Đà Nẵng phải là động lực của miền Trung
Sáng 19-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Từ đầu năm đến nay, trong khó khăn chung của cả nước, Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng hơn 9,3%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15%, kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ tăng 8,4%, thu hút 5.623 tỉ đồng vốn đầu tư phát triển, giải quyết việc làm cho 17,8 vạn người. Công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị; văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh đều có bước tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, sự phát triển của Đà Nẵng còn chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế tăng trưởng khá cao nhưng chưa vững chắc, chưa phát huy được vai trò là thành phố động lực của khu vực miền Trung; sức cạnh tranh thấp, dịch vụ chưa thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển và chưa tận dụng mạnh mẽ các lợi thế của thành phố.
Trong buổi làm việc, Thủ tướng đề nghị Đà Nẵng phối hợp cùng các bộ, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, triển khai tốt các dự án trọng điểm như cầu Thuận Phước, bệnh viện Đa khoa, đường Đà Nẵng - Hội An...; tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, những ngành công nghiệp có công nghệ và giá trị gia tăng cao, hướng mạnh về xuất khẩu, phát huy mạnh lợi thế cảng Đà Nẵng, sân bay quốc tế Đà Nẵng, thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển những ngành nghề ứng dụng công nghệ cao và dịch vụ, du lịch.
Đà Nẵng cần đẩy mạnh xuất khẩu, rà soát lại các công trình đầu tư công cho hợp lý, dồn sức cho những công trình trọng điểm, đang sắp hoàn thành; kiên quyết cắt giảm những công trình hiệu quả thấp, chưa cần thiết, thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài, coi trọng quản lý giá cả, kiểm soát thị trường; tăng cường chăm lo đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động có thu nhập thấp.
Thủ tướng tin tưởng, thành phố Đà Nẵng sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị, đưa Đà Nẵng phát triển nhanh, bền vững, trở thành thành phố có cơ cấu dịch vụ - công nghiệp hiện đại, xứng đáng là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Cũng trong sáng 19-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm công trường xây dựng cầu Thuận Phước, cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam, bắc qua sông Hàn, nối trung tâm thành phố Đà Nẵng với bán đảo Sơn Trà. Cầu Thuận Phước có tổng chiều dài 1.860m, rộng 18m với 4 làn xe, được khởi công vào tháng 1-2003. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ dây võng để xây dựng một cây cầu có khẩu độ nhịp giữa lớn qua vịnh biển.
Thủ tướng yêu cầu các lực lượng thi công cầu đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ, sớm thông tuyến./.
Ba nhiệm vụ trọng tâm phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam  (20/07/2008)
Chống tham nhũng đạt kết quả tích cực  (19/07/2008)
IMF cảnh báo lạm phát tiếp tục tăng cao  (18/07/2008)
Thiếu lương thực đẩy lùi tiến bộ xã hội ở nước nghèo  (18/07/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên