrô. Chủ tịch Ra-un Ca-xtrô có bài phát biểu tại thành phố miền đông Xan-ti-a-gô Đơ Cu-ba, từ trên ban công toà nhà mà anh trai ông là Phi-đen Ca-xtrô tuyên bố chiến thắng sau khi nhà độc tài Ba-ti-xta phải rời bỏ đất nước vào sáng sớm ngày 1-1-1959. Các chương trình hoà nhạc diễn ra trên khắp đất nước Cu-ba, gồm cả một chương trình lớn được tổ chức ở Ha-ba-na với sự góp mặt của ban nhạc nổi tiếng nước này là Lốt-van-van. Để chào mừng sự kiện trọng đại của đất nước, thanh niên Cu-ba tái hiện Đoàn xe tự do chiến thắng do Tổng tư lệnh Phi-đen Ca-xtrô dẫn đầu năm 1959. Năm mươi thành viên đoàn xe được lựa chọn từ các tỉnh sẽ đi đúng lộ trình mà các thành viên đội quân nổi dậy đã đi tới Ha-ba-na. 50 năm qua, Cu-ba phải đương đầu với nhiều thách thức, chống lại các âm mưu thù địch và bảo vệ thành quả cách mạng của mình. Cu-ba hôm nay đã thay đổi rất nhiều. Là một nước đang phát triển nhưng nhiều chỉ số phát triển xã hội của Cu-ba tương đương với các nước phát triển.
7. Đồng ơ-rô sau chặng đường 10 năm lưu hành
Này 1-1-1999 với tư cách đầy đủ của một đồng tiền thực, chung và duy nhất của khối Liên minh châu Âu (EU), đồng euro (ơ-rô) ra đời đánh dấu sự kiện có một không hai trong lịch sử tiền tệ thế giới. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thời kỳ quá độ vì đồng euro mới chỉ được sử dụng trong các giao dịch điện tử và phi tiền mặt. Sau 3 năm quá độ, ngày 1-1-2002, đồng ơ-rô bằng tiền mặt mới bắt đầu đi vào lưu thông. Tới tháng 7-2002, các đồng bản tệ của 11 nước đã vĩnh viễn rút khỏi lưu thông, nhường chỗ hoàn toàn cho duy nhất đồng ơ-rô lưu hành hợp pháp. Đồng ơ-rô là biểu tượng cho sự hội nhập của châu Âu, góp phần tạo nên nền tài chính công và các chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh, là động lực tạo thêm công ăn việc làm cho khu vực này. Trong 10 năm qua, đồng ơ-rô đã góp phần tạo thêm 15 triệu việc làm mới khiến thương mại và du lịch trở nên dễ dàng hơn. Hiện nay, đồng tiền chung châu Âu được sử dụng tại 15 nước với dân số 323 triệu người và tổng GDP trên 4 nghìn tỉ ơ-rô (tương đương với 6,2 nghìn tỉ USD).
8. I-xra-en mở đầu chiến dịch tiến công trên bộ ở Dải Ga-da, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không thỏa thuận được tuyên bố về xung đột Trung Đông
Khai mạc Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X  (05/01/2009)
Thành phố Hồ Chí Minh: Đổi mới giáo dục - yêu cầu cấp bách  (05/01/2009)
Xuất khẩu gạo vượt 4,6 triệu tấn  (05/01/2009)
Cầu truyền hình Tết Kỷ Sửu 2009 dành cho kiều bào  (05/01/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên