IMF cảnh báo lạm phát tiếp tục tăng cao
Ngày 17-7, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, và Mỹ trong hai năm 2008, 2009, song cảnh báo điều này không làm giảm "sắc đen" trong bức tranh kinh tế toàn cầu khi nhu cầu hàng hóa của người dân các nước công nghiệp giảm mạnh, tỷ lệ lạm phát tăng cao.
So với dự báo công bố hồi tháng 4, IMF đã điều chỉnh mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2008 lên 4,1% từ 3,7%, và trong năm 2009 tăng thêm 0,1%, lên 3,9%.
Riêng nền kinh tế Mỹ, mức tăng trưởng trong năm 2008 sẽ tăng tới 1,3%, thay vì 0,5% như dự báo tháng tư, và năm 2009 sẽ là 0,8% (từ 0,6%).
Tuy nhiên, IMF cũng cảnh báo tình hình đã phức tạp hơn so với tháng 4 do lạm phát gia tăng "ở mọi nơi".
IMF dự báo tỷ lệ lạm phát năm 2008 ở các nước phát triển sẽ tăng 3,4%, cao hơn mức 2,6% vào tháng 4. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nền kinh tế mới nổi sẽ vào khoảng 9,1% so với dự báo 7,4% trước đó.
Giải thích cho sự điều chỉnh trên, chuyên gia kinh tế hàng đầu của IMF, ông Simon Johnson cho biết cuộc khủng hoảng tài chính cho vay thế chấp của Mỹ kéo dài là yếu tố gây ảnh hưởng lan rộng tới kinh tế thế giới. Trong khi đó, các biện pháp kích thích kinh tế cả gói hoàn trả thuế cho hàng triệu người dân và các công ty nhằm ngăn chặn đà tụt dốc có nguy cơ dẫn tới suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này, đã mang lại kết quả không mong đợi là chi tiêu của người dân Mỹ giảm mạnh.
Điều này cộng với các yếu tố khác như kinh tế thế giới đang trong thời kì khó khăn, nhu cầu hàng hóa của người dân ở các nước tiên tiến giảm mạnh, tỷ lệ lạm phát không ngừng tăng ở nhiều nước, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, đang góp phần đẩy kinh tế toàn cầu bên bờ vực suy thoái.
IMF cho rằng ưu tiên hàng đầu hiện nay là các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra biện pháp kiềm chế lạm phát hữu hiệu, trong khi vẫn tìm cách hạn chế những rủi ro đe dọa sự phát triển kinh tế toàn cầu./.
Thiếu lương thực đẩy lùi tiến bộ xã hội ở nước nghèo  (18/07/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên