Mục lục Tạp chí Cộng sản số 810 (4-2010)
TIÊN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI CỦA ĐẢNG
- Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
Trong các ngày từ 22 đến 28-3-2010, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã họp Hội nghị lần thứ 12 để tiếp tục thảo luận nhiều vấn đề quan trọng chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chủ trì, khai mạc và bế mạc Hội nghị.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh - Bước chuẩn bị rất cơ bản, quan trọng về các văn kiện và phương hướng công tác nhân sự cho Đại hội XI của Đảng
Sau một tuần làm việc tích cực, khẩn trương, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã hoàn thành chương trình đề ra. Hội nghị đã tập trung trí tuệ, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, dân chủ, với tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp nhiều ý kiến phong phú, sâu sắc; đánh giá cao việc chuẩn bị, biểu thị sự đồng tình cao đối với các nội dung tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về các dự thảo văn kiện đã trình.
Vũ Văn Ninh - Ngành tài chính với việc ổn định vĩ mô nền kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng, hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội do đại hội X Đề ra
Trong năm cuối của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, Bộ Tài chính đã và đang chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, hạn chế tối đa và kịp thời khắc phục có hiệu quả những mặt tồn tại, yếu kém, phấn đấu thực hiện thắng lợi ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội X đã đề ra. Đồng thời, tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và Chiến lược 10 năm 2011 - 2020 về phát triển kinh tế - xã hội.
Hoàng Tuấn Anh - Xã hội hóa hoạt động văn hóa - Những thành tựu và giải pháp
Thời gian qua, công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa đã thu được những kết quả quan trọng, tiềm năng về nguồn lực to lớn của xã hội bước đầu được phát huy; xã hội hóa khu vực ngoài công lập phát triển với những loại hình và phương thức hoạt động mới, đa dạng, phong phú; khu vực công lập đã có nhiều đổi mới trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa vẫn còn không ít khó khăn, yếu kém. Trong thời gian tới, cần phải tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu, tiếp tục đưa hoạt động xã hội hóa phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
NHÂN KỶ NIỆM 35 NĂM ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975 GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
Phùng Quang Thanh - Đại thắng mùa xuân 1975 - đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam
Cách đây 35 năm, với cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi oanh liệt đó đã tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Lê Hoàng Quân - Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phấn đấu trở thành “đầu tàu” kinh tế của cả nước
Đối với Đảng bộ, quân và dân Kiên Giang, sau 35 năm nhìn lại, những bài học về ý nghĩa của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 vẫn còn nguyên giá trị một dấu son lịch sử và mở ra kỷ nguyên mới đối với Kiên Giang đang cùng cả nước phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, từng bước hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, góp phần xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu.
Trương Quốc Tuấn - Kiên Giang phát huy tinh thần và giá trị lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vào sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh
Đối với Đảng bộ, quân và dân Kiên Giang, sau 35 năm nhìn lại, những bài học về ý nghĩa của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 vẫn còn nguyên giá trị một dấu son lịch sử và mở ra kỷ nguyên mới đối với Kiên Giang đang cùng cả nước phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, từng bước hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, góp phần xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu.
Lê Quang Lạng - Chiến tranh Việt Nam, nhìn từ nước Mỹ
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã trở thành một di sản quan trọng mang "âm hưởng buồn" trong lịch sử nước Mỹ. Giờ đây, hơn một phần ba thế kỷ đã qua, nhưng đối với nước Mỹ, cuộc chiến này vẫn hiện diện không chỉ trong nhiều trang hồi ký của các chính trị gia, các tướng lĩnh hay những cuộc hội thảo, những công trình chuyên khảo của giới nghiên cứu khoa học, mà ngay cả trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Hoa Kỳ. Thực tế đó nói lên tầm vóc trong cuộc đụng đầu giữa Mỹ và nhân dân Việt Nam, đồng thời, cũng thấy được những tác động, ảnh hưởng hết sức sâu rộng của cuộc chiến tranh Việt Nam trong lòng nước Mỹ.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Nguyễn Viết Thảo - V.I. Lê-nin và phép biện chứng trong nhận thức thời đại
Thế giới từ đầu thế kỷ XX đến nay có biết bao sự kiện vừa vĩ đại, vừa mang tính bước ngoặt điển hình hơn bất cứ thời đại nào trước kia. Tổng kết điều này, ở thời điểm hiện tại, là điều không có gì mới mẻ. Nhưng ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, dự báo và khẳng định được sự hình thành một thời đại mới - thời đại bùng nổ cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc, chấm dứt sự độc tôn của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân để loài người bắt đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quả là một điều phi thường, một đóng góp vô giá cho nền văn minh nhân loại. Cống hiến ấy là của V.I. Lê-nin (1870 - 1924), lãnh tụ thiên tài của nhân dân lao động và các dân tộc toàn thế giới.
Nguyễn Đức Độ - Chính sách kinh tế mới của V.I. Lê-nin và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Chính sách kinh tế mới do V.I. Lê-nin khởi xướng ở nước Nga Xô-viết vào những năm 20 thế kỷ XX và sự vận dụng thành công trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã cho thấy ý nghĩa to lớn của chính sách này.
Phạm Minh Chính - Một số vấn đề đang đặt ra trong điều hành chính sách tiền tệ
Suy thoái kinh tế toàn cầu do khủng hoảng 2008 - 2009 khiến các nước trên thế giới phải sử dụng chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ nới lỏng. Nhờ đó, kinh tế thế giới đã tăng trưởng 1,1% năm 2009 và đang bước vào giai đoạn “hậu khủng hoảng”. Tuy nhiên, cho đến nay, các nước vẫn đang đứng trước sự đan xen nhau giữa thời cơ và thách thức, với sự lựa chọn, đánh đổi giữa mục tiêu ổn định vĩ mô (trọng tâm là chống lạm phát) và tăng trưởng kinh tế. Đây là bài toán vĩ mô kinh điển, nhưng giai đoạn “hậu khủng hoảng” là điểm uốn chu kỳ, việc tìm cơ hội bứt phá cho các nền kinh tế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Mai Hải Oanh - Về cải cách thể chế văn hóa
Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Đảng ta khẳng định: nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Để đạt mục tiêu ấy, chúng ta phải tiến hành đổi mới đồng bộ, trong đó vấn đề cải cách thể chế văn hóa có vai trò hết sức quan trọng.
Đặng Cảnh Khanh - Văn hóa nghề và nâng cao văn hóa nghề cho thanh thiếu niên hiện nay
Làm ngành nghề nào trong xã hội, cũng phải có hành vi ứng xử có văn hóa đối với ngành nghề đó. Văn hóa nghề nghiệp là cơ sở cho tính sáng tạo và chủ động của người lao động, tạo ra các giá trị kinh tế - xã hội và đồng thời là cơ sở cho sự sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới. Bài viết dưới đây phân tích một số vấn đề về văn hóa nghề và việc nâng cao nhận thức và hành vi của thanh thiếu niên về văn hóa nghề hiện nay.
Nguyễn Quang Tuấn - Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam
Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển (NC và PT) là một chủ đề lớn, được quan tâm đặc biệt ở nhiều nước trên thế giới. Thông qua phân tích một số giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả NC và PT ở một số nước trên thế giới và đánh giá hiện trạng thương mại hóa kết quả NC và PT ở Việt Nam, bài viết này đề xuất một số giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả NC và PT ở nước ta.
THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM
Lữ Ngọc Cư - Phát triển bền vững với kinh tế xanh làm trụ cột nông nghiệp và sự lựa chọn của tỉnh Đắk Lắk
Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng và Chính phủ lấy nông nghiệp bền vững làm nền móng tăng trưởng cho nền kinh tế sản xuất hàng hóa nông nghiệp trên quy mô lớn, phát triển toàn diện theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với vai trò vùng động lực kinh tế chiến lược của Tây Nguyên, Đắk Lắk lựa chọn mô hình kinh tế xanh - trụ cột nông nghiệp cho quy hoạch phát triển bền vững.
Nguyễn Tấn Hưng - Bình Phước chăm lo công tác cán bộ vùng đồng bào dân tộc
Thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, quán triệt sâu sắc vai trò nguồn nhân lực trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tỉnh Bình Phước đã luôn coi trọng công tác cán bộ nói chung và cán bộ vùng đồng bào dân tộc nói riêng, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nguyễn Cộng Hòa - Phát huy truyền thống, Quân chủng Hải quân tiếp tục góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ Quốc
Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (7-5-1955 - 7-5-2010). Từ khi ra đời đến nay, Hải quân Việt Nam đã viết nên trang sử hào hùng, góp phần vào lịch sử vẻ vang của quân đội và của dân tộc. Giữ vững và phát huy truyền thống ấy trong giai đoạn mới là nhiệm vụ và ước nguyện của cán bộ, chiến sĩ Quân chủng.
Lê Văn Bảnh - Vũ Đình Quân - Sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và vai trò của “4 nhà” vùng đồng bằng sông Cửu Long
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008, của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao năng lực trong sản xuất lúa gạo và liên kết "4 nhà" (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất) nhằm bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống cho nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long một cách bền vững đòi hỏi có những giải pháp căn cơ, đầu tư thích đáng và đồng bộ.
THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Lê Thế Mẫu - Một thập niên nhiều biến động và không ít hy vọng
Năm 2010 không chỉ là mốc thời gian mang ý nghĩa biểu tượng kết thúc một giai đoạn phát triển mười năm trong lịch sử thế giới, mà còn là năm khép lại một thập niên đầy những biến động lớn lao: sụp đổ trật tự thế giới đơn cực, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tồi tệ nhất trong hơn 50 năm qua, sự cạnh tranh và hợp tác giữa các mô hình phát triển, sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi, cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố do Mỹ phát động chưa có dấu hiệu lắng dịu. Tất cả báo hiệu những biến chuyển lớn trong tiến trình phát triển của thế giới trong thập niên tới.
Nguyễn Hoàng Giáp - Chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh toàn cầu hóa
Chủ nghĩa tư bản thực hiện được một bước phát triển thì cũng tạo ra những gì không dung được với chính nó. Từ góc nhìn này, chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa thực sự là "chủ nghĩa tư bản chống chủ nghĩa tư bản", là "chủ nghĩa tư bản hướng tới hậu tư bản, phi tư bản".
Nguyễn An Hà - Liên minh châu Âu năm 2009 và dự báo năm 2010
Năm 2009, với việc phê chuẩn Hiệp ước Li-xbon, Liên minh châu Âu (EU) đã có bước tiến dài trong quá trình liên kết khu vực. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã khiến nền kinh tế của khu vực này lâm vào cảnh suy thoái nặng nề nhất trong lịch sử hình thành và phát triển. Bài viết đề cập tới những nét nổi bật về kinh tế - chính trị của EU trong năm 2009, đồng thời đưa ra một số dự báo xu thế phát triển trong năm 2010.
TÌM HIỂU KHÁI NIỆM
*** Nhóm BRIC
Trên vũ đài quốc tế, từ ngày 16-6-2009 chính thức xuất hiện một lực lượng mới - Nhóm các nền kinh tế đang nổi lên (BRIC). BRIC là tên viết tắt của 4 nước, gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy chỉ có bốn nước thành viên, nhưng BRIC chiếm 26% diện tích lãnh thổ toàn cầu, 42% số dân thế giới; 14,6% GDP toàn cầu, 33% dự trữ ngoại tệ thế giới và 12,8% khối lượng giao dịch thương mại thế giới./.
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 110 (9-4-2010)  (09/04/2010)
Khai mạc trọng thể Hội nghị cấp cao ASEAN-16  (09/04/2010)
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN - 16  (09/04/2010)
Thử thách quan trọng đầu đời của thanh niên các nước  (09/04/2010)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên