Giáo dục Việt Nam: Phát triển vì sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu và đầy đủ
Hiện nay, cải cách giáo dục đang là một xu thế mang tính toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông và bước chuyển sang kinh tế tri thức, đang đòi hỏi các quốc gia phải đổi mới hệ thống giáo dục của mình, nhằm bảo đảm sự thành công trong hội nhập, cạnh tranh và phát triển.
Với Việt Nam, khi hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu thì yêu cầu đổi mới giáo dục một cách cơ bản và toàn diện càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5-2-2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững yêu cầu: Khẩn trương xây dựng đề án tổng thể cải cách giáo dục - đào tạo nghề, từ nội dung, chương trình đến phương pháp dạy và học, chế độ thi cử; chú trọng đào tạo ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế, kiến thức và kỹ năng hành chính; đào tạo và đào tạo lại giáo viên đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có chất lượng cao.
Với mong muốn góp phần chuẩn bị cho cuộc cải cách giáo dục, ngày 10-4-2008, tại Hà Nội, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã tổ chức Hội thảo với chủ đề: Giáo dục Việt Nam: Phát triển vì sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và đầy đủ.
Đây là cuộc hội thảo lần thứ tư. Ba cuộc Hội thảo trước với 30 báo cáo và trên 50 ý kiến của các chuyên gia đã tập trung thảo luận về 5 nhóm vấn đề: Thực trạng và nguyên nhân; Thuận lợi, khó khăn và yêu cầu đối với giáo dục; Kinh nghiệm của quốc tế; Kiến nghị về cải cách giáo dục; Kiến nghị về một số việc cần làm ngay nhằm chuẩn bị cho cuộc cải cách giáo dục sắp tới.
Hội thảo lần này thu hút được sự quan tâm của đông đảo đại biểu, đại diện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện các sở, ban, ngành, các nhà báo, nhà giáo, các chuyên gia giáo dục, những người quan tâm đến nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ nhiệm Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã chủ trì Hội thảo.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về 3 lĩnh vực quan trọng trong giáo dục của Việt Nam hiện nay là: giáo dục phổ thông; giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Các vấn đề: quản lý giáo dục, những giải pháp chủ yếu cơ bản để phát triển giáo dục; yêu cầu điều chỉnh các cơ sở pháp lý nhằm cải cách giáo dục; và đổi mới quản lý giáo dục, cũng thu hút được sự quan tâm của các đại biểu.
Hội thảo sẽ kết thúc vào ngày mai, 11-4-2008. Tạp chí Cộng sản Điện tử sẽ chuyển đến bạn đọc những thông tin quan trọng về 4 cuộc hội thảo này.
Hội nghị cấp cao NATO: kết quả không như Mỹ mong đợi  (10/04/2008)
Kinh tế Đông Á: thành tựu và triển vọng  (10/04/2008)
Du lịch Khánh Hòa trong chiến lược kinh tế biển và phát triển kinh tế - xã hội địa phương  (10/04/2008)
Xây dựng chính quyền xã vùng đồng bào dân tộc tây Nguyên vững mạnh  (10/04/2008)
Lại bàn về cải cách hành chính  (10/04/2008)
Lại bàn về cải cách hành chính  (10/04/2008)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên