Quốc hội thông qua Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm
TCCSĐT - Chiều 19-6, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành (461/464, chiếm 93,51%), Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm đã được Quốc hội thông qua.
Theo đó, Nghị quyết giao Chính phủ thực thi các nhiệm vụ quan trọng và cần thiết nhằm đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, như:
1. Sớm trình Quốc hội xem xét, ban hành Luật An toàn thực phẩm; sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để điều chỉnh toàn diện, đồng bộ và thống nhất các vấn đề về quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm.
2. Xây dựng chiến lược quốc gia bảo đảm chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, và xác định việc bảo đảm chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm là Chương trình mục tiêu quốc gia. Có lộ trình và giải pháp cần thiết để giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm; quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, chợ đầu mối thực phẩm; kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hoá chất trong thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm; quản lý chặt chẽ thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm chức năng và thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm nhập khẩu tiểu ngạch.
3. Kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến cấp huyện và có cộng tác viên cho công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp xã. Củng cố và tăng cường mọi mặt để nâng cao khả năng, hiệu quả hoạt động của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc nâng cấp thành Tổng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế đi đôi với đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động để giúp Bộ Y tế thực hiện có hiệu quả chức năng đầu mối, chủ trì thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm trong phạm vi cả nước.
4. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp chặt chẽ và phân công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các công đoạn sản xuất nguyên liệu, sơ chế, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu và cung ứng thực phẩm; đối với các loại thực phẩm mà sự phân biệt giữa các công đoạn của chuỗi thực phẩm không thật rõ ràng thì cần có quy định cụ thể trách nhiệm giữa các bộ quản lý đối với từng loại thực phẩm. Phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương; kết hợp nguồn lực Trung ương, nguồn lực địa phương và nguồn lực xã hội để bảo đảm tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm./.
Sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2009  (19/06/2009)
Khoảng 5.000 đối tượng ở khu vực nông thôn được tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới  (19/06/2009)
20.000 tỉ đồng cho kích thích tiêu dùng năm 2009  (19/06/2009)
Báo chí nước ta đã có bước phát triển quan trọng và nhiều tiến bộ  (19/06/2009)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 68 (19-6-2009)  (19/06/2009)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay