Bế mạc Hội thảo "Việt Nam - châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững”
Ngày 18-8, Hội thảo "Việt Nam - châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” đã bế mạc tại Hà Nội, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam - châu Phi.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cho biết: trong hai ngày, các đại biểu đã thảo luận sâu rộng, thẳng thắn, thực chất và đạt được sự nhất trí cao trên nhiều nội dung hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Từ việc nhìn lại những ưu, khuyết trong quan hệ hợp tác, đánh giá tiềm năng phát triển và xác định nhu cầu hợp tác chung, đồng thời đưa ra nhiều gợi ý và biện pháp để thúc đẩy hợp tác kinh tế trên cơ sở các bên cùng có lợi, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Hội thảo là cơ sở quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi bước vào giai đoạn mới, phát triển bền vững cả về quy mô và chất lượng.
Phó Thủ tướng nêu rõ, những phát biểu, tham luận và kiến nghị của các đại biểu sẽ hỗ trợ nhiều trong việc hoạch định chính sách đối với châu Phi. Sau Hội thảo, Chính phủ Việt Nam sẽ xây dựng và hoàn thiện một lộ trình tổng thể thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng phát triển với châu Phi trong giai đoạn 10 năm tới. Phó Thủ tướng chia sẻ, để triển khai tốt các lĩnh vực hợp tác, Việt Nam mong muốn các nước châu Phi cùng hợp tác xây dựng và triển khai các khuôn khổ, cơ chế, hiệp định, thỏa thuận pháp lý... nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cả hai bên. Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam cam kết hợp tác lâu dài và bền vững, tạo bước chuyển mạnh, sâu sắc về lượng và chất trong hợp tác với các nước châu Phi, phát huy tối đa các thế mạnh của Việt Nam nhằm phục vụ cho lợi ích chung, xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và châu Phi.
Đại diện các đoàn khách quốc tế phát biểu đều bày tỏ cảm ơn Việt Nam đã tổ chức Hội thảo, tạo cơ hội để hai bên đánh giá kết quả hợp tác thời gian qua và thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước châu Phi với Việt Nam trong thời gian tới. Các đại biểu nhất trí cho rằng, diễn đàn này có chủ đề rất phù hợp, diễn ra đúng thời điểm, nhất là trong bối cảnh hậu khủng hoảng kinh tế thế giới; đánh giá cao tính xây dựng, cởi mở, thẳng thắn trong các phiên họp chuyên đề cũng như tính hiệu quả của các khuyến nghị được đưa ra, coi đó là cơ sở để nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác giữa hai bên trong giai đoạn tiếp theo.
Trong hai ngày diễn ra Hội thảo, ngoài các phiên toàn thể còn có 3 phiên chuyên đề: “An ninh lương thực, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo”; “Hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng và đầu tư” và "Phát triển nguồn nhân lực cho phục hồi và phát triển kinh tế". Hơn 70 tham luận đã được trình bày trong các phiên toàn thể và phiên chuyên đề này. Các đại biểu cũng đã chứng kiến lễ ký Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học công nghệ giữa Việt Nam với Seychelles và Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học công nghệ giữa Việt Nam với Togo. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp của hai nước Burkina Faso và Benin.
Bên lề Hội thảo cũng diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - châu Phi dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam và châu Phi và Triển lãm trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, các đại biểu quốc tế dự Hội thảo cũng tham gia chương trình đi thăm một số cơ sở kinh tế và địa phương của Việt Nam.../.
Việt Nam sẵn sàng mở rộng quan hệ với châu Phi  (18/08/2010)
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam  (18/08/2010)
Việt Nam và Hoa Kỳ đối thoại chính sách quốc phòng  (18/08/2010)
Lực lượng Công an phải phát huy vai trò nòng cốt  (17/08/2010)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay