Liên hợp quốc lạc quan về triển vọng giảm đói nghèo ở châu Á - Thái Bình Dương
Trong nghiên cứu mới nhất công bố ngày 19-4, Quỹ quốc tế Liên hợp quốc (LHQ) về phát triển nông nghiệp (IFAD) đã đánh giá khá lạc quan về tiến trình thực hiện Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ về giảm đói nghèo tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
IFAD cho biết trong thập kỷ qua, 350 triệu người ở các nước châu Á - Thái Bình Dương đã thoát khỏi đói nghèo, trong đó khu vực Đông Nam Á dẫn đầu thế giới về giảm số người cùng khổ ở nông thôn. Nghiên cứu của IFAD nhấn mạnh: nông nghiệp là chìa khoá xoá đói nghèo, mang lại sự thịnh vượng cho các nước châu Á - Thái Bình Dương.
Cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 trở nên trầm trọng hơn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009. Tuy nhiên, nền móng cơ cấu được châu Á - Thái Bình Dương thiết lập năm 2008 đã mở ra sự cân bằng lương thực mới của khu vực. Người nông dân các nước châu Á - Thái Bình Dương đã có các giải pháp kinh doanh nông nghiệp khả thi, đảm bảo thị trường lương thực và hiệu quả thể chế hỗ trợ dây chuyền cung cấp lương thực có giá trị cao hơn. Tỷ lệ người nghèo khổ ở nông thôn trong khu vực đã giảm từ 48% xuống 34% trong thập kỷ qua.
Giám đốc IFAD tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông Thô-mát En-hâu (Thomas Elhaut) cho rằng: mặc dù vẫn đứng trước những thách thức lớn như giá lương thực tăng, tác động bất thường của biến đổi khí hậu, nguồn lực tự nhiên hạn chế... nhưng những thay đổi sâu sắc trong thị trường nông nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đã mở ra cho nông dân những cơ hội mới để tăng sản lượng lương thực. Tận dụng các cơ hội này sẽ đảm bảo cung cấp nhu cầu lương thực cho tiến trình đô thị hoá nhanh chóng trong khu vực.
Tuy nhiên, nghiên cứu của IFAD cũng lưu ý rằng Châu Á - Thái Bình Dương vẫn có số người đói nghèo lớn nhất so với các khu vực khác trên thế giới với hơn 680 triệu người hiện vẫn sống trong nghèo khổ. Khu vực này cần tăng đầu tư nông nghiệp thêm 24% để đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm đói nghèo và triển vọng đạt mục tiêu này cũng rất lạc quan.
Nghiên cứu của IFAD đề xuất các chiến lược đầu tư và chính sách nhằm giúp nông dân sản xuất nhỏ xử lý các rủi ro, tiếp cận các thị trường nông nghiệp và các thị trường đang nổi lên. IFAD kêu gọi mỗi nước trong khu vực cần có các chính sách nông nghiệp phù hợp để thúc đẩy phát triển nông thôn, tăng cường an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo./.
Phiên họp thứ 39 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII  (20/04/2011)
Phát huy sức mạnh trí tuệ toàn dân tộc, đổi mới và thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển - Một đòi hỏi bức xúc của đất nước ta  (20/04/2011)
UNCTAD cảnh báo các nguy cơ đe dọa nền kinh tế thế giới  (20/04/2011)
Hội nghị Bộ trưởng Công an, Nội vụ, An ninh 3 nước Việt Nam – Cam-pu-chia – Lào lần thứ nhất  (20/04/2011)
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam với việc triển khai nghị quyết đại hội đảng lần thứ XI về vấn đề phụ nữ  (20/04/2011)
Nhật Bản: NISA lần đầu tiên thừa nhận các thanh nhiên liệu nóng chảy  (20/04/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển