Hội nghị toàn quốc về hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Trong hai ngày 11 và 12-9, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ phối hợp tổ chức Hội nghị toàn quốc về hoạt động của Hội đồng Nhân dân (HÐND) và Ủy ban Nhân dân (UBND). Các đồng chí: Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội; Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Chính phủ; Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị.
Dự hội nghị có đồng chí Huỳnh Ðảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương; các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HÐND, UBND và Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Văn phòng Ðoàn đại biểu Quốc hội và HÐND, Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Trong thời gian nhiệm kỳ 2004-2011 của HÐND và UBND các cấp, trong bối cảnh nước ta gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự biến động phức tạp của kinh tế thế giới những năm 2007, 2008; và sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Ðảng, sự hoạt động và giám sát có hiệu quả của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt của Chính phủ và chính quyền các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sự nỗ lực của các ngành, các cấp, của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân và toàn thể đồng chí, đồng bào chúng ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, đưa đất nước từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục ổn định và phát triển.
Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân năm năm ước đạt hơn 7%, là mức tăng trưởng khá cao trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu.
GDP tính theo giá so sánh năm 2010 gấp hai lần so năm 2000; bình quân đầu người theo giá thực tế khoảng 1.160 USD, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 1.050 đến 1.100 USD. Nước ta đã ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp.
Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp trực tiếp và rất quan trọng của hệ thống chính quyền địa phương, của HÐND và UBND các cấp.
Thủ tướng nhấn mạnh, triển khai Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Ðảng và Nghị quyết của Quốc hội, chúng ta đã thực hiện thí điểm không tổ chức HÐND ở huyện, quận, phường tại 10 tỉnh, thành phố. Qua một năm rưỡi thực hiện thí điểm, đã có một số kết quả quan trọng bước đầu. Tại hội nghị này cũng là thời điểm thích hợp để chúng ta cùng đánh giá, thảo luận sâu hơn về những kết quả đã đạt được và những vấn đề tồn tại cần khắc phục cũng như những vấn đề mới nảy sinh để có phương án tổ chức phù hợp hơn trong thời gian tới.
Ðánh giá chung về hoạt động của HÐND các cấp, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, gần bảy năm qua, HÐND trên cả nước đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định đã có những đổi mới nhất định về cơ cấu tổ chức cũng như về phương thức hoạt động, thực hiện ngày càng tốt hơn các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
HÐND là một tổ chức được cử tri trực tiếp bầu ra và được trao cho những chức năng, nhiệm vụ quan trọng. Kết quả hoạt động của HÐND nhiều năm qua đã nói lên thiết chế dân chủ ngày càng thể hiện sự tiến bộ, văn minh trong hệ thống chính trị ở nước ta. Dân chủ ngày càng được mở rộng trong các tầng lớp nhân dân và trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong việc tạo điều kiện và môi trường nhằm phát huy sức dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Chính vì lẽ đó mà hơn 60 năm qua, HÐND ngày càng được củng cố, hoàn thiện và phát huy vai trò là cơ quan đại diện của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Mặc dù vậy, chất lượng hoạt động của HÐND vẫn chưa đồng đều để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ ở cả ba cấp. Trong từng mặt hoạt động cụ thể, có nơi, có lúc vẫn còn thiếu và yếu. Chất lượng của đại biểu và hiệu quả hoạt động của HÐND chưa đạt được như mong muốn của cử tri. Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế, một số bài học kinh nghiệm, đồng thời cũng đánh giá về công tác hướng dẫn, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và mối quan hệ giữa các cơ quan của Quốc hội với HÐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; những nhiệm vụ từ nay đến hết nhiệm kỳ và phương hướng kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của HÐND trong nhiệm kỳ mới (2011-2016).
Sáng qua 12-9, trong ngày làm việc thứ hai, đại diện thường trực HÐND và UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục phát biểu ý kiến, tham luận về tổ chức và hoạt động của HÐND, UBND các cấp. Qua hoạt động thực tiễn ở địa phương, nhiều ý kiến tập trung đánh giá kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HÐND các cấp thông qua các kỳ họp của HÐND; việc quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương; về hoạt động giám sát, hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Nhiều ý kiến cũng đề cập, phân tích, đánh giá về cơ cấu, tổ chức HÐND, mối quan hệ công tác và các điều kiện bảo đảm hoạt động của HÐND. Ðối với UBND, các ý kiến phát biểu, tham luận đã tập trung phân tích, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của UBND theo Hiến pháp, Luật và Quy chế làm việc mẫu của UBND các cấp, về kết quả thực hiện các nhiệm vụ thẩm quyền của cơ quan này trên các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương. Việc thực hiện công tác cải cách hành chính, thực hiện phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó các ý kiến phát biểu, tham luận đều nêu ra nguyên nhân của những mặt đã đạt được, những yếu kém, vướng mắc, tồn tại trong hoạt động của HÐND và UBND các cấp, kiến nghị nhiều giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HÐND, UBND các cấp trong thời gian tới.
Phát biểu ý kiến kết thúc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Kể từ năm 1998 đến nay, chúng ta đã tổ chức bốn lần Hội nghị toàn quốc về tổ chức và hoạt động của HÐND và UBND. Mỗi một lần tổ chức đều có những đặc điểm, có ý nghĩa, mang lại tác dụng thiết thực, tùy tình hình và yêu cầu cụ thể. Hội nghị lần này vượt tầm cao hơn, vì lần này diễn ra vào lúc chúng ta kết thúc thập niên đầu của thế kỷ 21, chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ Ðại hội toàn quốc lần thứ X, tiến hành Ðại hội Ðảng bộ các cấp để tiến tới Ðại hội toàn quốc lần thứ XI của Ðảng, và dự kiến họp vào đầu tháng 1-2011. Chúng ta đang chuẩn bị tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và HÐND các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2011 để tiến hành bầu cử HÐND các cấp cùng một ngày với ngày bầu cử Quốc hội theo quyết định của Quốc hội. Lần này chúng ta đang tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, nhìn lại 25 năm đổi mới. Trên cơ sở đó tiếp tục bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 cho phù hợp thời kỳ mới. Bên cạnh đó, chúng ta lại đang thí điểm một loạt vấn đề, về bầu trực tiếp ở trong Ðảng một số chức danh, một số nơi bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã, thí điểm không tổ chức HÐND quận, huyện, phường ở 10 tỉnh trong cả nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng, Hội nghị đã thống nhất về nhận định, đánh giá những kết quả, thành tựu hoạt động của HÐND và UBND các cấp trong 7 năm qua. Qua đó chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế chủ yếu nhất, tìm ra những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của tình hình thực tế. Trong 7 năm qua, HÐND, UBND các cấp hoạt động gối đầu trong hai nhiệm kỳ Ðại hội lần thứ IX và Ðại hội lần thứ X của Ðảng, hai nhiệm kỳ của QH khóa XI và QH khóa XII trong bối cảnh có rất nhiều hoạt động sôi động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại... Và đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, vị thế đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Ðiều đó khẳng định sự chung sức, chung lòng của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, toàn thể hệ thống chính trị, đặc biệt sự tham gia của hệ thống chính quyền các cấp, trong đó có HÐND, UBND, MTTQ và các đoàn thể nhân dân.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, thực tế vẫn còn những hạn chế, còn những việc hình thức, có những việc chúng ta muốn làm nhưng chưa làm được do vướng cơ chế, vướng về tổ chức bộ máy, về bố trí cán bộ, vướng do luật pháp chưa đồng bộ, do phối hợp chưa hiệu quả. Có những nơi hoạt động chưa đều, chất lượng còn kém, ở cấp xã, huyện còn lúng túng. Các đại biểu tại Hội nghị đã thống nhất phương hướng sắp tới phải tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hiệu lực của HÐND và UBND các cấp trong mối quan hệ với Ủy ban MTTQ Việt Nam. Không vì có những mô hình đang làm thí điểm, còn có những ý kiến khác nhau mà nản lòng, tư tưởng "chợ chiều" cuối nhiệm kỳ, làm việc qua loa. Nếu đã là đại biểu nhân dân là những công bộc của dân, thì dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, càng khó khăn phải càng nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, không nản chí, phân tâm.
Theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian tới, cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tổng kết, tạo sự thống nhất cao. Chúng ta phải tiếp tục nâng cao hơn nữa, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện hơn nữa về vai trò, vị trí của HÐND, UBND các cấp, đặt ra trong yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thật sự của dân, do dân, vì dân. Phải nhận thức sâu sắc hơn nữa điểm mới của Ðại hội toàn quốc lần thứ X của Ðảng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Ðổi mới hệ thống chính trị không phải là đổi mới chế độ chính trị, không phải đổi mới bản chất chế độ của nhân dân, của chính quyền nhân dân. Mà là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị. Ðổi mới kinh tế là trung tâm, xây dựng Ðảng là then chốt và phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Ba chân kiềng đó phải vững để bảo đảm phát triển bền vững. Trong đó phải quán triệt sâu sắc vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và tư tưởng chính quyền của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, tất cả là do dân quyết định. Bài học vô cùng sâu sắc của chúng ta là đại đoàn kết toàn dân tộc.
Về vấn đề thí điểm không tổ chức HÐND quận, huyện, phường tại 10 tỉnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng, đây là vấn đề lớn, rất hệ trọng, rất nhạy cảm, không chỉ liên quan một số luật, nhiều luật, mà đặc biệt còn liên quan Hiến pháp. Vừa qua Trung ương, Bộ Chính trị quyết định làm thí điểm và Quốc hội ra Nghị quyết làm thí điểm trong điều kiện Hiến pháp chưa sửa đổi, để qua đó tổng kết. Và phải tổng kết thật kỹ, từ đó cân nhắc, chọn ra giải pháp tối ưu trong điều kiện cho phép và mang tính khả thi, phải đạt đồng thuận cao, biết lắng nghe, chắt lọc./.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: chuẩn bị tâm thế, tiềm lực chủ động hội nhập sâu và hiệu quả vào nền tài chính thế giới  (13/09/2010)
Hai nhân tố đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu  (13/09/2010)
Thành viên mới của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định  (13/09/2010)
Ðại hội Thi đua yêu nước các tỉnh Phú Yên và các ngành  (12/09/2010)
Nghệ An long trọng kỷ niệm 80 năm Xô-viết Nghệ - Tĩnh  (12/09/2010)
Để ngành cà-phê Việt Nam phát triển bền vững  (12/09/2010)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên