Hội thảo "Chương trình đối tác công - tư (PPP) giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ"
TCCSĐT - Sáng 12-5, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo "Chương trình đối tác công - tư (PPP) giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ" nhằm chia sẻ quan điểm và trao đổi một cách cụ thể về các định hướng viện trợ của các đối tác phát triển Việt Nam cho chương trình PPP.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71 về thực hiện thí điểm đầu tư theo hình thức "Đối tác công - tư". Đây là một trong những chính sách quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho việc thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân trong việc đầu tư và phát triển kết cầu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đặt kỳ vọng thực hiện thành công chính sách đầu tư theo mô hình "đối tác công - tư", qua đó thu hút không chỉ nguồn vốn mà còn là trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, hiệu quả của khu vực tư nhân đóng góp cho phát triển cơ cấu hạ tầng, dịch vụ công.
Chương trình đối tác công - tư sẽ thu hút được nguồn vốn của khu vực tư nhân trong và ngoài nước cho phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công. Theo đó, vốn của khu vực tư nhân tham gia dự án được huy động theo nguyên tắc không dẫn đến nợ công; tạo nên sự cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam, theo tập quán và thông lệ quốc tế.
Chương trình hành động về PPP sẽ bao gồm tất cả những nội dung cần triển khai như: tăng cường năng lực, xây dựng các hướng dẫn phù hợp trong các giai đoạn triển khai dự án, phát triển các mô hình tài chính hỗ trợ dự án PPP, nâng cao nhận thức để có được sự đồng thuận về việc triển khai PPP. Hy vọng, kết thúc 3-5 năm thực hiện thí điểm, Chính phủ Việt Nam có thể triển khai PPP một cách rộng rãi với những kinh nghiệm, kiến thức học hỏi từ giai đoạn thí điểm cũng như với nền tảng pháp lý cao hơn.
Mục tiêu lớn nhất của chương trình PPP này là tạo lập thị trường thu hút một cách có hiệu quả đầu tư của khu vực tư nhân trong các dự án kết cấu hạ tầng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ước tính sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thị trường này có quy mô thu hút khoảng 70-80 tỉ USD trong 10 năm tới.
Tính đến ngày 11-5-2011, đã có 24 dự án của các Bộ và địa phương đã gửi danh mục đề xuất triển khai theo hình thức PPP; trong đó, có dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa, dự kiến quy mô 126,7 km, 6 làn xe với tổng mức đầu tư là 33.000 tỉ đồng; dự án đường cao tốc Bến Lức- Hiệp Phước, có chiều dài 25 km, 4-6 làn xe với tổng mức đầu tư dự kiến là 15.000 tỉ đồng; dự án nhà máy cấp nước sạch sử dụng nguồn nước mặt sông Hồng, có quy mô 100.000-150.000 m3/ngày đêm, với tổng mức đầu tư dự kiến là 2.000 tỉ đồng./.
Trao tặng Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam”  (12/05/2011)
Liên hợp quốc: Chế độ thương mại toàn cầu phải bảo vệ các nước nghèo  (12/05/2011)
Ô-xtrây-li-a tăng viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam trong tài khóa 2011 – 2012  (12/05/2011)
Liên hợp quốc đề nghị tăng cường bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột  (12/05/2011)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay