Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đối thoại với sinh viên Việt Nam
Để tìm được công việc thích hợp, sinh viên nên tích cực xây dựng, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho công việc cũng như các kỹ năng sống, thái độ tự tin khi đi phỏng vấn… cho chính bản thân mình.
Tối 15-2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành đã tham gia đối thoại trực tiếp với đại biểu sinh viên dự Đại hội đại biểu sinh viên Việt Nam toàn quốc lần thứ VIII.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ vui mừng được trao đổi với sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước về các vấn đề đang được giới sinh viên cả nước quan tâm. Các bạn sinh viên đã tham gia buổi giao lưu trực tiếp với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, trực tiếp vào nhiều vấn đề đang được quan tâm như: Tìm việc làm sau khi ra trường, nâng mức tín dụng cho sinh viên vay để học tập, vì mức vay 800.000 đồng/tháng như hiện nay là quá thấp so với thực tế giá cả thị trường; tăng cơ hội tiếp xúc, thực hành nghề nghiệp thực tế cho sinh viên; hỗ trợ tài liệu học tập cho sinh viên tự nghiên cứu; đào tạo tín chỉ; kinh nghiệm tuyển dụng; thành lập Quỹ hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học…
Vấn đề được nhiều bạn sinh viên quan tâm nhất là việc làm sau khi tốt nghiệp đại học, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: Các bạn sinh viên cần quan tâm sớm đến vấn đề tìm việc làm chứ không chỉ sinh viên năm cuối. Nhà nước có trách nhiệm dự báo nhu cầu đào tạo, nhu cầu của xã hội nhưng thời gian qua chưa có cơ quan nghiên cứu, dự báo năng lực đào tạo nên việc đào tạo chủ yếu là theo khả năng. Hai năm qua, Chính phủ đã dần chuyển từ đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng các chương trình đào tạo theo địa chỉ, hợp đồng. Bộ đã tổ chức 11 hội thảo đào tạo quốc gia, chương trình đào tạo kết hợp với doanh nghiệp để sinh viên sau khi ra trường có việc làm. Phó Thủ tướng đưa ra con số từ cuộc điều tra năm 2005 cho thấy: Hầu hết các sinh viên ra trường sau 1- 2 năm đều tìm được việc làm.
Về vấn đề mức tín dụng cho sinh viên vay, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam Nguyễn Văn Lý cho biết: Vừa qua, có nhiều ý kiến xem xét lại mức cho vay 800.000 đồng/tháng nhưng nhiều Bộ, ngành thống nhất mức cho vay hiện nay là chấp nhận được. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bổ sung: Đến năm 2007, nước ta mới có chương trình cho sinh viên vay tín dụng nhưng đến nay đã có hơn 1,2 triệu sinh viên được vay vốn, trong đó số sinh viên đại học, cao đẳng chiếm hơn 53%. Đó là nỗ lực hết sức cố gắng của Nhà nước. Riêng về vấn đề cho sinh viên vay tiền mua máy tính phục vụ học tập, Ngân hàng chính sách sẽ cho vay vào đầu năm để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phối hợp với một số công ty máy tính sắp cho ra mắt loại máy tính giá rẻ dành cho sinh viên…
Về đề nghị Chính phủ thành lập Quỹ Hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch, Phó Thủ tướng cho biết: Sắp tới Bộ sẽ họp bàn để có một cơ chế phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp cận với nghiên cứu khoa học.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến cũng trả lời: Bộ Khoa học Công nghệ đã thành lập Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ và đi vào họat động từ năm 2008. Quỹ này dành kinh phí cho các bạn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và dành cả cho các nghiên cứu sinh làm nghiên cứu cơ bản. Các bạn sinh viên yêu thích khoa học có thể tham gia quỹ này. Trong thời gian tới, Bộ Khoa học Công nghệ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để phân bổ kinh phí.../.
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 9-2-2009 - 15-2-2009)  (16/02/2009)
Sinh viên Việt Nam rèn đức, luyện tài  (15/02/2009)
Kết quả và bài học kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo ở Thừa Thiên - Huế  (15/02/2009)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm chính thức UAE  (15/02/2009)
Giới thiệu một số chính sách mới  (15/02/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên