Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục
Sức mạnh nội tại và những cải thiện trong cán cân thương mại trong những tháng gần đây đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và giới phân tích kỳ vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế quốc gia.
Nhập siêu giảm
Theo báo cáo mới công bố của Ngân hàng Standard Chartered tại Việt Nam, điểm sáng trong cán cân thương mại thể hiện ở mức thâm hụt trong tháng 6 thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.
Góp phần tạo nên điểm sáng này là việc giảm nhập khẩu thép, nhập khẩu ô-tô nguyên chiếc trong khi giá trị nhập khẩu máy móc, linh kiện và những mặt hàng then chốt nhằm xây dựng năng lực sản xuất thì giữ ở mức ổn định, ngân hàng này cho biết.
Theo Bộ Công Thương, nhập siêu trong tháng6 chỉ còn khoảng 725 triệu USD so với mức nhập siêu tháng 5 là 1,9 tỉ USD; tháng 4 là 3,2 tỉ USD. Nhờ đó, mức thâm hụt thương mại trong sáu tháng qua chỉ ở mức 14,2 tỉ USD.
Lượng nhập siêu giảm trong tháng 6 là do nhập khẩu một số mặt hàng giảm mạnh so với tháng 5, trong đó có phôi thép giảm 75,6% về giá trị; phân bón giảm 46%, Riêng nhập khẩu ô-tô nguyên chiếc trong tháng 6 đã giảm 59% so với bình quân năm tháng đầu năm.
Góp phần đưa nhập siêu giảm còn là do kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm tăng 35,8% đạt 30,6 tỉ USD, Bộ Công Thương cho biết.
Sự hồi phục
“Yếu tố trên tạo nên sức mạnh nội tại cho Việt Nam, nhờ đó, nền kinh tế sẽ sớm hồi phục”, Thành viên Nghị viên Ấn Độ, nguyên Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ Bimal Jalan nói.
Dấu hiệu hồi phục đã xuất hiện khi lo ngại về sự đổ vỡ của thị trường bất động sản giảm dần. Con số thống kê cho thấy tổng dư nợ cho vay bất động sản tính đến đầu tháng 5-2008 là 135.000 tỉ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng, được đánh giá là ở mức an toàn.
Thông tin tích cực về thị trường bất động sản cũng được dấy lên vào trung tuần tháng 7 khi tỷ phú người Israel Issac Tshuva tiết lộ ý định tìm kiếm cơ hội đầu tư một khách sạn 7 sao đầu tiên tại Hà Nội.
Trên thị trường vốn, chỉ số Vn-Index tăng liên tục kể từ đầu tháng 7 sau một thời gian dài giảm dưới 400 điểm, đạt 483.05 điểm ngày 18-7, trong khi đó, lãi suất huy động và cho vay đồng Việt Nam, cũng như tỷ giá mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng đã giảm nhiệt so với thời điểm cách đây 1 tháng.
Hiện tại, với mức dự trữ ngoại hối ròng được công bố là 20,7 tỉ USD, tương đương giá trị của 2,7 tháng nhập khẩu tính theo số liệu của 5 tháng đầu năm 2008, Ngân hàng Standard Chartered tin rằng ít có khả năng xảy ra một đợt mất giá mạnh của tiền đồng.
Tuy nhiên, ngân hàng này cũng cho rằng, những số liệu hiện tại vẫn chưa đủ để bảo đảm tình hình đã ổn định trở lại đặc biệt trong bối cảnh lạm phát trong tháng 6 vẫn gia tăng mặc dù với tốc độ chậm hơn (chỉ tăng 2,2% so với tháng 5).
Công việc phía trước
Theo Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế Khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng Standard Chartered, ông Tai Hui, Việt Nam nên thận trọng khi đánh giá sự biến chuyển của xu hướng lạm phát khi sau đợt giảm tương tự vào tháng 4-2008 là 2,2% so với tháng 3-2008, tỷ lệ lạm phát lại tăng lên mức 3,9% ngay trong tháng 5-2008. “Có lẽ chính sách thắt chặt tiền tệ cần tiếp tục được áp dụng,” ông Tai Hui nói.
“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cần tăng lãi suất cơ bản, để từ đó lãi suất tiền gửi và cho vay cũng tăng theo, cụ thể là tăng cao nhất tới mức 1,5 lần lãi suất cơ bản”, ông Tai Hui nói thêm.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng Việt Nam cần giảm tăng trưởng tín dụng xuống mức 30% trong năm nay từ xấp xỉ 50% năm ngoái.
“Điều quan trọng là phải hạn chế ảnh hưởng xấu của lạm phát đến tăng trưởng và để làm được điều này cần đảm bảo rằng tín dụng phải phục vụ cho xuất khẩu và sản xuất", nguyên giám đốc quốc gia của WB tại Việt Nam Ajay Chhibber nói khi còn đương nhiệm.
Dẫu còn nhiều việc phải làm, nhưng không vì thế mà lòng tin của nhà đầu tư với Việt Nam suy giảm. Theo Tổng cục Thống kê, đầu tư nước ngoài cũng tăng kỷ lục 31,6 tỉ USD trong 6 tháng qua, hơn 3,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng giám đốc Tập đoàn ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á DBS của Xinh-ga-po đã bày tỏ sự tin tưởng khi phát biểu nhân lễ khai trương văn phòng tại Hà Nội rằng tình hình hiện tại chỉ là những khó khăn ngắn hạn và không thể vì những khó khăn nhỏ này mà dừng lại cả một hoạch định chiến lược của mình.
"Chúng tôi nhìn vào nền tảng cơ bản của Việt Nam và không hề lo lắng,” ông Wong nói./.
Sau G.W. Bu-sơ: Nước Mỹ sẽ đi về đâu?  (20/07/2008)
Đà Nẵng phải là động lực của miền Trung  (20/07/2008)
Ba nhiệm vụ trọng tâm phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam  (20/07/2008)
Chống tham nhũng đạt kết quả tích cực  (19/07/2008)
IMF cảnh báo lạm phát tiếp tục tăng cao  (18/07/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên