Góp thêm vào quan hệ hữu nghị Việt Nam - Vê-nê-du-ê-la
Tình hữu nghị Việt Nam - Vê-nê-du-ê-la được hình thành và xây đắp qua nhiều thế hệ, từ những năm Việt Nam còn đang tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 18-12-1989. Đến tháng 9-2005, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Ca-ra-cát, và Vê-nê-du-ê-la mở Đại sứ quán tại Hà Nội vào tháng 1-2006.
Quan hệ Việt Nam - Vê-nê-xu-ê-la đang được tiếp tục đẩy mạnh theo hướng mở rộng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế - thương mại trong khuôn khổ đã được xác lập.
Để tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Vê-nê-du-ê-la; góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao du lịch... giữa Việt Nam và Vê-nê-du-ê-la vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, ngày 20-7-2006, Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số 1025/QĐ-BNV cho phép thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Vê-nê-du-ê-la thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Hội đã tổ chức lễ ra mắt nhân dịp Tổng thống Vê-nê-du-ê-la Hu-gô Cha-vet sang thăm chính thức Việt Nam ngày 1-8-2006.
BCH Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Vê-nê-du-ê-la
nhiệm kỳ I và đại biểu tham dự
Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị và phương hướng hoạt động; thông qua Dự thảo Điều lệ Hội; bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Vê-nê-du-ê-la nhiệm kỳ I (2007-2012). GS, TS Vũ Văn Hiền, Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam được bầu là Chủ tịch Hội.
Ngay sau khi tái đắc cử, tháng 12-2006, Tổng thống Hu-gô Cha-vet đã thi hành một loạt biện pháp mang tính cách mạng, chủ trương “xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Vê-nê-du-ê-la; đề cao tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia; tiến hành nhiều biện pháp cải cách chính trị, kinh tế - xã hội.
Kinh tế Vê-nê-du-ê-la tiếp tục đà tăng trưởng cao nhất trong khu vực: 9,6%, so với mức tăng trưởng kinh tế của các nước chủ trương thiên tả như: Ác-hen-ti-na: 8,5%; Bra-xin: 5,8%; Chi-lê: 5,2%; Bô-li-vi-a:6,5%; U-ru-goay: 7,8%. |
Việt - Lào: 45 năm là nghĩa, là tình  (19/07/2007)
Quan hệ Việt Nam - Vê-nê-xu-ê-la  (19/07/2007)
Dự báo, quý III/2007, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10% so với quý II  (18/07/2007)
Dự báo, công nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao  (18/07/2007)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên