Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào
Đúng 9 giờ sáng 13-4, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thủ đô Viên-chăn, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Chummaly Saynhason.
Cùng đi với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có các đồng chí: Phạm Gia Khiêm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Ngô Văn Dụ, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; Hoàng Bình Quân, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Nguyễn Khắc Nghiên, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam; Tạ Minh Châu, Đại sứ Việt Nam tại CHDCND Lào.
Tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chummaly Saynhason đã chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh với nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Sau lễ đón, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chummaly Saynhason tiến hành hội đàm. Hai nhà lãnh đạo đã thông báo cho nhau tình hình mỗi nước và trao đổi những vấn đề nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện, đặc biệt giữa hai nước cũng như các vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, ý thức tự lực, tự cường, phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi nước trên nguyên tắc hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, đồng thời dành sự ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự hợp tác.
Đây là chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào lần thứ 2 của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, kể từ tháng 10-2006, và diễn ra vào dịp nhân dân đất nước hoa Chăm pa đón Tết cổ truyền dân tộc.
Là hai nước láng giềng gần gũi, nhân dân Việt Nam và Lào đã có mối quan hệ lâu đời, gắn bó trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trong những năm qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước Việt Nam và Lào thường xuyên có các cuộc đi thăm lẫn nhau để đưa quan hệ đặc biệt, tin cậy ngày càng thắt chặt. Trên cơ sở các định hướng lớn đã được các nhà lãnh đạo thoả thuận, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào được củng cố, phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực. Sự hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp của hai nước tiếp tục phát triển sâu sắc, hiệu quả. Mỗi năm Việt Nam tiếp nhận khoảng 650 học sinh Lào và hiện có tới gần 5.000 học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam.
Tính đến nay, Việt Nam có 207 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn trên 2 tỉ USD. Ngược lại, Lào có 8 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 48 triệu USD. Kim ngạch thương mại hai nước tăng hàng năm khoảng 30-40%, trong đó năm 2009 kim ngạch thương mại hai chiều khoảng 450 triệu USD, hai bên đang hướng tới mục tiêu 1 tỉ USD vào năm nay và 2 tỉ USD vào năm 2015.
Chuyến thăm hữu nghị chính thức của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh một lần nữa khẳng định và góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, gắn bó, tin cậy giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào. Đây là minh chứng cho sự ủng hộ của Việt Nam đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Lào. Trong dịp này, lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ tiếp tục trao đổi về một số biện pháp thúc đẩy hiện thực các Thỏa thuận cấp cao giữa hai bên, tăng cường phối hợp giữa Việt Nam với Lào và Cam-pu-chia trong tình hình mới.
Năm nay, Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN, AIPA. Vì thế, chuyến thăm cũng sẽ góp phần quan trọng vào hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực./.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kết thúc tốt đẹp chuyến thăm A-rập Xê-út, đi thăm Cộng hòa Tuy-ni-di  (13/04/2010)
Khai mạc phiên họp thứ 30 Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần thứ 30  (12/04/2010)
Tập trung giải quyết các "điểm nóng" môi trường  (12/04/2010)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển